Đi siêu thị biên giới Việt - Trung
Mua xong, trả tiền rồi, đi dạo phố gởi hàng lại, chủ hàng cũng “OK, OK!”. Khỏi lo mất hay đổi tráo đồ
Đến thành phố Đông Hưng - Trung Quốc vào đầu mùa khô trời nắng đẹp cả ngày.
Địa bàn tỉnh Quảng Đông rộng lớn với những dãy rừng núi, đồng bằng, dân cư đông đúc, tấp nập cảnh phố thị đường biên. Dù chỉ mới vài năm nhưng vùng nông thôn Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam thay đổi quá nhanh
Tại cửa khẩu Bắc Luân, giáp thị xã Móng Cái - Quảng Ninh, thủ tục nhập cảnh khá nhanh. Những cô chiến sĩ an ninh Trung Quốc không quên nở nụ cười chào đón khách đến Quảng Đông.
Sóng điện thoại vẫn phủ qua biên
Cửa khẩu Bắc Luân là biên giới tiếp giáp giữa tỉnh Quảng Đông - đông dân hàng nhất nhì Trung Hoa với tỉnh Quảng Ninh. Cả hai bờ cửa khẩu có con sông Bắc Luân trong xanh quanh năm với cây cầu Hữu Nghị bắc qua sông - giữa Việt Nam và nước bạn. Hai bên cửa khẩu Bắc Luân bây giờ nhộn nhịp, bà con hai bờ con sông liền vùng đất Trung - Việt “núi liền núi, sông liền sông” đã làm ăn khá lên hẳn từ giao dịch, buôn bán tấp nập giữa hai bên.
Quảng Đông giờ phố phường tấp nập, hàng hoá trao đổi qua lại đôi bên bình thường. Ở đây hàng của nước bạn tiếp thị tại chỗ, kể cả loại hàng “đặc biệt” là mạng sóng điện thoại di động của ta khi qua biên giới, sang đất bạn vẫn nghe và gọi rất rõ tại đất Quảng Đông về Việt Nam. Thấy lạ, người bạn Trung Quốc hướng dẫn đoàn cho rằng, đã mở cửa làm ăn thì phương tiện nhanh nhạy nhất là sóng điện thoại di động, nhất là với những người thường xuyên phải qua lại làm ăn, không có sóng liên lạc mới gây bất lợi.
Tại siêu thị biên giới cách đường biên 5 phút xe, hàng hoá của nước bạn nhiều và đa dạng, còn hàng của Việt Nam chủ yếu là cao su thiên nhiên và trái cây các loại.
Hàng Trung Quốc từ các vùng nông thôn, và thành thị tại 17 thành phố và tỉnh lỵ thuộc tỉnh Quảng Đông thôi đã thật nhiều loại và phong phú. Giá từ rất rẻ (chỉ 140 - 150 ngàn đồng Việt Nam cho một chục chiếc áo người lớn), đến giá cao ngang bằng thị trường các siêu thị Sài Gòn, như những mặt hàng công nghiệp của Trung ương tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh…
Đường biên - kênh lưu thông hàng hoá
Mua xong, trả tiền rồi, đi dạo phố gởi hàng lại, chủ hàng cũng “OK, OK!”. Khỏi lo mất hay đổi tráo đồ. Uy tín bạn hàng đã dạy cho các chủ hàng Trung Quốc cách làm ăn từ lâu như thế. Gởi thử một món quà mua về kỷ niệm, gởi cả ngày trời, trở về lấy, người bán hàng vẫn vui vẻ như vừa mua trả tiền.
Những người dân Quảng Ninh, Lạng Sơn… buôn bán với họ vẫn vậy. Chủ yếu là mua sỉ, rồi hàng có xe đưa về tới nơi, không có “khái niệm” lo lắng tráo đổi hàng. Về trật tự, an ninh hiếm có cảnh ăn xin, lừa gạt, tráo trở khi sang đất bạn, dù bà con tỉnh Quảng Đông vẫn có những phụ nữ nghèo, vẫn quen đạp xe ba bánh chở khách như xe đạp lôi ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, song hình thức thì sạch sẽ, sang trọng hơn.
Cảm tưởng chung của bất cứ ai qua lại tỉnh Quảng Đông đều có thể nhận thấy họ “bắt mạch” kinh tế thị trường nhanh và làm ăn thật sự hiệu quả. Cũng vì thế mà cả mấy tỉnh dọc biên, đến gần 1.000km tuyến biên giới này, bà con ta cũng học hỏi kinh nghiệm với bà con bên bạn rất nhanh.
Từ những vùng nghèo miền núi dọc biên giới, nay đã thành các trung tâm thương mại lớn như thành phố Lạng Sơn, Lào Cai, thị xã Cao Bằng, Móng Cái, nhất là thành phố Hạ Long của Quảng Ninh… Giao thương hàng hoá từ Quảng Đông qua lại thuận tiện giữa hai bên, cả hàng Việt Nam sang đất Trung Quốc, toả ra khắp mọi nẻo, mọi nơi giữa hai đất nước.
