Dệt may Việt Nam: Trên đường giã biệt gia công
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải mở rộng vạt áo veston, để lộ mác hàng của Công ty May Nhà Bè
“Nếu chúng ta không phải mặc đồ của nước ngoài thì đấy là điều rất đáng tự hào”, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải mở rộng vạt áo veston, để lộ mác hàng của Công ty May Nhà Bè, cùng lúc cả hội trường buổi lễ tổng kết năm 2010 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) ngày 11/1 rộ lên những tràng vỗ tay.
Năm 2010, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009, trong bối cảnh số lượng đơn hàng xuất khẩu cũng như giá bán được cải thiện rõ rệt, đồng thời lần đầu tiên lọt vào top 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu.
Một giai đoạn mới?
“Nếu chúng ta không đạt được dung lượng thị trường 11 tỷ USD thì không cách gì các đồng chí tăng được tỷ lệ nội địa hóa. Không có một quy mô thị trường nhỏ nào mà có thể kêu gọi được các nhà sản xuất, hoặc chính chúng ta đầu tư nguyên phụ liệu sẽ không đảm bảo hiệu quả”, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, người nguyên là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (cũ), có lẽ hiểu rõ điều này.
Trong chiến lược phát triển của Vinatex, với việc đạt được dung lượng thị trường như hiện nay là một cơ hội để dần chuyển sang giai đoạn mới, khi các đơn vị thành viên được giao thêm nhiệm vụ trám chỗ các thương hiệu của nước ngoài cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Mấy năm gần đây, một số đơn vị của Vinatex đã chủ động đưa thương hiệu của dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới. Trường hợp đặc biệt là Việt Tiến đã có tổng đại lý tại Lào và Campuchia, tháng 4 tới đây sẽ có tổng đại lý ở Myanmar và Trung Quốc.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex Vũ Đức Giang cho biết, một số đơn vị thuộc tập đoàn đã chuyển dần sang làm hàng FOB (hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu, khác với hàng gia công theo đơn hàng - PV). Bước đầu tiên trong năm 2010, các sản phẩm cao cấp như veston, quần âu… đã tăng tỷ trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Những khoản đầu tư lớn thời gian qua của Vinatex đều hướng theo chiến lược này.
Và dường như, Việt Nam cũng đang có một cơ hội để tiếp tục tiến xa hơn với ngành dệt may, khi mà quy mô thị trường cũng với năng lực điều hành và quản trị đã tiến khá nhanh trong mấy năm gần đây. Áp dụng phương pháp quản lý LEAN khởi xướng từ Toyota, năm 2009, năng suất các đơn vị thuộc Vinatex tăng 19-20% nhưng đến 2010 thì tăng đến 30-35%, thậm chí có đơn vị tăng đến 40%.
“Trong đợt công du vừa qua, chúng tôi đã tiếp xúc với 6 tập đoàn lớn của Nhật Bản, hầu hết họ đánh giá Việt Nam là sự lựa chọn thứ hai, sau Trung Quốc”, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Việt Tiến nói. Theo vị này, nếu các nhà đầu tư Nhật Bản dịch chuyển 20% năng lực mà họ đang đầu tư tại Trung Quốc sang Việt Nam thôi, ngành dệt may phải tăng gấp đôi năng lực hiện có.
“Đây là kết quả của quá trình chúng ta đi từng bước một, từ chuyển dịch cơ cấu giá trị lên giá trị gia tăng cao hơn, chứ không phải ngành dệt may của chúng ta mãi cam chịu làm gia công”, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhìn nhận.
Hướng đầu tư theo chiều sâu
Cơ hội đến với dệt may là thế, nhưng không thiếu những rào cản vẫn còn lấn át. “Nếu lãi suất ngân hàng cứ cao 17-18% một năm thì đầu tư mở rộng hay không mở rộng, hay doanh nghiệp vay để sản xuất cũng rất khó khăn”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex kiến nghị lên đại diện Chính phủ tại hội nghị.
