“Đi buôn”... thời hội nhập
Với những người biết tính toán kèm theo vốn kiến thức thời thượng thì hội nhập chính là cơ hội hái ra tiền
Với những người biết tính toán kèm theo vốn kiến thức thời thượng thì hội nhập chính là cơ hội hái ra tiền.
1. Bà Hằng đã vào tuổi ngũ tuần nhưng sức làm việc vẫn còn “dẻo dai” không kém gì lớp trẻ. Nếu ở nhà thì ngày nào cũng “đều như vắt chanh”: 6h 30 có mặt ở công ty; 7- 8 giờ tối mới rời khỏi bàn làm việc.
Còn những ngày khác, sáng thứ Hai gọi điện, bà bảo đang ở Nam Ninh (Trung Quốc) đàm phán với đối tác về việc nhập hàng. Chiều hôm sau đã thấy tiếng bà lảnh lót qua điện thoại: “Cô đang ở Hải Phòng dự hội nghị khách hàng”.
Thời gian với bà chính là lợi nhuận. Mùa hè, bà đánh hàng ti vi, điều hòa từ Trung Quốc về; đông tới bà đẩy mạnh công suất dây chuyền sản xuất sơn. Dù là con nguời của thời bao cấp, nhưng bà tỏ ra khá nhanh nhạy khi nắm bắt thị trường.
Khác với các doanh nghiệp khác, bà rất coi trọng việc đầu tư cho các quan hệ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chính là nơi bà giao lưu mối lái chuyện làm ăn.
Nếu như các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác cho rằng hội nghị Tổng giám đốc APEC chỉ là chuyện viển vông của mấy doanh nghiệp nhà nước lớn, thì bà đã chuẩn bị rất chu đáo để có mặt và tiếp thị hình ảnh công ty mình thông qua việc thiết kế logo, tờ rơi, quảng cáo và kéo theo cậu con trai tốt nghiệp Đại học Ngoại thương nói tiếng Anh như gió vào cuộc gặp gỡ này.
Kết quả một mũi tên trúng hai đích: Bà tìm được một đối tác sẵn sàng cung cấp thẳng nguồn nguyên liệu với giá mà trước đây phải nì nèo mấy đại gia xuất nhập khẩu mới có được, mặt khác công ty ký được hợp đồng ngay một lô hàng xuất khẩu...
Nghe mọi người khen đầu óc biết “nhìn xa trông rộng”, bà chỉ khiêm tốn: “Nếu không vậy, tôi sẽ tự đào thải chính mình”.
2. Cửa hàng Công ty Vàng bạc đá quý SJC tại phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) những đợt giá vàng lên cơn sốt lúc nào cũng tấp nập. Chiều một ngày cuối năm 2006, một chiếc ôtô xịch đỗ trước cửa.
Bước xuống từ chiếc Toyota - Zace 7 chỗ là một thanh niên trạc tuổi 35. Ngó đầu qua cửa kính, anh chàng cất tiếng hỏi anh bảo vệ công ty đang túc trực ngay phía bên ngoài: “Hàng hôm nay bao nhiêu?”- “ Một một mười lăm (tức một triệu một trăm mười lăm ngàn đồng/chỉ)” - “OK! Tôi vào viết hóa đơn. Anh trông hộ xe!”.
Nói rồi anh chàng nhanh nhẹn mở cửa sải chân bước xuống xe, trong tay ôm một bọc tướng mà thoạt trông với cái túi in chữ “Habubank” bên ngoài, cũng đủ biết đấy là tiền vừa rút ra từ ngân hàng.
Nhân một buổi trò chuyện, đề cập đến hình ảnh này, giám đốc SJC Hà Nội Lưu Quang Điền thừa nhận: “Công ty hiện có khá nhiều khách đến mua bán vàng theo giờ thế giới theo kiểu này. Đợt cuối năm, khi giá vàng “nóng”, hễ thấy giá hạ là mua vào; còn khi lên chỉ cần lãi vài giá là bán ra liền”.
Anh Sơn, một tay “buôn” rất thạo về vàng cho hay: “Đầu tư vào vàng tuy lợi nhuận không cao và nhanh như chứng khoán nhưng đổi lại rất ít rủi ro”.
