Đề xuất nâng mức bảo hiểm tiền gửi lên gấp 4 lần
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đã đề xuất nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi lên 200 triệu đồng
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) đã đề xuất nâng hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi lên 200 triệu đồng, thay vì 50 triệu đồng như hiện nay.
Về đề xuất này - nằm trong gói giải pháp tài chính mà DIV vừa đề xuất với Chính phủ, ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc DIV, nói:
- Hạn mức 200 triệu đồng mà chúng tôi nghiên cứu và trình ra Chính phủ trong gói giải pháp tài chính dựa trên 4 căn cứ:
Thứ nhất, theo kinh nghiệm quốc tế, hạn mức bảo hiểm tiền gửi được nâng lên hay hạ xuống phụ thuộc vào tình hình kinh tế và hệ thống tài chính - ngân hàng.
Ở Việt Nam, để kích thích nền kinh tế, đảm bảo anh sinh xã hội, chúng tôi đề xuất với Chính phủ là trong giai đoạn Việt Nam chịu tác động xấu của thị trường tài chính quốc tế có thể nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 200 triệu đồng.
Thứ hai, tùy thuộc vào GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia mà hạn mức bảo hiểm tiền gửi có thể là 3, 4 hay 5 lần GDP bình quân đầu người.
Căn cứ thứ ba là số lượng người gửi tiền. Căn cứ thứ tư là năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và chính sách của Chính phủ về hoạt động này.
Như vậy cũng có thể hiểu là hạn mức bảo hiểm tiền gửi 50 triệu đồng như hiện nay không còn phù hợp nữa?
Từ năm 2008 trở về trước, với mức bảo hiểm tiền gửi là 50 triệu đồng đã đạt được mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho hơn 90% số người gửi tiền. Số còn lại là những người có số dư tiền gửi rất cao nhưng chiếm tỷ lệ thấp.
Tuy nhiên, quan điểm của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là hạn chế sử dụng ngân sách để chi cho sự đổ vỡ hoặc quản lý yếu kém của các ngân hàng, đồng thời đưa ra cơ chế bảo hiểm tiền gửi để vẫn đảm bảo tốt quyền lợi của dân và trong chừng mực nhất định, kể cả khi xảy ra khủng hoảng thì Nhà nước luôn đứng đằng sau để đáp ứng cho việc bảo vệ người dân một cách tốt nhất.
Liên quan tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo ông vì sao một loạt hệ thống ngân hàng của Mỹ bị đổ vỡ mà người dân vẫn không bị xáo trộn?
Như chúng ta đã thấy, năm 2008 đã chứng kiến trung tâm chấn động của hệ thống tài chính, đó là Mỹ với việc đổ vỡ của hệ thống ngân hàng: ngân hàng đầu tư, sau đó lan sang các ngân hàng thương mại và ngân hàng thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, vì sao sự đổ vỡ lớn như vậy và ảnh hưởng sâu rộng như vậy mà không thấy tình trạng rút tiền hàng loạt? Chúng tôi đã có những nghiên cứu thường xuyên, nắm tình hình hàng ngày, đồng thời cũng tổ chức nhóm nghiên cứu sang học tập kinh nghiệm tại Mỹ và các quốc gia khác.
Qua đó, có thể thấy rằng, do có một cơ chế chính sách tài chính tốt và tổ chức bảo hiểm tiền gửi của Mỹ hành động rất kịp thời khi nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ 100.000 USD lên 250.000 USD.
Chính việc nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi này là điều kiện để Chính phủ và Quốc hội Mỹ thông qua gói giải pháp 700 tỷ USD giải cứu thị trường.
Bên cạnh đó, người gửi tiền ở Mỹ còn thấy được những giải pháp khác mà bảo hiểm tiền gửi Mỹ đã làm như: cùng với Bộ Tài chính đứng ra bảo lãnh với số tiền 400 tỷ USD cho các giao dịch liên ngân hàng nhưng không có tài sản đảm bảo; đồng thời, tất cả các quyền lợi của người dân, kể cả tại các ngân hàng bị đổ vỡ được bảo hiểm tiền gửi Mỹ thực hiện thông qua các chính sách hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng mạnh mua lại ngân hàng yếu kém hoặc đổ vỡ.
Từ thực tế đó, nhìn vào Việt Nam ông thấy thế nào?
Điều rất quan trọng khi giải quyết một cuộc khủng hoảng đó là niềm tin của người dân. Về cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi, mặc dù chưa có luật nhưng với những quy định của Nghị định 89, 109 và tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã hoạt động tương đối lâu - 9 năm - đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.
Trong suốt 9 năm qua, chúng tôi đã bảo vệ tốt người gửi tiền, không có người dân nào khiếu nại về quyền lợi của mình. Năng lực tài chính của DIV cũng đã được nâng lên...
Tuy nhiên, những khó khăn đối với chúng tôi đó là sự không đồng bộ giữa các cơ sở pháp luật. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã chủ động dự kiến những tình huống khác nhau với những giải pháp tương ứng.
