Di sản của Michael Jackson
Ngoài di sản âm nhạc, thiên tài này còn để lại những khoản nợ chồng chất và nguy cơ vỡ nợ cho nhà tổ chức biểu diễn
Ngày 25/6, cả thế giới chấn động trước tin ông vua nhạc pop Michael Jackson của Mỹ vĩnh viễn ra đi sau một cơn trụy tim.
Di sản lớn nhất mà Michael để lại có lẽ chính là cách thức mà anh đã thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc của thế giới. Nhưng ngoài di sản âm nhạc, thiên tài này còn để lại những khoản nợ chồng chất và nguy cơ vỡ nợ cho nhà tổ chức biểu diễn.
Người nghệ sỹ thay đổi lịch sử
“Với vai trò là một nghệ sỹ trình diễn, anh ấy đã thay đổi lịch sử… anh ấy hát, viết nhạc, làm biên đạo, nhảy múa, và có tài năng kinh doanh”, ông Howard Bragman, một chuyên gia quan hệ công chúng từng làm việc với Michael, nhận xét. “Michael đã viết lại cả lịch sử của ngành công nghiệp giải trí ở thời anh ấy”, ông Bragman nhận xét.
Jackson đã vượt qua mọi ranh giới về màu da và phá vỡ những hàng rào giữa các loại hình âm nhạc khác nhau. Anh đã theo bước của Elvis Presley và Beatles để tạo nên một lực lượng người hâm mộ khổng lồ trên phạm vi toàn thế giới, báo hiệu trước kỷ nguyên của toàn cầu hóa. Hơn thế, Michael đã trở thành một nhà môi giới quyền lực giúp đưa không ít nghệ sỹ từ chỗ là những người biểu diễn trên sân khấu trở thành những người có địa vị cao trong xã hội.
“Michale đã đặt nền tảng cho nhiều nghệ sỹ khác. Anh đã vượt lên vấn đề sự phân biệt chủng tộc trước cả Michael Jordan, trước Oprah Winfrey, trước Tiger Woods, trước Barack Obama”, ông James Walker, một luật sư của làng công nghiệp giải trí nhận xét.
“Không thể đánh giá thấp những gì mà Michael đã làm, với tư cách một nhà kinh doanh, cho các nghệ sỹ da màu, và tất cả các nghệ sỹ nói chung”, ông Walker nói thêm.
Album “Thriller” năm 1982 của Michael Jackson đã lập kỷ lục khi bán được hơn 100 triệu bản trên toàn thế giới. Trong bối cảnh doanh số thị trường đĩa nhạc đi xuống những năm gần đây trước sự xuất hiện của những hình thức truyền thông mới, kỷ lục này có lẽ sẽ còn đứng vững trong nhiều năm tới.
Video clip trong album này đã trở thành dấu mốc đặt tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp âm nhạc ngay ở thời điểm mà MTV và truyền hình cáp bắt đầu phổ biến. Khi đó, nhạc của Michael đã phải nỗ lực lắm mới vào được MTV, vì kênh truyền hình này ở thời điểm đó chỉ tập trung vào các nghệ sỹ hát nhạc rock.
“Michael đã làm ra những video tuyệt đỉnh. Anh ấy đã định nghĩa kỷ nguyên video như những gì mà chúng ta biết tới”, ông Tommy Mottola, người đứng đầu kênh truyền hình CBS của Mỹ nói.
Di sản tài chính phức tạp
Trong thời gian cuối đời, Michael phải đối mặt với tình hình tài chính cá nhân nhiều phức tạp. Tuy nhiên, anh đã có một số quyết định kinh doanh sáng suốt ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, trong đó đáng kể nhất là vụ mua lại một nửa quyền xuất bản tác phẩm của ban nhạc Beatles với giá 47,5 triệu USD vào năm 1985.
“Xét tới quyền xuất bản tác phẩm và bản quyền, Michael có thể có tới 500 triệu USD”, ông Walker nói.
