Đền bù giải phóng mặt bằng: “Vẫn nên duy trì hai hình thức”
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đưa ra quan điểm trong việc đền bù giải phóng mặt bằng
“Nhà nước thu hồi các dự án của Nhà nước, còn lại là thỏa thuận, tuy nhiên việc thỏa thuận sẽ vẫn có sự tham gia của Nhà nước để điều tiết được phần thu nhập từ dự án”, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đưa ra quan điểm trong việc đền bù giải phóng mặt bằng, khi nói về Luật Đất đai sửa đổi.
Luật Đất đai sửa đổi đang tiếp tục được đưa ra lấy ý kiến. Những vấn đề gì sẽ được đưa ra thảo luận trong lần trình Quốc hội vào tháng 10/2012, thưa ông?
Chỉ còn một số vấn đề như giá đất, hiện có ý kiến là nên bỏ khung giá đất như hiện nay mà để thị trường tự điều tiết. Vấn đề thứ hai là có nên duy trì hình thức tự thỏa thuận giữa người dân và chủ đầu tư trong đền bù giải phóng mặt bằng nữa hay không.
Tuy nhiên phương án tự thỏa thuận đang tạo ra độ chênh giữ mức giá Nhà nước và giá thỏa thuận, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện đất đai trong thời gian qua. Có nhiều ý kiến cho rằng nên duy trì hình thức thỏa thuận vì nó đảm bảo tính thị trường hơn và người dân bớt thiệt thòi khi bị thu hồi đất.
Tuy nhiên nhiều địa phương đề nghị phương án Nhà nước đứng ra thu hồi, không thỏa thuận nữa vì như vậy sẽ tạo ra hai mức giá khác nhau, người dân sẽ so sánh.
Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là vẫn nên duy trì hai hình thức như hiện nay. Nhà nước thu hồi các dự án của Nhà nước, còn lại là thỏa thuận, tuy nhiên việc thỏa thuận sẽ vẫn có sự tham gia của Nhà nước để điều tiết được phần thu nhập từ dự án. Nếu để người dân và chủ đầu tư tự thỏa thuận với nhau thì Nhà nước sẽ bị mất vai trò quan trọng trong quản lý đất đai.
Đã có nhiều dự án thu hồi đất rồi bỏ đấy vì chưa làm đến, tại sao không lựa chọn phương án đầu tư làm đến đâu giao đất đến đấy để khỏi lãng phí?
Chỉ một số nhỏ dự án như vậy, còn phần lớn hiện nay người nông dân vẫn sản xuất ở các diện tích có quy hoạch nhưng chưa thu hồi.
Tôi ví dụ như dự án khu đô thị Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, theo quy hoạch là hơn 500 ha nhưng chủ đầu tư mới thu hồi 129 ha, phần chưa thu hồi người dân vẫn tiếp tục sản xuất.
Nhắc đến dự án Ecopark, người dân ở đây đang đề nghị về việc thu hẹp diện tích khu đô thị này lại để người dân không mất hết đất canh tác. Theo Bộ trưởng, phương án này có hợp lý không?
Chúng tôi đã nghe đề nghị này của người dân ở đây và đang thu thập ý kiến. Đó là nguyện vọng của người dân, chúng ta cần xem xét, nhất là với một dự án lớn như vậy. Chúng ta cũng cần kiểm điểm thêm dự án này một chút.
Dự án này kéo dài đến 2020, giờ nói việc thu hẹp diện tích thì hơi sớm, tình hình có khả năng sẽ chuyển biến.
Tôi nhắc lại tiếp, quyết định dự án kéo dài đến 2020 thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, là dự án quy mô lớn nên không thể làm ngay, làm nhanh hơn được.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đưa ra phương án tăng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm lên 50 năm. Đâu là cơ sở của phương án này, thưa ông?
Phương án tăng thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm lên 50 năm là để đồng nhất với thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm, hiện đất trồng cây lâu năm được giao trong 50 năm. Thời hạn giao đất trồng cây lâu năm trong 50 năm là tính cho hai chu kỳ trồng và khai thác, còn cây hàng năm không thể tính đến chu kỳ đuợc.
Để nói cụ thể vì sao là 50 năm thì cũng khó nhưng thời hạn giao đất này là ổn định cho một chu kỳ đời người.
Đến tháng 10/2012, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ được đưa ra với nhiều phương án để lựa chọn như thời hạn sử dụng đất trồng cây ngắn ngày là 30 năm, 90 năm hoặc 100 năm. Có ý kiến cho rằng không nên quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, cứ giao thoải mái, nếu sử dụng sai thì thu hồi giao cho người khác...
Nhưng nhìn chung, các ý kiến đều thống nhất nên kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp để cho người nông dân ổn định và yên tâm sản xuất.
Bộ trưởng có nói trên diễn đàn Quốc hội sẽ tăng hạn mức chuyển quyền sử dụng đất và hạn điền. Vậy phương án cụ thể sẽ như thế nào?
Chũng ta sẽ không tăng hạn điền mà chỉ tăng hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Chúng tôi muốn mức chuyển quyền sử dụng đất tăng lên để thúc đẩy việc tích tụ ruộng đất cho người nông dân. Nếu tăng hạn điền thì sẽ phải chia lại ruộng đất trong khi chủ trương của chúng ta là không chia lại ruộng đất.
Còn với mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, chúng tôi đang tính đến phương án tăng gấp 5 đến 10 lần hiện nay. Có thể mỗi gia đình sẽ có quyền sử dụng đất nông nghiệp lên đến 50 hoặc 100 ha.
