Del Vecchio, tỷ phú được mệnh danh “Vua kính Italia”
Ngành thời trang Italia không thể thiếu những chiếc kính, và thị trường kính cao cấp không thể thiếu mắt kính Luxottica
Ngành thời trang Italia không thể thiếu những chiếc kính, và thị trường kính cao cấp của vương quốc thời trang này không thể thiếu mắt kính Luxottica.
Người thợ đầu tiên làm nên những chiếc kính này là Leonardo Del Vecchio. Cuộc đời ông ngỡ như một câu chuyện cổ tích về giấc mơ của một cậu bé cô nhi viện, giấc mơ thoát nghèo và hiện thực lại là sự giàu có hạng tỷ phú cùng thương hiệu “Vua kính Italia”.
Đứng thứ 71 trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn, Del Vecchio đã xây dựng đế chế kính mắt Luxottica của mình từ những mảnh ghép không trọn vẹn của cuộc đời mình.
Bắt đầu từ năm 1961 với một nhà máy chỉ có một phòng và 12 công nhân. Ngày nay, thương hiệu Luxottica của Del Vecchip đã có đến 35.000 nhân viên trên khắp thế giới và sản xuất gần 100.000 đôi mắt kính một ngày.
Từ con số không và những tháng năm nhọc nhằn
Những thành công của ông chủ 73 tuổi này là kết quả của một quá trình vật lộn với cuộc sống từ khi còn trong bụng mẹ. Sinh ra trong một gia đình bần cùng ở thành phố Milan (Italia), Del Vecchio đã mất đi người cha ngay từ khi ông mới được 4 tháng tuổi trong bụng mẹ.
Có gia đình mà cũng như không, Del Vecchio đã phải sống trong cô nhi viện đến 7 năm từ khi lọt lòng mẹ. Quãng thời gian trong cô nhi viện Martinitti ở thành phố Milan đã dạy cho cậu bé Del Vecchio tính tự lập cùng khả năng tìm tòi, sáng tạo để tự làm những thứ mình thích. Khéo tay, viết chữ đẹp, chăm chỉ làm việc và biết nghe lời, Del Vecchio được các sơ rất quý mến.
Del Vecchio bắt đầu làm việc năm 14 tuổi và không bao giờ ngừng làm việc. Đến nay, ông vẫn làm việc 14 tiếng một ngày cho dù đang ở trụ sở của Luxottica tại Agordo hay ở bất cứ một văn phòng chi nhánh nào của công ty mình.
Rời cô nhi viện trở về nhà, hoàn cảnh gia đình vẫn khó khăn như trước, Leonardo làm đủ mọi việc để phụ mẹ. Leonardo được nhận vào làm tại một xưởng sản xuất phụ tùng ô tô và gọng kính.
Công việc tại xưởng khá nặng nhọc đối với một cậu bé 14 tuổi, nhưng phải đương đầu với cuộc sống, phải kiếm tiền là động lực giúp cậu chiến thắng những vết trầy xước trên tay do những lần sơ ý bị dao mài kính cắt phải, và đôi chân tê cứng vì phải đứng làm việc đến hơn 14 tiếng mỗi ngày.
Cũng từ xưởng này, cậu bé Leonardo được phát hiện là có đôi tay vàng và một đầu óc nhanh nhạy, tinh tế. Chủ xưởng nhận ra điều đó và quyết định cho cậu chỉ làm ở xưởng sản xuất khung kính đồng thời cử cậu đi học vẽ và khắc tại trung tâm đào tạo nghề của thành phố. Chẳng bao lâu sau, khi mới 17 tuổi, Leonardo đã trở thành xưởng trưởng quản lý hơn 20 thợ.
Lập gia đình khi mới 21 tuổi, Leonardo tiếp tục cuộc sống vất vả tưởng như không nhìn thấy mặt trời của mình. Cậu thanh niên Leonardo phải làm việc đến 20 tiếng một ngày để kiếm đủ tiền nuôi vợ và hai con thơ. Ban ngày đi làm lĩnh lương, ban đêm ông làm thêm bất cứ việc gì để có thêm thu nhập cho gia đình.