Cách thức buôn cũng không có gì phức tạp, chủ yếu qua mấy bước: liên tục cập nhật giá qua mạng, để ý từng thông tin liên quan đến giá dầu lửa, xung đột chính trị vùng Trung đông, chuyện đồng đôla hay euro lên xuống, nền kinh tế Mỹ có ổn định hay xu hướng gia tăng mua vào hay bán ra của các quỹ đầu tư lớn... để rồi từ đó có phân tích nhanh chọn thời điểm mua vào”.
Về lượng mua của những khách kiểu này, rất đa dạng, có thể chỉ chục lượng nhưng có khi cũng đến cả trăm cây vàng. Giao tiền xong, lấy hóa đơn mua bán nhưng ở nhiều công ty, ngân hàng quen biết, họ có thể ký gửi tạm đấy chẳng cần mang vàng về.
Mua vào đầu tuần, nhưng chỉ cần đến phiên chiều thứ Năm hoặc sang thứ Sáu giá lên cao, lãi mỗi chỉ vàng dăm chục ngàn là đẩy ra liền rút cả lãi lẫn gốc về luôn.
Dù bị chế là nhà quê hơn mấy đại gia chứng khoán, nhưng đổi lại giới buôn kiểu này luôn sống trong tâm trạng ổn định, chẳng phải thấp thỏm lo âu. “Lời ít thì rủi ro cũng ít, cái gì chẳng có giá”, anh Sơn kết luận .
3. Một người đàn ông trạc hơn 40, có vẻ mặt hơi mệt mỏi và khá kiệm lời. Nếu không được một người bạn trong giới buôn bán ôtô bật mí trước “những dòng xe lạ độc đắc toàn qua tay ông ấy”, khó có thể ngờ đây lại là tay trùm chuyên nhập các loại xe số zách ở Hà Nội.
Bộ quần áo của dân đua ôtô thể thao, rít thuốc liên hồi, giống như một tay đua bụi bặm nào đó, trong gara ôtô do anh và hai người bạn nữa góp vốn tại đường Giải phóng (Hà Nội) .
Anh Tuấn kể: “Ôtô là niềm đam mê của tôi. Tôi vào nghề buôn cũng đến chục năm rồi. Tuy nhiên, thay vì làm ăn nhỏ lẻ, đón trước thời cơ hội nhập, nếu không làm ăn bài bản thì khó tồn tại nên tôi cùng mấy người bạn mở ra công ty”.
Việt Nam vừa gia nhập WTO, chưa cần phải lặn lội đi tìm thị trường, thì đã có không ít các công ty “buôn” ở Mỹ, Dubai, Hồng Kông, Osman tìm sang Việt Nam, rồi nhờ các Cty du lịch đưa đến.
“Do giá của họ đưa ra là tốt nên mình chỉ cần thỏa thuận thêm một chút là được” - Anh Tuấn nói. Hàng nhập về thì cũng đa chủng loại; thấp nhất là Kia Morrning giá khoảng 15.000 USD; còn cao cấp hơn là Toyota các dòng mức giá từ 30.000 - 90. 000 USD; đắt hơn từng có BMW - X5 giá 150.000 USD.
Dù anh Tuấn rất kiệm lời, chỉ bảo “vốn bỏ ra khoảng chục tỷ đồng, còn lại vay ngân hàng. Mỗi lần nhập xe, sau khi trừ tất cả chi phí chỉ lãi độ 1.000- 2.000 USD/xe”.
Tuy nhiên, theo anh bạn vốn trong nghề nên rất thạo cho hay: “Lợi nhuận của giới buôn xe nhập phải khoảng từ 20-25% mức vốn bỏ ra. Càng hàng độc, xịn, lãi càng cao.
Và vốn của những tay đấy, không có chuyện chục tỷ đâu, phải gấp vài lần. Nhiều người đã biết, gara này vừa nhập một chiếc Lexus xịn nhất Hà Nội thời điểm này giá tới 230.000 USD.
Làm ăn toàn với bạn hàng nước ngoài, điều một công ty chuyên về nhập khẩu ôtô phải lưu ý là gì? Theo anh Tuấn, quan trọng đó phải nắm chắc luật. Đầu tiên đó là hợp đồng phải chuẩn xác từng ly.
“Để chặt chẽ, ban đầu chúng tôi phải thuê một văn phòng luật soạn thảo mọi điều khoản. Còn từ lần sau, cứ thế mà làm, chỉ cần lưu ý lịch trình cho mọi thứ từ đặt hàng, các thông số kỹ thuật, thời gian ký hợp đồng chuyển tiền phải luôn chuẩn xác. Người nước ngoài rất coi trọng chữ “tín” trong làm ăn. Chỉ cần một lần vi phạm là lần sau, rất khó ngồi lại với nhau”.