“Cho nên năm vừa rồi, có lúc doanh nghiệp phải vận dụng thực tiễn, đang từ hình thức FOB nếu tình hình tài chính khó khăn quá thì chuyển sang gia công…”, ông Giang thẳng thắn nhìn nhận một thực tế.
Cũng vì lãi suất vay thương mại cao, mấy năm gần đây các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không thể đầu tư ào ạt được mà phải đầu tư cốt lõi, đầu tư chiều sâu. Nhưng đó lại là cái may mắn cho ngành dệt may.
Các nguồn lực từ tích lũy trong giai đoạn tăng trưởng trước đó đã hình thành các dây chuyền công nghệ may hiện đại, cụm công nghệ in…
Tập trung cho các nhu cầu cốt lõi, Vinatex đã mạnh tay đầu tư cho công nghệ xơ sợi. Ngoài việc phát triển các diện tích trồng bông nguyên liệu, dự kiến đến tháng 7 tới đây, nhà máy xơ của tập đoàn sẽ đi vào hoạt động, đến hết 2011 có khả năng đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu xơ của toàn ngành và mục tiêu đến năm 2012, khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định sẽ đảm bảo khoảng 70% nhu cầu toàn ngành.
Ngoài ra, Vinatex cũng đang nghiên cứu phát triển dự án sản xuất tơ nhân tạo vitco giá trị cao và phát triển trồng rừng tại Lào để cung cấp nguồn nguyên liệu cho dự án này.
“Một điểm chúng tôi thấy rất đáng khích lệ là các nhà nhập khẩu của một số nước trong khu vực và Mỹ đã đồng hành với dệt may Việt Nam, đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Họ cho vay với lãi suất bằng 0% để giữ thị phần sản xuất. Thì đó là một kênh vốn chúng tôi đã vận dụng rất hiệu quả”, ông Giang cho biết.
Câu nói sau cùng của vị Chủ tịch Vinatex cũng cho thấy phần nào vị thế mới, nay đã khác trước của dệt may Việt Nam.
Năm 2010, ngành dệt may đạt kim ngạch xuất khẩu 11,2 tỷ USD, tăng 23,2% so với năm 2009, trong bối cảnh số lượng đơn hàng xuất khẩu cũng như giá bán được cải thiện rõ rệt, đồng thời lần đầu tiên lọt vào top 5 thế giới về kim ngạch xuất khẩu.
Một giai đoạn mới?
“Nếu chúng ta không đạt được dung lượng thị trường 11 tỷ USD thì không cách gì các đồng chí tăng được tỷ lệ nội địa hóa. Không có một quy mô thị trường nhỏ nào mà có thể kêu gọi được các nhà sản xuất, hoặc chính chúng ta đầu tư nguyên phụ liệu sẽ không đảm bảo hiệu quả”, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, người nguyên là Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (cũ), có lẽ hiểu rõ điều này.
Trong chiến lược phát triển của Vinatex, với việc đạt được dung lượng thị trường như hiện nay là một cơ hội để dần chuyển sang giai đoạn mới, khi các đơn vị thành viên được giao thêm nhiệm vụ trám chỗ các thương hiệu của nước ngoài cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Mấy năm gần đây, một số đơn vị của Vinatex đã chủ động đưa thương hiệu của dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới. Trường hợp đặc biệt là Việt Tiến đã có tổng đại lý tại Lào và Campuchia, tháng 4 tới đây sẽ có tổng đại lý ở Myanmar và Trung Quốc.
Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex Vũ Đức Giang cho biết, một số đơn vị thuộc tập đoàn đã chuyển dần sang làm hàng FOB (hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu, khác với hàng gia công theo đơn hàng - PV). Bước đầu tiên trong năm 2010, các sản phẩm cao cấp như veston, quần âu… đã tăng tỷ trọng trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Những khoản đầu tư lớn thời gian qua của Vinatex đều hướng theo chiến lược này.