Giá trị tài sản của Michael là bao nhiêu hiện còn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo ước tính của tờ Wall Street Journal cách đây chưa lâu, số nợ mà thiên tài âm nhạc này đang mang là 500 triệu USD.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Jackson xài hết 30 triệu USD mỗi năm cho thời trang, du lịch và những thú vui khác. Nhưng gần đây, anh liên tục phải bán đấu giá tài sản cá nhân để có tiền chi tiêu. Trong những năm qua, danh sách những người phát đơn kiện Jackson để đòi nợ càng ngày càng dài ra, từ luật sư, cố vấn tài chính, đạo diễn…
Trong bối cảnh ngành công nghiệp âm nhạc di chuyển theo hướng tăng cường các liveshow do sự sụt giảm của doanh số album, hai doanh nhân tỷ phú là Tom Barrack - người đứng đầu quỹ đầu cơ Colony Capital, và Philip Anschutz - ông chủ của hãng giải trí AGE Live đã quyết định đầu tư cho sự trở lại của Michael Jackson sau 12 năm lui về ở ẩn với một tour diễn tại sân vận động O2, London, dự định diễn ra vào tháng tới. Toàn bộ vé của tour diễn đã bán hết veo.
Mục tiêu tiếp theo của nhóm này là tổ chức một tour diễn toàn thế giới cho Michael Jackson, một vở nhạc kịch tại sân khẩu Broadway cho ông hoàng nhạc pop, và thậm chí là xây một sòng bạc mang tên “Thriller”.
“Michael có thể kiếm được 500 triệu USD mỗi năm nếu anh ấy muốn. Có rất ít nghệ sỹ có khả năng kiếm hàng tỷ USD. Michale là một trong số đó”, tỷ phú Barrack nhận xét.
Tạp chí xếp hạng âm nhạc Billboard ước tính, show diễn của Michael Jackson tại London đã thu về số tiền vé 85 triệu USD. Nếu tính cả hoạt động mua bán trên thị trường “chợ đen”, số vé này có thể đã đem về số tiền 115 triệu USD.
Hiện AGE Live đang trong trạng thái như “ngồi trên đống lửa” trước cái chết bất ngờ của Michael Jackson. Tờ Billboard cho hay, nhà tổ chức này đã đầu tư 20 triệu USD cho việc chuẩn bị chương trình và ứng trước cho Michael Jackson 10 triệu USD. Trong những ngày tới, thậm chí họ sẽ phải hoàn tiền vé cho khán giả. Ước tính, Michael có thể kiếm được 50 triệu USD từ tour diễn tại London này.
(Theo CNN, Business Week)
Di sản lớn nhất mà Michael để lại có lẽ chính là cách thức mà anh đã thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc của thế giới. Nhưng ngoài di sản âm nhạc, thiên tài này còn để lại những khoản nợ chồng chất và nguy cơ vỡ nợ cho nhà tổ chức biểu diễn.
Người nghệ sỹ thay đổi lịch sử
“Với vai trò là một nghệ sỹ trình diễn, anh ấy đã thay đổi lịch sử… anh ấy hát, viết nhạc, làm biên đạo, nhảy múa, và có tài năng kinh doanh”, ông Howard Bragman, một chuyên gia quan hệ công chúng từng làm việc với Michael, nhận xét. “Michael đã viết lại cả lịch sử của ngành công nghiệp giải trí ở thời anh ấy”, ông Bragman nhận xét.
Jackson đã vượt qua mọi ranh giới về màu da và phá vỡ những hàng rào giữa các loại hình âm nhạc khác nhau. Anh đã theo bước của Elvis Presley và Beatles để tạo nên một lực lượng người hâm mộ khổng lồ trên phạm vi toàn thế giới, báo hiệu trước kỷ nguyên của toàn cầu hóa. Hơn thế, Michael đã trở thành một nhà môi giới quyền lực giúp đưa không ít nghệ sỹ từ chỗ là những người biểu diễn trên sân khấu trở thành những người có địa vị cao trong xã hội.
“Michale đã đặt nền tảng cho nhiều nghệ sỹ khác. Anh đã vượt lên vấn đề sự phân biệt chủng tộc trước cả Michael Jordan, trước Oprah Winfrey, trước Tiger Woods, trước Barack Obama”, ông James Walker, một luật sư của làng công nghiệp giải trí nhận xét.
“Không thể đánh giá thấp những gì mà Michael đã làm, với tư cách một nhà kinh doanh, cho các nghệ sỹ da màu, và tất cả các nghệ sỹ nói chung”, ông Walker nói thêm.