1. Bà Hằng đã vào tuổi ngũ tuần nhưng sức làm việc vẫn còn “dẻo dai” không kém gì lớp trẻ. Nếu ở nhà thì ngày nào cũng “đều như vắt chanh”: 6h 30 có mặt ở công ty; 7- 8 giờ tối mới rời khỏi bàn làm việc.
Còn những ngày khác, sáng thứ Hai gọi điện, bà bảo đang ở Nam Ninh (Trung Quốc) đàm phán với đối tác về việc nhập hàng. Chiều hôm sau đã thấy tiếng bà lảnh lót qua điện thoại: “Cô đang ở Hải Phòng dự hội nghị khách hàng”.
Thời gian với bà chính là lợi nhuận. Mùa hè, bà đánh hàng ti vi, điều hòa từ Trung Quốc về; đông tới bà đẩy mạnh công suất dây chuyền sản xuất sơn. Dù là con nguời của thời bao cấp, nhưng bà tỏ ra khá nhanh nhạy khi nắm bắt thị trường.
Khác với các doanh nghiệp khác, bà rất coi trọng việc đầu tư cho các quan hệ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chính là nơi bà giao lưu mối lái chuyện làm ăn.
Nếu như các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác cho rằng hội nghị Tổng giám đốc APEC chỉ là chuyện viển vông của mấy doanh nghiệp nhà nước lớn, thì bà đã chuẩn bị rất chu đáo để có mặt và tiếp thị hình ảnh công ty mình thông qua việc thiết kế logo, tờ rơi, quảng cáo và kéo theo cậu con trai tốt nghiệp Đại học Ngoại thương nói tiếng Anh như gió vào cuộc gặp gỡ này.
Kết quả một mũi tên trúng hai đích: Bà tìm được một đối tác sẵn sàng cung cấp thẳng nguồn nguyên liệu với giá mà trước đây phải nì nèo mấy đại gia xuất nhập khẩu mới có được, mặt khác công ty ký được hợp đồng ngay một lô hàng xuất khẩu...
Nghe mọi người khen đầu óc biết “nhìn xa trông rộng”, bà chỉ khiêm tốn: “Nếu không vậy, tôi sẽ tự đào thải chính mình”.
2. Cửa hàng Công ty Vàng bạc đá quý SJC tại phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) những đợt giá vàng lên cơn sốt lúc nào cũng tấp nập. Chiều một ngày cuối năm 2006, một chiếc ôtô xịch đỗ trước cửa.
Bước xuống từ chiếc Toyota - Zace 7 chỗ là một thanh niên trạc tuổi 35. Ngó đầu qua cửa kính, anh chàng cất tiếng hỏi anh bảo vệ công ty đang túc trực ngay phía bên ngoài: “Hàng hôm nay bao nhiêu?”- “ Một một mười lăm (tức một triệu một trăm mười lăm ngàn đồng/chỉ)” - “OK! Tôi vào viết hóa đơn. Anh trông hộ xe!”.
Nói rồi anh chàng nhanh nhẹn mở cửa sải chân bước xuống xe, trong tay ôm một bọc tướng mà thoạt trông với cái túi in chữ “Habubank” bên ngoài, cũng đủ biết đấy là tiền vừa rút ra từ ngân hàng.
Nhân một buổi trò chuyện, đề cập đến hình ảnh này, giám đốc SJC Hà Nội Lưu Quang Điền thừa nhận: “Công ty hiện có khá nhiều khách đến mua bán vàng theo giờ thế giới theo kiểu này. Đợt cuối năm, khi giá vàng “nóng”, hễ thấy giá hạ là mua vào; còn khi lên chỉ cần lãi vài giá là bán ra liền”.
Anh Sơn, một tay “buôn” rất thạo về vàng cho hay: “Đầu tư vào vàng tuy lợi nhuận không cao và nhanh như chứng khoán nhưng đổi lại rất ít rủi ro”.
Cách thức buôn cũng không có gì phức tạp, chủ yếu qua mấy bước: liên tục cập nhật giá qua mạng, để ý từng thông tin liên quan đến giá dầu lửa, xung đột chính trị vùng Trung đông, chuyện đồng đôla hay euro lên xuống, nền kinh tế Mỹ có ổn định hay xu hướng gia tăng mua vào hay bán ra của các quỹ đầu tư lớn... để rồi từ đó có phân tích nhanh chọn thời điểm mua vào”.