Địa bàn tỉnh Quảng Đông rộng lớn với những dãy rừng núi, đồng bằng, dân cư đông đúc, tấp nập cảnh phố thị đường biên. Dù chỉ mới vài năm nhưng vùng nông thôn Trung Quốc giáp biên giới Việt Nam thay đổi quá nhanh
Tại cửa khẩu Bắc Luân, giáp thị xã Móng Cái - Quảng Ninh, thủ tục nhập cảnh khá nhanh. Những cô chiến sĩ an ninh Trung Quốc không quên nở nụ cười chào đón khách đến Quảng Đông.
Sóng điện thoại vẫn phủ qua biên
Cửa khẩu Bắc Luân là biên giới tiếp giáp giữa tỉnh Quảng Đông - đông dân hàng nhất nhì Trung Hoa với tỉnh Quảng Ninh. Cả hai bờ cửa khẩu có con sông Bắc Luân trong xanh quanh năm với cây cầu Hữu Nghị bắc qua sông - giữa Việt Nam và nước bạn. Hai bên cửa khẩu Bắc Luân bây giờ nhộn nhịp, bà con hai bờ con sông liền vùng đất Trung - Việt “núi liền núi, sông liền sông” đã làm ăn khá lên hẳn từ giao dịch, buôn bán tấp nập giữa hai bên.
Quảng Đông giờ phố phường tấp nập, hàng hoá trao đổi qua lại đôi bên bình thường. Ở đây hàng của nước bạn tiếp thị tại chỗ, kể cả loại hàng “đặc biệt” là mạng sóng điện thoại di động của ta khi qua biên giới, sang đất bạn vẫn nghe và gọi rất rõ tại đất Quảng Đông về Việt Nam. Thấy lạ, người bạn Trung Quốc hướng dẫn đoàn cho rằng, đã mở cửa làm ăn thì phương tiện nhanh nhạy nhất là sóng điện thoại di động, nhất là với những người thường xuyên phải qua lại làm ăn, không có sóng liên lạc mới gây bất lợi.
Tại siêu thị biên giới cách đường biên 5 phút xe, hàng hoá của nước bạn nhiều và đa dạng, còn hàng của Việt Nam chủ yếu là cao su thiên nhiên và trái cây các loại.
Hàng Trung Quốc từ các vùng nông thôn, và thành thị tại 17 thành phố và tỉnh lỵ thuộc tỉnh Quảng Đông thôi đã thật nhiều loại và phong phú. Giá từ rất rẻ (chỉ 140 - 150 ngàn đồng Việt Nam cho một chục chiếc áo người lớn), đến giá cao ngang bằng thị trường các siêu thị Sài Gòn, như những mặt hàng công nghiệp của Trung ương tại Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh…
Đường biên - kênh lưu thông hàng hoá
Mua xong, trả tiền rồi, đi dạo phố gởi hàng lại, chủ hàng cũng “OK, OK!”. Khỏi lo mất hay đổi tráo đồ. Uy tín bạn hàng đã dạy cho các chủ hàng Trung Quốc cách làm ăn từ lâu như thế. Gởi thử một món quà mua về kỷ niệm, gởi cả ngày trời, trở về lấy, người bán hàng vẫn vui vẻ như vừa mua trả tiền.
Những người dân Quảng Ninh, Lạng Sơn… buôn bán với họ vẫn vậy. Chủ yếu là mua sỉ, rồi hàng có xe đưa về tới nơi, không có “khái niệm” lo lắng tráo đổi hàng. Về trật tự, an ninh hiếm có cảnh ăn xin, lừa gạt, tráo trở khi sang đất bạn, dù bà con tỉnh Quảng Đông vẫn có những phụ nữ nghèo, vẫn quen đạp xe ba bánh chở khách như xe đạp lôi ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, song hình thức thì sạch sẽ, sang trọng hơn.
Cảm tưởng chung của bất cứ ai qua lại tỉnh Quảng Đông đều có thể nhận thấy họ “bắt mạch” kinh tế thị trường nhanh và làm ăn thật sự hiệu quả. Cũng vì thế mà cả mấy tỉnh dọc biên, đến gần 1.000km tuyến biên giới này, bà con ta cũng học hỏi kinh nghiệm với bà con bên bạn rất nhanh.
Từ những vùng nghèo miền núi dọc biên giới, nay đã thành các trung tâm thương mại lớn như thành phố Lạng Sơn, Lào Cai, thị xã Cao Bằng, Móng Cái, nhất là thành phố Hạ Long của Quảng Ninh… Giao thương hàng hoá từ Quảng Đông qua lại thuận tiện giữa hai bên, cả hàng Việt Nam sang đất Trung Quốc, toả ra khắp mọi nẻo, mọi nơi giữa hai đất nước.