Đến năm 2015, Hà Nội sẽ xây mới 10 bệnh viện
Giai đoạn 2011-2015, thành phố khởi công và xây mới 10 bệnh viện với tổng số 3.850 giường bệnh
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông qua Quy hoạch phát triển hệ thống y tế trên địa bàn thành phố đến năm 2020, với tổng nhu cầu kinh phí là 43.360 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách nhà nước cấp 27.360 tỷ đồng, nguồn vốn thu hút xã hội hóa khoảng 16.000 tỷ đồng.
Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, thành phố khởi công và xây mới 10 bệnh viện với tổng số là 3.850 giường bệnh.
Sau Bệnh viện đa khoa Gia Lâm vừa khánh thành, các bệnh viện đa khoa Mê Linh, Ba Vì, Nhi Hà Nội, Xanh - Pôn, Bệnh viện Truyền nhiễm Hà Nội, Bệnh viện Tim và Bệnh viện Mắt Hà Nội sẽ được đầu tư xây mới hoặc xây dựng cơ sở 2.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố sẽ khởi công, xây mới 15 bệnh viện với 5.000 giường bệnh, dự kiến tổng kinh phí 8.600 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng xây dựng 9 trạm cấp cứu vệ tinh gắn với các trung tâm đô thị, nông thôn tại các khu vực: Mỹ Đình, khu đô thị mới Bắc Thăng Long, đô thị Hòa Lạc, Thường Tín hoặc Phú Xuyên, đô thị Sơn Tây, Vân Đình, Xuân Mai, Phùng, Sóc Sơn. Hướng tới xây dựng 3 bệnh viện cấp cứu tại các khu vực: Sóc Sơn, Hòa Lạc, Nam Phú Xuyên.
Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý với 6.680 giường bệnh; 24 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các bộ, ngành với tổng số 4.080 giường bệnh.
Các cơ sở y tế trực thuộc thành phố Hà Nội gồm: 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa với 8.025 giường bệnh; 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, 43 phòng khám đa khoa, 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 23 bệnh viện tư nhân với 630 giường bệnh; 254 phòng khám đa khoa, 1.630 phòng khám chuyên khoa, 1.744 nhà thuốc, 546 công ty dược và chi nhánh. Số bác sỹ trên 1 vạn dân là 10,3.
Tính tổng thể, giai đoạn 2011 - 2015, nguồn vốn đầu tư cho công tác y tế của Hà Nội sẽ cần khoảng 21.340 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 22.020 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 định hướng phát triển hệ thống y tế theo nhu cầu phát triển kinh tế và phát triển đô thị của Hà Nội theo định hướng 5 tổ hợp y tế, phối kết hợp hài hoà giữa Trung ương và Hà Nội.
Cụ thể, giai đoạn 2011-2015, thành phố khởi công và xây mới 10 bệnh viện với tổng số là 3.850 giường bệnh.
Sau Bệnh viện đa khoa Gia Lâm vừa khánh thành, các bệnh viện đa khoa Mê Linh, Ba Vì, Nhi Hà Nội, Xanh - Pôn, Bệnh viện Truyền nhiễm Hà Nội, Bệnh viện Tim và Bệnh viện Mắt Hà Nội sẽ được đầu tư xây mới hoặc xây dựng cơ sở 2.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố sẽ khởi công, xây mới 15 bệnh viện với 5.000 giường bệnh, dự kiến tổng kinh phí 8.600 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng xây dựng 9 trạm cấp cứu vệ tinh gắn với các trung tâm đô thị, nông thôn tại các khu vực: Mỹ Đình, khu đô thị mới Bắc Thăng Long, đô thị Hòa Lạc, Thường Tín hoặc Phú Xuyên, đô thị Sơn Tây, Vân Đình, Xuân Mai, Phùng, Sóc Sơn. Hướng tới xây dựng 3 bệnh viện cấp cứu tại các khu vực: Sóc Sơn, Hòa Lạc, Nam Phú Xuyên.
Hiện tại trên địa bàn thành phố Hà Nội có 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý với 6.680 giường bệnh; 24 bệnh viện và trung tâm khám chữa bệnh thuộc các bộ, ngành với tổng số 4.080 giường bệnh.
Các cơ sở y tế trực thuộc thành phố Hà Nội gồm: 40 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa với 8.025 giường bệnh; 29 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, 43 phòng khám đa khoa, 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 23 bệnh viện tư nhân với 630 giường bệnh; 254 phòng khám đa khoa, 1.630 phòng khám chuyên khoa, 1.744 nhà thuốc, 546 công ty dược và chi nhánh. Số bác sỹ trên 1 vạn dân là 10,3.
Tính tổng thể, giai đoạn 2011 - 2015, nguồn vốn đầu tư cho công tác y tế của Hà Nội sẽ cần khoảng 21.340 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 cần khoảng 22.020 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 định hướng phát triển hệ thống y tế theo nhu cầu phát triển kinh tế và phát triển đô thị của Hà Nội theo định hướng 5 tổ hợp y tế, phối kết hợp hài hoà giữa Trung ương và Hà Nội.