Về lượng mua của những khách kiểu này, rất đa dạng, có thể chỉ chục lượng nhưng có khi cũng đến cả trăm cây vàng. Giao tiền xong, lấy hóa đơn mua bán nhưng ở nhiều công ty, ngân hàng quen biết, họ có thể ký gửi tạm đấy chẳng cần mang vàng về.
Mua vào đầu tuần, nhưng chỉ cần đến phiên chiều thứ Năm hoặc sang thứ Sáu giá lên cao, lãi mỗi chỉ vàng dăm chục ngàn là đẩy ra liền rút cả lãi lẫn gốc về luôn.
Dù bị chế là nhà quê hơn mấy đại gia chứng khoán, nhưng đổi lại giới buôn kiểu này luôn sống trong tâm trạng ổn định, chẳng phải thấp thỏm lo âu. “Lời ít thì rủi ro cũng ít, cái gì chẳng có giá”, anh Sơn kết luận .
3. Một người đàn ông trạc hơn 40, có vẻ mặt hơi mệt mỏi và khá kiệm lời. Nếu không được một người bạn trong giới buôn bán ôtô bật mí trước “những dòng xe lạ độc đắc toàn qua tay ông ấy”, khó có thể ngờ đây lại là tay trùm chuyên nhập các loại xe số zách ở Hà Nội.
Bộ quần áo của dân đua ôtô thể thao, rít thuốc liên hồi, giống như một tay đua bụi bặm nào đó, trong gara ôtô do anh và hai người bạn nữa góp vốn tại đường Giải phóng (Hà Nội) .
Anh Tuấn kể: “Ôtô là niềm đam mê của tôi. Tôi vào nghề buôn cũng đến chục năm rồi. Tuy nhiên, thay vì làm ăn nhỏ lẻ, đón trước thời cơ hội nhập, nếu không làm ăn bài bản thì khó tồn tại nên tôi cùng mấy người bạn mở ra công ty”.
Việt Nam vừa gia nhập WTO, chưa cần phải lặn lội đi tìm thị trường, thì đã có không ít các công ty “buôn” ở Mỹ, Dubai, Hồng Kông, Osman tìm sang Việt Nam, rồi nhờ các Cty du lịch đưa đến.
“Do giá của họ đưa ra là tốt nên mình chỉ cần thỏa thuận thêm một chút là được” - Anh Tuấn nói. Hàng nhập về thì cũng đa chủng loại; thấp nhất là Kia Morrning giá khoảng 15.000 USD; còn cao cấp hơn là Toyota các dòng mức giá từ 30.000 - 90. 000 USD; đắt hơn từng có BMW - X5 giá 150.000 USD.
Dù anh Tuấn rất kiệm lời, chỉ bảo “vốn bỏ ra khoảng chục tỷ đồng, còn lại vay ngân hàng. Mỗi lần nhập xe, sau khi trừ tất cả chi phí chỉ lãi độ 1.000- 2.000 USD/xe”.
Tuy nhiên, theo anh bạn vốn trong nghề nên rất thạo cho hay: “Lợi nhuận của giới buôn xe nhập phải khoảng từ 20-25% mức vốn bỏ ra. Càng hàng độc, xịn, lãi càng cao.
Và vốn của những tay đấy, không có chuyện chục tỷ đâu, phải gấp vài lần. Nhiều người đã biết, gara này vừa nhập một chiếc Lexus xịn nhất Hà Nội thời điểm này giá tới 230.000 USD.
Làm ăn toàn với bạn hàng nước ngoài, điều một công ty chuyên về nhập khẩu ôtô phải lưu ý là gì? Theo anh Tuấn, quan trọng đó phải nắm chắc luật. Đầu tiên đó là hợp đồng phải chuẩn xác từng ly.
“Để chặt chẽ, ban đầu chúng tôi phải thuê một văn phòng luật soạn thảo mọi điều khoản. Còn từ lần sau, cứ thế mà làm, chỉ cần lưu ý lịch trình cho mọi thứ từ đặt hàng, các thông số kỹ thuật, thời gian ký hợp đồng chuyển tiền phải luôn chuẩn xác. Người nước ngoài rất coi trọng chữ “tín” trong làm ăn. Chỉ cần một lần vi phạm là lần sau, rất khó ngồi lại với nhau”.