Ý nghĩ tiếp tục thôi thúc trong đầu Leonardo là phải vượt ra khỏi khung kính của xưởng thợ, phải làm được chiếc kính của riêng mình. Leonardo quyết định chuyển gia đình đến thành phố Agordo, quê hương của nghề làm kính với 90% thị phần.
Tuy nhiên, gọng kính màu vàng ở đây chế tạo bằng chất xenlulo vừa đơn điệu, vừa không bền lại rất nguy hiểm vì đây là chất liệu dễ cháy. Nhiều người đã thử nghĩ đến việc dùng kim loại để làm gọng kính, nhưng lại không bán được vì mẫu mã vẫn còn quá thô kệch.
Cũng trong thời gian đó, rất nhiều nghệ sĩ rock&roll từ Mỹ đến Italia biểu diễn. Họ mặc quần jeans, những chiếc áo chim cò. Và cả khi biển vào mùa hè, hàng ngàn người ra biển tắm, cưỡi mô tô nước và đeo kính râm. Một ý tưởng lóe lên trong suy nghĩ của Leonardo, kính không đơn thuần chỉ để bảo vệ mắt mà còn là mode, là thể hiện gu thời trang của từng người.
Với số vốn nho nhỏ sau những năm lao động cực nhọc, Leonardo bắt đầu mở xưởng sản xuất kính tại nhà. Lần đầu tiên lao vào công việc mới mẻ này, cả gia đình cùng nhau phụ giúp ông.
Leonardo kể: “Trong những năm 60-70, khi làm những đôi mắt kính, tôi đã khắc bằng tay những hoa văn bằng nhôm mà người ta quen thấy trên những gọng kính thời bấy giờ!”. Vợ ông tô màu từng gọng kính một, con ông dán những băng dính lên các phần gọng mà khách hàng muốn giữ lại màu sắc tự nhiên. Cứ như thế Luxottica cho ra đời những sản phẩm của chính mình.
Từ xưởng sản xuất gia đình, ông thuê thêm 14 thợ và kêu gọi hỗ trợ tài chính từ những tổ chức xúc tiến kinh tế trong nước. Và thương hiệu Luxottica cùng dây chuyền sản xuất kính công nghiệp được manh nha từ đó. Bước đầu tiên chinh phục thị trường, Leo cho sản xuất hàng loạt kính râm gọng to, che khuất nửa gương mặt. Ngay cả khi chiều buông, tại các bãi biển người ta cũng đeo kính để tham gia vũ hội. Kính dường như đã là “một phần không thể thiếu của cuộc sống”.
Trước đây, phần lớn các cơ sở đều sản xuất theo công đoạn: một xưởng chuyên sản xuất gọng kính, một xưởng chuyên sản xuất càng kính, xưởng thứ ba là mắt kính và cuối cùng là xưởng lắp kính. Có nhà sản xuất chuyên về gọng kính nhựa, người khác lại gọng kính sắt. Như vậy để chiếc kính ra đến thị trường là rất khó khăn và rất chậm, chứ chưa nói đến bộ sưu tập các kiểu kính.
Leonardo nhận ra điểm yếu này và quyết định thành lập nhà máy riêng của mình. Đó không phải là kính nữa mà là nghệ thuật, phù hợp với từng bộ váy áo, complet, thậm chí đến cả giày dép, túi xách... Sau khi chuẩn bị cả một thời gian dài, vào năm 1961 tại thành phố Agordo, Leonardo Del Vecchio khai trương hãng Luxottica. Nói cách khác, nhà doanh nhân trẻ đã sẵn sàng cho việc chinh phục các đỉnh cao trong sản xuất kính.
Đến thương hiệu “Số một trong công nghiệp mắt kính”
Được mệnh danh là người Italia số 1 trong công nghiệp mắt kính, Leonardo Del Vecchio giờ đây phải đóng thuế nhiều hơn cả các trùm tư bản ở Italia là Benlusconi và Agnelli.