Album “Thriller” năm 1982 của Michael Jackson đã lập kỷ lục khi bán được hơn 100 triệu bản trên toàn thế giới. Trong bối cảnh doanh số thị trường đĩa nhạc đi xuống những năm gần đây trước sự xuất hiện của những hình thức truyền thông mới, kỷ lục này có lẽ sẽ còn đứng vững trong nhiều năm tới.
Video clip trong album này đã trở thành dấu mốc đặt tiêu chuẩn cho ngành công nghiệp âm nhạc ngay ở thời điểm mà MTV và truyền hình cáp bắt đầu phổ biến. Khi đó, nhạc của Michael đã phải nỗ lực lắm mới vào được MTV, vì kênh truyền hình này ở thời điểm đó chỉ tập trung vào các nghệ sỹ hát nhạc rock.
“Michael đã làm ra những video tuyệt đỉnh. Anh ấy đã định nghĩa kỷ nguyên video như những gì mà chúng ta biết tới”, ông Tommy Mottola, người đứng đầu kênh truyền hình CBS của Mỹ nói.
Di sản tài chính phức tạp
Trong thời gian cuối đời, Michael phải đối mặt với tình hình tài chính cá nhân nhiều phức tạp. Tuy nhiên, anh đã có một số quyết định kinh doanh sáng suốt ở thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, trong đó đáng kể nhất là vụ mua lại một nửa quyền xuất bản tác phẩm của ban nhạc Beatles với giá 47,5 triệu USD vào năm 1985.
“Xét tới quyền xuất bản tác phẩm và bản quyền, Michael có thể có tới 500 triệu USD”, ông Walker nói.
Giá trị tài sản của Michael là bao nhiêu hiện còn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo ước tính của tờ Wall Street Journal cách đây chưa lâu, số nợ mà thiên tài âm nhạc này đang mang là 500 triệu USD.
Ở thời kỳ đỉnh cao, Jackson xài hết 30 triệu USD mỗi năm cho thời trang, du lịch và những thú vui khác. Nhưng gần đây, anh liên tục phải bán đấu giá tài sản cá nhân để có tiền chi tiêu. Trong những năm qua, danh sách những người phát đơn kiện Jackson để đòi nợ càng ngày càng dài ra, từ luật sư, cố vấn tài chính, đạo diễn…
Trong bối cảnh ngành công nghiệp âm nhạc di chuyển theo hướng tăng cường các liveshow do sự sụt giảm của doanh số album, hai doanh nhân tỷ phú là Tom Barrack - người đứng đầu quỹ đầu cơ Colony Capital, và Philip Anschutz - ông chủ của hãng giải trí AGE Live đã quyết định đầu tư cho sự trở lại của Michael Jackson sau 12 năm lui về ở ẩn với một tour diễn tại sân vận động O2, London, dự định diễn ra vào tháng tới. Toàn bộ vé của tour diễn đã bán hết veo.
Mục tiêu tiếp theo của nhóm này là tổ chức một tour diễn toàn thế giới cho Michael Jackson, một vở nhạc kịch tại sân khẩu Broadway cho ông hoàng nhạc pop, và thậm chí là xây một sòng bạc mang tên “Thriller”.
“Michael có thể kiếm được 500 triệu USD mỗi năm nếu anh ấy muốn. Có rất ít nghệ sỹ có khả năng kiếm hàng tỷ USD. Michale là một trong số đó”, tỷ phú Barrack nhận xét.
Tạp chí xếp hạng âm nhạc Billboard ước tính, show diễn của Michael Jackson tại London đã thu về số tiền vé 85 triệu USD. Nếu tính cả hoạt động mua bán trên thị trường “chợ đen”, số vé này có thể đã đem về số tiền 115 triệu USD.
Hiện AGE Live đang trong trạng thái như “ngồi trên đống lửa” trước cái chết bất ngờ của Michael Jackson. Tờ Billboard cho hay, nhà tổ chức này đã đầu tư 20 triệu USD cho việc chuẩn bị chương trình và ứng trước cho Michael Jackson 10 triệu USD. Trong những ngày tới, thậm chí họ sẽ phải hoàn tiền vé cho khán giả. Ước tính, Michael có thể kiếm được 50 triệu USD từ tour diễn tại London này.
(Theo CNN, Business Week)