Và dường như, Việt Nam cũng đang có một cơ hội để tiếp tục tiến xa hơn với ngành dệt may, khi mà quy mô thị trường cũng với năng lực điều hành và quản trị đã tiến khá nhanh trong mấy năm gần đây. Áp dụng phương pháp quản lý LEAN khởi xướng từ Toyota, năm 2009, năng suất các đơn vị thuộc Vinatex tăng 19-20% nhưng đến 2010 thì tăng đến 30-35%, thậm chí có đơn vị tăng đến 40%.
“Trong đợt công du vừa qua, chúng tôi đã tiếp xúc với 6 tập đoàn lớn của Nhật Bản, hầu hết họ đánh giá Việt Nam là sự lựa chọn thứ hai, sau Trung Quốc”, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Việt Tiến nói. Theo vị này, nếu các nhà đầu tư Nhật Bản dịch chuyển 20% năng lực mà họ đang đầu tư tại Trung Quốc sang Việt Nam thôi, ngành dệt may phải tăng gấp đôi năng lực hiện có.
“Đây là kết quả của quá trình chúng ta đi từng bước một, từ chuyển dịch cơ cấu giá trị lên giá trị gia tăng cao hơn, chứ không phải ngành dệt may của chúng ta mãi cam chịu làm gia công”, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải nhìn nhận.
Hướng đầu tư theo chiều sâu
Cơ hội đến với dệt may là thế, nhưng không thiếu những rào cản vẫn còn lấn át. “Nếu lãi suất ngân hàng cứ cao 17-18% một năm thì đầu tư mở rộng hay không mở rộng, hay doanh nghiệp vay để sản xuất cũng rất khó khăn”, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex kiến nghị lên đại diện Chính phủ tại hội nghị.
“Cho nên năm vừa rồi, có lúc doanh nghiệp phải vận dụng thực tiễn, đang từ hình thức FOB nếu tình hình tài chính khó khăn quá thì chuyển sang gia công…”, ông Giang thẳng thắn nhìn nhận một thực tế.
Cũng vì lãi suất vay thương mại cao, mấy năm gần đây các doanh nghiệp dệt may Việt Nam không thể đầu tư ào ạt được mà phải đầu tư cốt lõi, đầu tư chiều sâu. Nhưng đó lại là cái may mắn cho ngành dệt may.
Các nguồn lực từ tích lũy trong giai đoạn tăng trưởng trước đó đã hình thành các dây chuyền công nghệ may hiện đại, cụm công nghệ in…
Tập trung cho các nhu cầu cốt lõi, Vinatex đã mạnh tay đầu tư cho công nghệ xơ sợi. Ngoài việc phát triển các diện tích trồng bông nguyên liệu, dự kiến đến tháng 7 tới đây, nhà máy xơ của tập đoàn sẽ đi vào hoạt động, đến hết 2011 có khả năng đáp ứng được khoảng 45% nhu cầu xơ của toàn ngành và mục tiêu đến năm 2012, khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định sẽ đảm bảo khoảng 70% nhu cầu toàn ngành.
Ngoài ra, Vinatex cũng đang nghiên cứu phát triển dự án sản xuất tơ nhân tạo vitco giá trị cao và phát triển trồng rừng tại Lào để cung cấp nguồn nguyên liệu cho dự án này.
“Một điểm chúng tôi thấy rất đáng khích lệ là các nhà nhập khẩu của một số nước trong khu vực và Mỹ đã đồng hành với dệt may Việt Nam, đầu tư vốn vào doanh nghiệp. Họ cho vay với lãi suất bằng 0% để giữ thị phần sản xuất. Thì đó là một kênh vốn chúng tôi đã vận dụng rất hiệu quả”, ông Giang cho biết.
Câu nói sau cùng của vị Chủ tịch Vinatex cũng cho thấy phần nào vị thế mới, nay đã khác trước của dệt may Việt Nam.