Năm 1971, lần đầu tiên Leonardo del Vecchio tham dự Hội chợ Milan. Lúc này mắt kính của ông đã có chỗ đứng trên thị trường. Leonardo mua lại tất cả các cổ phần của những người hợp tác với mình và bắt đầu liên doanh với một nhà máy ở Mantone. Đây là bước nhảy vọt của Luxottica. “Sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn mới về kiểu dáng, giá cả rất hấp dẫn và chỉ do một nhà sản xuất làm ra” - Leonardo nhớ lại. Và từ đó xuất hiện “hệ thống liên kết dọc - một hãng chế tạo và sản xuất nhiều loại kính” rất phổ biến trong sản xuất kính ngày nay.
Đến những năm 80, mắt kính Luxottica đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường trong nước. Năm 1981, Leonardo mua lại xí nghiệp Ster Oflex và thiết lập mối quan hệ buôn bán đầu tiên ở Muniel thuộc Cộng hòa liên bang Đức.
Năm 1982, ông mua tiếp 50% cổ phần của tập đoàn kính Avantgande Ones ở New York (Mỹ). Một năm sau, Luxottica mở chi nhánh tại Espana 5A ở Barcelona (Tây Ban Nha) và dần lấn bước sang các thị trường rộng lớn khác như Anh, Pháp, Canada, Thụy Điển.
Đến thập kỷ 1990, Leonardo tiếp tục đầu tư vào các thị trường Nhật, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hy Lạp và bước chân đến thị trường chứng khoán phố Wall của nước Mỹ. Luxottica là công ty duy nhất trên thế giới có mặt ở thị trường chứng khoán nước ngoài, mà niêm yết tại thị trường chứng khoán của nước mình. Cũng trong năm 1991, ông đứng đầu trong danh sách những doanh nhân thành đạt nhất Italia do Nhật báo II Messagero bình chọn.
Luxottica đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 55 của mình vào năm 1991 bằng sự kiện trở thành thương hiệu kính số 1 thế giới xét về doanh số bán hàng, các kênh phân phối và kiểu dáng được ưa chuộng nhất.
Leonardo hầu như không có thời gian rảnh, ông rất ít khi đến các bữa tiệc, không muốn vui chơi và hoàn toàn trốn tránh chính trị. Nếu không có mặt ở New York, Stockholm, Tokyo hay các văn phòng làm việc, chắc chắn Leonardo đang miệt mài làm việc trong xưởng sản xuất ở Agordo. Đó là một tòa nhà lớn đầy kính nằm ở giữa, dưới tầng trệt những công nhân mặc áo xanh da trời đang sản xuất kính, trên tầng 2, Leonardo vừa vẽ kiểu, vừa sản xuất, vừa bán sản phẩm của mình.
Khi được hỏi về bí quyết thành công, vua mắt kính nói: “Tôi không có điều gì bí mật. Tôi làm việc, luôn tái đầu tư và định hướng trong công nghiệp hóa. Để thắng cuộc tôi luôn soạn chương trình cẩn thận cho các mục tiêu của mình".
Đến năm 1995, hãng sản xuất 70 ngàn chiếc kính/ngày và 15 triệu chiếc/năm. Chính Leonardo là người mẫu mực cho các công nhân của mình, ông làm việc 14 tiếng một ngày, hầu như không nghỉ, ngoại trừ một tháng hè nghỉ ngơi ở nước Pháp.
Bước sang năm 1999, Luxottica nâng mức sản xuất lên 81 ngàn chiếc kính/ngày và phân định rõ ràng các dòng kính. Trước hết là các thương hiệu của hãng như Luxottica, SferoFlex, Vogue, Persol, T3. Sau đó là thương hiệu nhượng quyền gồm Armani, Saint Laurent, Genny, Brooks Brothers, Anne Klein, Ferragamo.
