Đến lượt địa phương ghi nhận lãi suất VND vượt trần
Sau bộ chức năng, đến lượt địa phương ghi nhận tình trạng lãi suất huy động VND của ngân hàng vượt trần quy định 14%/năm
Sau bộ chức năng, đến lượt địa phương ghi nhận tình trạng lãi suất huy động VND của ngân hàng thương mại vượt trần quy định 14%/năm.
Ngày 21/6 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2011 gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Trong báo cáo này có đưa ra thông tin lãi suất huy động VND bình quân của các ngân hàng lên tới 15,5%/năm, cao hơn trần 14%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 3/2011 đến nay.
Thông tin trên được xem là lần đầu tiên tình trạng ngân hàng thương mại vượt trần lãi suất huy động VND được cơ quan chức năng chính thức thừa nhận, xem đó là một trong những tồn tại của nền kinh tế, góp phần đẩy lãi suất cho vay lên quá cao và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Một lần nữa, tình trạng vượt trần nói trên cũng được địa phương ghi nhận một cách chính thức.
Cụ thể, báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang cho biết, lãi suất huy động VND thực chất đã lên tới 19%/năm trong thời gian qua.
“Về lãi suất, tuy lãi suất huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại đều niêm yết là 14%/năm, nhưng thực chất lãi suất huy động “ngầm” đã lên đến 19%/năm nên lãi suất cho vay đã tăng cao từ 21%/năm đến trên 24%/năm”, báo cáo cho biết.
Như vậy, suốt thời gian qua và đến nay, các thông tin về việc lãi suất huy động của ngân hàng vượt trần quy định liên tục được phản ánh, nhưng vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về việc xử lý cụ thể được Ngân hàng Nhà nước công bố.
Mức trần lãi suất huy động VND 14%/năm từ tháng 3/2011 đến nay vẫn được giữ nguyên. Tại thời điểm đưa ra cơ chế này, trần 14%/năm có tác dụng kiềm chế một cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường, hạn chế sự xáo trộn trong hệ thống và những tác động của nó.
Tuy nhiên, cho đến nay, sau ba tháng, cơ chế đó cũng như mức trần 14%/năm vẫn không thay đổi, trong khi bối cảnh thị trường, đặc biệt là lạm phát và thanh khoản của hệ thống đã có nhiều thay đổi.
Ngày 21/6 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo về tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2011 gửi Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Trong báo cáo này có đưa ra thông tin lãi suất huy động VND bình quân của các ngân hàng lên tới 15,5%/năm, cao hơn trần 14%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 3/2011 đến nay.
Thông tin trên được xem là lần đầu tiên tình trạng ngân hàng thương mại vượt trần lãi suất huy động VND được cơ quan chức năng chính thức thừa nhận, xem đó là một trong những tồn tại của nền kinh tế, góp phần đẩy lãi suất cho vay lên quá cao và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Một lần nữa, tình trạng vượt trần nói trên cũng được địa phương ghi nhận một cách chính thức.
Cụ thể, báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng 6 tháng cuối năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang cho biết, lãi suất huy động VND thực chất đã lên tới 19%/năm trong thời gian qua.
“Về lãi suất, tuy lãi suất huy động tại các chi nhánh ngân hàng thương mại đều niêm yết là 14%/năm, nhưng thực chất lãi suất huy động “ngầm” đã lên đến 19%/năm nên lãi suất cho vay đã tăng cao từ 21%/năm đến trên 24%/năm”, báo cáo cho biết.
Như vậy, suốt thời gian qua và đến nay, các thông tin về việc lãi suất huy động của ngân hàng vượt trần quy định liên tục được phản ánh, nhưng vẫn chưa có bất cứ thông tin nào về việc xử lý cụ thể được Ngân hàng Nhà nước công bố.
Mức trần lãi suất huy động VND 14%/năm từ tháng 3/2011 đến nay vẫn được giữ nguyên. Tại thời điểm đưa ra cơ chế này, trần 14%/năm có tác dụng kiềm chế một cuộc đua lãi suất huy động trên thị trường, hạn chế sự xáo trộn trong hệ thống và những tác động của nó.
Tuy nhiên, cho đến nay, sau ba tháng, cơ chế đó cũng như mức trần 14%/năm vẫn không thay đổi, trong khi bối cảnh thị trường, đặc biệt là lạm phát và thanh khoản của hệ thống đã có nhiều thay đổi.