Về đề xuất này - nằm trong gói giải pháp tài chính mà DIV vừa đề xuất với Chính phủ, ông Bùi Khắc Sơn, Tổng giám đốc DIV, nói:
- Hạn mức 200 triệu đồng mà chúng tôi nghiên cứu và trình ra Chính phủ trong gói giải pháp tài chính dựa trên 4 căn cứ:
Thứ nhất, theo kinh nghiệm quốc tế, hạn mức bảo hiểm tiền gửi được nâng lên hay hạ xuống phụ thuộc vào tình hình kinh tế và hệ thống tài chính - ngân hàng.
Ở Việt Nam, để kích thích nền kinh tế, đảm bảo anh sinh xã hội, chúng tôi đề xuất với Chính phủ là trong giai đoạn Việt Nam chịu tác động xấu của thị trường tài chính quốc tế có thể nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên 200 triệu đồng.
Thứ hai, tùy thuộc vào GDP bình quân đầu người của mỗi quốc gia mà hạn mức bảo hiểm tiền gửi có thể là 3, 4 hay 5 lần GDP bình quân đầu người.
Căn cứ thứ ba là số lượng người gửi tiền. Căn cứ thứ tư là năng lực tài chính của tổ chức bảo hiểm tiền gửi và chính sách của Chính phủ về hoạt động này.
Như vậy cũng có thể hiểu là hạn mức bảo hiểm tiền gửi 50 triệu đồng như hiện nay không còn phù hợp nữa?
Từ năm 2008 trở về trước, với mức bảo hiểm tiền gửi là 50 triệu đồng đã đạt được mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho hơn 90% số người gửi tiền. Số còn lại là những người có số dư tiền gửi rất cao nhưng chiếm tỷ lệ thấp.
Tuy nhiên, quan điểm của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường là hạn chế sử dụng ngân sách để chi cho sự đổ vỡ hoặc quản lý yếu kém của các ngân hàng, đồng thời đưa ra cơ chế bảo hiểm tiền gửi để vẫn đảm bảo tốt quyền lợi của dân và trong chừng mực nhất định, kể cả khi xảy ra khủng hoảng thì Nhà nước luôn đứng đằng sau để đáp ứng cho việc bảo vệ người dân một cách tốt nhất.
Liên quan tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo ông vì sao một loạt hệ thống ngân hàng của Mỹ bị đổ vỡ mà người dân vẫn không bị xáo trộn?
Như chúng ta đã thấy, năm 2008 đã chứng kiến trung tâm chấn động của hệ thống tài chính, đó là Mỹ với việc đổ vỡ của hệ thống ngân hàng: ngân hàng đầu tư, sau đó lan sang các ngân hàng thương mại và ngân hàng thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, vì sao sự đổ vỡ lớn như vậy và ảnh hưởng sâu rộng như vậy mà không thấy tình trạng rút tiền hàng loạt? Chúng tôi đã có những nghiên cứu thường xuyên, nắm tình hình hàng ngày, đồng thời cũng tổ chức nhóm nghiên cứu sang học tập kinh nghiệm tại Mỹ và các quốc gia khác.
Qua đó, có thể thấy rằng, do có một cơ chế chính sách tài chính tốt và tổ chức bảo hiểm tiền gửi của Mỹ hành động rất kịp thời khi nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ 100.000 USD lên 250.000 USD.
Chính việc nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi này là điều kiện để Chính phủ và Quốc hội Mỹ thông qua gói giải pháp 700 tỷ USD giải cứu thị trường.
Bên cạnh đó, người gửi tiền ở Mỹ còn thấy được những giải pháp khác mà bảo hiểm tiền gửi Mỹ đã làm như: cùng với Bộ Tài chính đứng ra bảo lãnh với số tiền 400 tỷ USD cho các giao dịch liên ngân hàng nhưng không có tài sản đảm bảo; đồng thời, tất cả các quyền lợi của người dân, kể cả tại các ngân hàng bị đổ vỡ được bảo hiểm tiền gửi Mỹ thực hiện thông qua các chính sách hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng mạnh mua lại ngân hàng yếu kém hoặc đổ vỡ.
Từ thực tế đó, nhìn vào Việt Nam ông thấy thế nào?
Điều rất quan trọng khi giải quyết một cuộc khủng hoảng đó là niềm tin của người dân. Về cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi, mặc dù chưa có luật nhưng với những quy định của Nghị định 89, 109 và tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã hoạt động tương đối lâu - 9 năm - đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm.
Trong suốt 9 năm qua, chúng tôi đã bảo vệ tốt người gửi tiền, không có người dân nào khiếu nại về quyền lợi của mình. Năng lực tài chính của DIV cũng đã được nâng lên...
Tuy nhiên, những khó khăn đối với chúng tôi đó là sự không đồng bộ giữa các cơ sở pháp luật. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi đã chủ động dự kiến những tình huống khác nhau với những giải pháp tương ứng.