Cũng từ thập niên 1990, Leonardo đã bắt đầu nhìn nhận Mỹ như thị trường lớn nhất cần thâm nhập. Năm 1995, Luxottica mở “cuộc tấn công” vào đây bằng cách mua lại US Shoe Corporation, đơn vị nắm giữ gần 900 cửa hàng bán kính thuộc LensCrafters trên khắp nước Mỹ. LensCrafters cũng là nơi đầu tiên trên thế giới nhận đặt kính và giao hàng trong đúng 1 giờ đồng hồ.
Thương hiệu lớn nhất của Luxottica là Ray-Ban. Đây là thương hiệu mà Tổng thống Pháp - Nicolas Sarkozy hay ca sĩ lừng danh Ringo Starr yêu thích. Vào năm 1999, ông mua thương hiệu Ray-Ban từ Bausch & Lomb – một hãng sản xuất kính đang gặp khủng hoảng. Sau đó Leonardo cải tiến, đưa thêm nhiều chi tiết, thay đổi kiểu dáng kính Ray-Ban, biến nó thành sản phẩm thuộc hàng cao cấp, sang trọng.
Với chiến lược bành trướng rất bài bản, doanh thu trong năm 2001 của Luxottica tăng 24%, đạt 290 triệu USD với doanh số bán hàng lên đến 2,8 tỷ USD, nhờ đó, CP của Luxottica trên thị trường chứng khoán New York tăng giá 18,7% vượt xa bước tiến 10,2% của cả thị trường.
Tính đến nay, Leonardo nắm giữ 13 thương hiệu luxury nhượng quyền và 7 thương hiệu của riêng mình. Chỉ có Tập đoàn Safilo của Italia vượt Luxottica về mặt này. Nhưng về lợi nhuận ròng thì Luxottica là vô địch.
Riêng năm 2007, doanh số kính của Leonardo bán ra đạt 5 tỉ USD, trong đó 2/3 thu được từ bán lẻ với 5.627 cửa hàng bán kính khắp thế giới và 52.000 quầy bán kính trong các siêu thị.
Năm 2008, Luxottica mua lại hãng Oakley tại Mỹ để đầu tư công nghệ cao của hãng này vào sản xuất kính. Theo kế hoạch, năm 2009 doanh số bán hàng của Luxottica sẽ tăng 27% so với năm 2007.
Người thợ đầu tiên làm nên những chiếc kính này là Leonardo Del Vecchio. Cuộc đời ông ngỡ như một câu chuyện cổ tích về giấc mơ của một cậu bé cô nhi viện, giấc mơ thoát nghèo và hiện thực lại là sự giàu có hạng tỷ phú cùng thương hiệu “Vua kính Italia”.
Đứng thứ 71 trong danh sách những người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn, Del Vecchio đã xây dựng đế chế kính mắt Luxottica của mình từ những mảnh ghép không trọn vẹn của cuộc đời mình.
Bắt đầu từ năm 1961 với một nhà máy chỉ có một phòng và 12 công nhân. Ngày nay, thương hiệu Luxottica của Del Vecchip đã có đến 35.000 nhân viên trên khắp thế giới và sản xuất gần 100.000 đôi mắt kính một ngày.
Từ con số không và những tháng năm nhọc nhằn
Những thành công của ông chủ 73 tuổi này là kết quả của một quá trình vật lộn với cuộc sống từ khi còn trong bụng mẹ. Sinh ra trong một gia đình bần cùng ở thành phố Milan (Italia), Del Vecchio đã mất đi người cha ngay từ khi ông mới được 4 tháng tuổi trong bụng mẹ.
Có gia đình mà cũng như không, Del Vecchio đã phải sống trong cô nhi viện đến 7 năm từ khi lọt lòng mẹ. Quãng thời gian trong cô nhi viện Martinitti ở thành phố Milan đã dạy cho cậu bé Del Vecchio tính tự lập cùng khả năng tìm tòi, sáng tạo để tự làm những thứ mình thích. Khéo tay, viết chữ đẹp, chăm chỉ làm việc và biết nghe lời, Del Vecchio được các sơ rất quý mến.