Tuy nhiên Nhà nước sẽ dùng công cụ thuế để quản lý, tránh đầu cơ. Diện tích càng rộng thì thuế đất sẽ càng cao và việc mở đến mức nào cũng phải xem xét kỹ càng, làm sao để Nhà nước vẫn phải kiểm soát được đất nông nghiệp.
Luật Đất đai sửa đổi đang tiếp tục được đưa ra lấy ý kiến. Những vấn đề gì sẽ được đưa ra thảo luận trong lần trình Quốc hội vào tháng 10/2012, thưa ông?
Chỉ còn một số vấn đề như giá đất, hiện có ý kiến là nên bỏ khung giá đất như hiện nay mà để thị trường tự điều tiết. Vấn đề thứ hai là có nên duy trì hình thức tự thỏa thuận giữa người dân và chủ đầu tư trong đền bù giải phóng mặt bằng nữa hay không.
Tuy nhiên phương án tự thỏa thuận đang tạo ra độ chênh giữ mức giá Nhà nước và giá thỏa thuận, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến khiếu kiện đất đai trong thời gian qua. Có nhiều ý kiến cho rằng nên duy trì hình thức thỏa thuận vì nó đảm bảo tính thị trường hơn và người dân bớt thiệt thòi khi bị thu hồi đất.
Tuy nhiên nhiều địa phương đề nghị phương án Nhà nước đứng ra thu hồi, không thỏa thuận nữa vì như vậy sẽ tạo ra hai mức giá khác nhau, người dân sẽ so sánh.
Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là vẫn nên duy trì hai hình thức như hiện nay. Nhà nước thu hồi các dự án của Nhà nước, còn lại là thỏa thuận, tuy nhiên việc thỏa thuận sẽ vẫn có sự tham gia của Nhà nước để điều tiết được phần thu nhập từ dự án. Nếu để người dân và chủ đầu tư tự thỏa thuận với nhau thì Nhà nước sẽ bị mất vai trò quan trọng trong quản lý đất đai.
Đã có nhiều dự án thu hồi đất rồi bỏ đấy vì chưa làm đến, tại sao không lựa chọn phương án đầu tư làm đến đâu giao đất đến đấy để khỏi lãng phí?
Chỉ một số nhỏ dự án như vậy, còn phần lớn hiện nay người nông dân vẫn sản xuất ở các diện tích có quy hoạch nhưng chưa thu hồi.
Tôi ví dụ như dự án khu đô thị Ecopark ở Văn Giang, Hưng Yên, theo quy hoạch là hơn 500 ha nhưng chủ đầu tư mới thu hồi 129 ha, phần chưa thu hồi người dân vẫn tiếp tục sản xuất.
Nhắc đến dự án Ecopark, người dân ở đây đang đề nghị về việc thu hẹp diện tích khu đô thị này lại để người dân không mất hết đất canh tác. Theo Bộ trưởng, phương án này có hợp lý không?
Chúng tôi đã nghe đề nghị này của người dân ở đây và đang thu thập ý kiến. Đó là nguyện vọng của người dân, chúng ta cần xem xét, nhất là với một dự án lớn như vậy. Chúng ta cũng cần kiểm điểm thêm dự án này một chút.
Dự án này kéo dài đến 2020, giờ nói việc thu hẹp diện tích thì hơi sớm, tình hình có khả năng sẽ chuyển biến.
Tôi nhắc lại tiếp, quyết định dự án kéo dài đến 2020 thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, là dự án quy mô lớn nên không thể làm ngay, làm nhanh hơn được.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã đưa ra phương án tăng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm lên 50 năm. Đâu là cơ sở của phương án này, thưa ông?
Phương án tăng thời hạn sử dụng đất trồng cây hàng năm lên 50 năm là để đồng nhất với thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm, hiện đất trồng cây lâu năm được giao trong 50 năm. Thời hạn giao đất trồng cây lâu năm trong 50 năm là tính cho hai chu kỳ trồng và khai thác, còn cây hàng năm không thể tính đến chu kỳ đuợc.
Để nói cụ thể vì sao là 50 năm thì cũng khó nhưng thời hạn giao đất này là ổn định cho một chu kỳ đời người.
Đến tháng 10/2012, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ được đưa ra với nhiều phương án để lựa chọn như thời hạn sử dụng đất trồng cây ngắn ngày là 30 năm, 90 năm hoặc 100 năm. Có ý kiến cho rằng không nên quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, cứ giao thoải mái, nếu sử dụng sai thì thu hồi giao cho người khác...
Nhưng nhìn chung, các ý kiến đều thống nhất nên kéo dài thời hạn sử dụng đất nông nghiệp để cho người nông dân ổn định và yên tâm sản xuất.
Bộ trưởng có nói trên diễn đàn Quốc hội sẽ tăng hạn mức chuyển quyền sử dụng đất và hạn điền. Vậy phương án cụ thể sẽ như thế nào?
Chũng ta sẽ không tăng hạn điền mà chỉ tăng hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Chúng tôi muốn mức chuyển quyền sử dụng đất tăng lên để thúc đẩy việc tích tụ ruộng đất cho người nông dân. Nếu tăng hạn điền thì sẽ phải chia lại ruộng đất trong khi chủ trương của chúng ta là không chia lại ruộng đất.
Còn với mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, chúng tôi đang tính đến phương án tăng gấp 5 đến 10 lần hiện nay. Có thể mỗi gia đình sẽ có quyền sử dụng đất nông nghiệp lên đến 50 hoặc 100 ha.
Tuy nhiên Nhà nước sẽ dùng công cụ thuế để quản lý, tránh đầu cơ. Diện tích càng rộng thì thuế đất sẽ càng cao và việc mở đến mức nào cũng phải xem xét kỹ càng, làm sao để Nhà nước vẫn phải kiểm soát được đất nông nghiệp.