Del Vecchio bắt đầu làm việc năm 14 tuổi và không bao giờ ngừng làm việc. Đến nay, ông vẫn làm việc 14 tiếng một ngày cho dù đang ở trụ sở của Luxottica tại Agordo hay ở bất cứ một văn phòng chi nhánh nào của công ty mình.
Rời cô nhi viện trở về nhà, hoàn cảnh gia đình vẫn khó khăn như trước, Leonardo làm đủ mọi việc để phụ mẹ. Leonardo được nhận vào làm tại một xưởng sản xuất phụ tùng ô tô và gọng kính.
Công việc tại xưởng khá nặng nhọc đối với một cậu bé 14 tuổi, nhưng phải đương đầu với cuộc sống, phải kiếm tiền là động lực giúp cậu chiến thắng những vết trầy xước trên tay do những lần sơ ý bị dao mài kính cắt phải, và đôi chân tê cứng vì phải đứng làm việc đến hơn 14 tiếng mỗi ngày.
Cũng từ xưởng này, cậu bé Leonardo được phát hiện là có đôi tay vàng và một đầu óc nhanh nhạy, tinh tế. Chủ xưởng nhận ra điều đó và quyết định cho cậu chỉ làm ở xưởng sản xuất khung kính đồng thời cử cậu đi học vẽ và khắc tại trung tâm đào tạo nghề của thành phố. Chẳng bao lâu sau, khi mới 17 tuổi, Leonardo đã trở thành xưởng trưởng quản lý hơn 20 thợ.
Lập gia đình khi mới 21 tuổi, Leonardo tiếp tục cuộc sống vất vả tưởng như không nhìn thấy mặt trời của mình. Cậu thanh niên Leonardo phải làm việc đến 20 tiếng một ngày để kiếm đủ tiền nuôi vợ và hai con thơ. Ban ngày đi làm lĩnh lương, ban đêm ông làm thêm bất cứ việc gì để có thêm thu nhập cho gia đình.
Ý nghĩ tiếp tục thôi thúc trong đầu Leonardo là phải vượt ra khỏi khung kính của xưởng thợ, phải làm được chiếc kính của riêng mình. Leonardo quyết định chuyển gia đình đến thành phố Agordo, quê hương của nghề làm kính với 90% thị phần.
Tuy nhiên, gọng kính màu vàng ở đây chế tạo bằng chất xenlulo vừa đơn điệu, vừa không bền lại rất nguy hiểm vì đây là chất liệu dễ cháy. Nhiều người đã thử nghĩ đến việc dùng kim loại để làm gọng kính, nhưng lại không bán được vì mẫu mã vẫn còn quá thô kệch.
Cũng trong thời gian đó, rất nhiều nghệ sĩ rock&roll từ Mỹ đến Italia biểu diễn. Họ mặc quần jeans, những chiếc áo chim cò. Và cả khi biển vào mùa hè, hàng ngàn người ra biển tắm, cưỡi mô tô nước và đeo kính râm. Một ý tưởng lóe lên trong suy nghĩ của Leonardo, kính không đơn thuần chỉ để bảo vệ mắt mà còn là mode, là thể hiện gu thời trang của từng người.
Với số vốn nho nhỏ sau những năm lao động cực nhọc, Leonardo bắt đầu mở xưởng sản xuất kính tại nhà. Lần đầu tiên lao vào công việc mới mẻ này, cả gia đình cùng nhau phụ giúp ông.
Leonardo kể: “Trong những năm 60-70, khi làm những đôi mắt kính, tôi đã khắc bằng tay những hoa văn bằng nhôm mà người ta quen thấy trên những gọng kính thời bấy giờ!”. Vợ ông tô màu từng gọng kính một, con ông dán những băng dính lên các phần gọng mà khách hàng muốn giữ lại màu sắc tự nhiên. Cứ như thế Luxottica cho ra đời những sản phẩm của chính mình.
Từ xưởng sản xuất gia đình, ông thuê thêm 14 thợ và kêu gọi hỗ trợ tài chính từ những tổ chức xúc tiến kinh tế trong nước. Và thương hiệu Luxottica cùng dây chuyền sản xuất kính công nghiệp được manh nha từ đó. Bước đầu tiên chinh phục thị trường, Leo cho sản xuất hàng loạt kính râm gọng to, che khuất nửa gương mặt. Ngay cả khi chiều buông, tại các bãi biển người ta cũng đeo kính để tham gia vũ hội. Kính dường như đã là “một phần không thể thiếu của cuộc sống”.
Trước đây, phần lớn các cơ sở đều sản xuất theo công đoạn: một xưởng chuyên sản xuất gọng kính, một xưởng chuyên sản xuất càng kính, xưởng thứ ba là mắt kính và cuối cùng là xưởng lắp kính. Có nhà sản xuất chuyên về gọng kính nhựa, người khác lại gọng kính sắt. Như vậy để chiếc kính ra đến thị trường là rất khó khăn và rất chậm, chứ chưa nói đến bộ sưu tập các kiểu kính.
Leonardo nhận ra điểm yếu này và quyết định thành lập nhà máy riêng của mình. Đó không phải là kính nữa mà là nghệ thuật, phù hợp với từng bộ váy áo, complet, thậm chí đến cả giày dép, túi xách... Sau khi chuẩn bị cả một thời gian dài, vào năm 1961 tại thành phố Agordo, Leonardo Del Vecchio khai trương hãng Luxottica. Nói cách khác, nhà doanh nhân trẻ đã sẵn sàng cho việc chinh phục các đỉnh cao trong sản xuất kính.
Đến thương hiệu “Số một trong công nghiệp mắt kính”
Được mệnh danh là người Italia số 1 trong công nghiệp mắt kính, Leonardo Del Vecchio giờ đây phải đóng thuế nhiều hơn cả các trùm tư bản ở Italia là Benlusconi và Agnelli.
Năm 1971, lần đầu tiên Leonardo del Vecchio tham dự Hội chợ Milan. Lúc này mắt kính của ông đã có chỗ đứng trên thị trường. Leonardo mua lại tất cả các cổ phần của những người hợp tác với mình và bắt đầu liên doanh với một nhà máy ở Mantone. Đây là bước nhảy vọt của Luxottica. “Sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn mới về kiểu dáng, giá cả rất hấp dẫn và chỉ do một nhà sản xuất làm ra” - Leonardo nhớ lại. Và từ đó xuất hiện “hệ thống liên kết dọc - một hãng chế tạo và sản xuất nhiều loại kính” rất phổ biến trong sản xuất kính ngày nay.
Đến những năm 80, mắt kính Luxottica đã chiếm lĩnh hầu hết thị trường trong nước. Năm 1981, Leonardo mua lại xí nghiệp Ster Oflex và thiết lập mối quan hệ buôn bán đầu tiên ở Muniel thuộc Cộng hòa liên bang Đức.
Năm 1982, ông mua tiếp 50% cổ phần của tập đoàn kính Avantgande Ones ở New York (Mỹ). Một năm sau, Luxottica mở chi nhánh tại Espana 5A ở Barcelona (Tây Ban Nha) và dần lấn bước sang các thị trường rộng lớn khác như Anh, Pháp, Canada, Thụy Điển.
Đến thập kỷ 1990, Leonardo tiếp tục đầu tư vào các thị trường Nhật, Bồ Đào Nha, Bỉ, Hy Lạp và bước chân đến thị trường chứng khoán phố Wall của nước Mỹ. Luxottica là công ty duy nhất trên thế giới có mặt ở thị trường chứng khoán nước ngoài, mà niêm yết tại thị trường chứng khoán của nước mình. Cũng trong năm 1991, ông đứng đầu trong danh sách những doanh nhân thành đạt nhất Italia do Nhật báo II Messagero bình chọn.
Luxottica đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 55 của mình vào năm 1991 bằng sự kiện trở thành thương hiệu kính số 1 thế giới xét về doanh số bán hàng, các kênh phân phối và kiểu dáng được ưa chuộng nhất.
Leonardo hầu như không có thời gian rảnh, ông rất ít khi đến các bữa tiệc, không muốn vui chơi và hoàn toàn trốn tránh chính trị. Nếu không có mặt ở New York, Stockholm, Tokyo hay các văn phòng làm việc, chắc chắn Leonardo đang miệt mài làm việc trong xưởng sản xuất ở Agordo. Đó là một tòa nhà lớn đầy kính nằm ở giữa, dưới tầng trệt những công nhân mặc áo xanh da trời đang sản xuất kính, trên tầng 2, Leonardo vừa vẽ kiểu, vừa sản xuất, vừa bán sản phẩm của mình.
Khi được hỏi về bí quyết thành công, vua mắt kính nói: “Tôi không có điều gì bí mật. Tôi làm việc, luôn tái đầu tư và định hướng trong công nghiệp hóa. Để thắng cuộc tôi luôn soạn chương trình cẩn thận cho các mục tiêu của mình".
Đến năm 1995, hãng sản xuất 70 ngàn chiếc kính/ngày và 15 triệu chiếc/năm. Chính Leonardo là người mẫu mực cho các công nhân của mình, ông làm việc 14 tiếng một ngày, hầu như không nghỉ, ngoại trừ một tháng hè nghỉ ngơi ở nước Pháp.
Bước sang năm 1999, Luxottica nâng mức sản xuất lên 81 ngàn chiếc kính/ngày và phân định rõ ràng các dòng kính. Trước hết là các thương hiệu của hãng như Luxottica, SferoFlex, Vogue, Persol, T3. Sau đó là thương hiệu nhượng quyền gồm Armani, Saint Laurent, Genny, Brooks Brothers, Anne Klein, Ferragamo.
Cũng từ thập niên 1990, Leonardo đã bắt đầu nhìn nhận Mỹ như thị trường lớn nhất cần thâm nhập. Năm 1995, Luxottica mở “cuộc tấn công” vào đây bằng cách mua lại US Shoe Corporation, đơn vị nắm giữ gần 900 cửa hàng bán kính thuộc LensCrafters trên khắp nước Mỹ. LensCrafters cũng là nơi đầu tiên trên thế giới nhận đặt kính và giao hàng trong đúng 1 giờ đồng hồ.
Thương hiệu lớn nhất của Luxottica là Ray-Ban. Đây là thương hiệu mà Tổng thống Pháp - Nicolas Sarkozy hay ca sĩ lừng danh Ringo Starr yêu thích. Vào năm 1999, ông mua thương hiệu Ray-Ban từ Bausch & Lomb – một hãng sản xuất kính đang gặp khủng hoảng. Sau đó Leonardo cải tiến, đưa thêm nhiều chi tiết, thay đổi kiểu dáng kính Ray-Ban, biến nó thành sản phẩm thuộc hàng cao cấp, sang trọng.
Với chiến lược bành trướng rất bài bản, doanh thu trong năm 2001 của Luxottica tăng 24%, đạt 290 triệu USD với doanh số bán hàng lên đến 2,8 tỷ USD, nhờ đó, CP của Luxottica trên thị trường chứng khoán New York tăng giá 18,7% vượt xa bước tiến 10,2% của cả thị trường.
Tính đến nay, Leonardo nắm giữ 13 thương hiệu luxury nhượng quyền và 7 thương hiệu của riêng mình. Chỉ có Tập đoàn Safilo của Italia vượt Luxottica về mặt này. Nhưng về lợi nhuận ròng thì Luxottica là vô địch.
Riêng năm 2007, doanh số kính của Leonardo bán ra đạt 5 tỉ USD, trong đó 2/3 thu được từ bán lẻ với 5.627 cửa hàng bán kính khắp thế giới và 52.000 quầy bán kính trong các siêu thị.
Năm 2008, Luxottica mua lại hãng Oakley tại Mỹ để đầu tư công nghệ cao của hãng này vào sản xuất kính. Theo kế hoạch, năm 2009 doanh số bán hàng của Luxottica sẽ tăng 27% so với năm 2007.