Đi tìm “gốc rễ” nhập siêu với Trung Quốc
Nhập siêu với quốc gia phương Bắc khiến bức tranh giao dịch hàng hóa hai chiều không chỉ có mầu hồng
Cuối năm ngoái, lần đầu tiên Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng nhập siêu với quốc gia phương Bắc khiến bức tranh giao dịch hàng hóa hai chiều không chỉ có màu hồng.
Trong quý 1/2011, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và đối tác này vẫn ấn định mức chênh lệch lớn thuộc về Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 4/2011, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam đạt gần 4,1 tỷ USD, chiếm 84% tổng nhập siêu cả nước cùng thời kỳ.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, với xu hướng và những con số không cho thấy có sự thay đổi đáng kể, đã đến lúc phải “gạt” những con số sang một bên, để thấy được gốc rễ của vấn đề.
Phân tích tỷ lệ thâm nhập của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) - thuộc Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) - trong một báo cáo mới công bố cho rằng, mức độ thâm nhập của Trung Quốc đang ngày càng tăng trong đa số các sản phẩm, từ máy móc, thiết bị đến hàng tiêu dùng.
Theo nguồn thông tin này, các ngành sản xuất Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất vào thị trường Việt Nam hiện nay đều tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất - những ngành công nghiệp "thượng nguồn" hiện đang có nhiều dự án EPC với quy mô lớn do nhà thầu Trung Quốc thắng thầu đảm nhận, với chủ đầu tư đều là các tập đoàn kinh tế trụ cột của nền kinh tế Việt Nam.
“Dù có những quan điểm cho rằng, nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm tới kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng trong tương lai, thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam, mà giá trị lan tỏa về công nghệ cũng như về xã hội không cao như kỳ vọng”, VEPR nêu quan điểm.
Giám đốc VEPR Nguyễn Đức Thành cho rằng, nguyên nhân khiến hàng hóa, máy móc thiết bị… của Trung Quốc có nhiều lợi thế tại Việt Nam là do phù hợp với điểm tham gia của nước ta trong chuỗi giá trị toàn cầu, phù hợp thu nhập của người Việt Nam, do quan hệ thương mại có từ trước…
“Các nhà thầu đưa được lượng hàng hóa, vật tư rất lớn vào Việt Nam và biến nước ta trở thành đối tác thương mại nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc”, TS. Nguyễn Đức Thành nói.
Nghiên cứu của VEPR cũng cho thấy, vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam gần như ít liên quan đến dòng đầu tư từ quốc gia này.
“Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thấp so với dòng nhập khẩu, chủ yếu là đầu tư của người khác và nhập khẩu hàng Trung Quốc, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm phần quan trọng”, Giám đốc VEPR cho biết.
Cũng “đánh động” vấn đề nhập siêu với Trung Quốc có thể còn tiếp tục gia tăng, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia, lưu ý thêm rằng việc đàm phán giữa các bên cho thỏa thuận sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán thương mại hai chiều có thể dẫn tới những khó khăn lớn hơn đối với Việt Nam trong tương lai.
Giải thích thêm về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng điều đặc biệt đáng quan tâm trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam là nhóm máy móc, thiết bị và hàng hóa trung gian.
“Cứ 100 USD nhập từ Trung Quốc thì gần 25 USD là thiết bị máy móc, liên quan đến câu chuyện đầu tư và năng lực sản xuất trong dài hạn, là câu chuyện chiến lược. 70% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu là hàng trung gian, cũng liên quan đến câu chuyện dài hạn”, ông Thành lưu ý. Với hàng hóa trung gian thì trên một nửa được sử dụng vào sản xuất tiêu dùng trong nước, còn lại là để sản xuất hàng tiêu dùng cuối cùng phục vụ xuất khẩu đi nước ngoài.
“Phần quan trọng nhất liên quan đến thâm hụt thương mại với Trung Quốc chính là thiết bị máy móc và hàng trung gian nhập về để sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Nếu điều chỉnh được cái này, thì có thể giảm được nhập siêu”, TS. Võ Trí Thành lập luận.
Trong quý 1/2011, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và đối tác này vẫn ấn định mức chênh lệch lớn thuộc về Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 4/2011, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam đạt gần 4,1 tỷ USD, chiếm 84% tổng nhập siêu cả nước cùng thời kỳ.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, với xu hướng và những con số không cho thấy có sự thay đổi đáng kể, đã đến lúc phải “gạt” những con số sang một bên, để thấy được gốc rễ của vấn đề.
Phân tích tỷ lệ thâm nhập của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường nội địa Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) - thuộc Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) - trong một báo cáo mới công bố cho rằng, mức độ thâm nhập của Trung Quốc đang ngày càng tăng trong đa số các sản phẩm, từ máy móc, thiết bị đến hàng tiêu dùng.
Theo nguồn thông tin này, các ngành sản xuất Trung Quốc thâm nhập nhiều nhất vào thị trường Việt Nam hiện nay đều tập trung vào một số lĩnh vực như điện lực, dầu khí, cơ khí, luyện kim, khai khoáng, hóa chất - những ngành công nghiệp "thượng nguồn" hiện đang có nhiều dự án EPC với quy mô lớn do nhà thầu Trung Quốc thắng thầu đảm nhận, với chủ đầu tư đều là các tập đoàn kinh tế trụ cột của nền kinh tế Việt Nam.
“Dù có những quan điểm cho rằng, nhập khẩu công nghệ, thiết bị là nhằm tới kỳ vọng nâng cao giá trị gia tăng trong tương lai, thực tế cho thấy, nhập siêu từ nước láng giềng đang ngày càng chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng nhập siêu của Việt Nam, mà giá trị lan tỏa về công nghệ cũng như về xã hội không cao như kỳ vọng”, VEPR nêu quan điểm.
Giám đốc VEPR Nguyễn Đức Thành cho rằng, nguyên nhân khiến hàng hóa, máy móc thiết bị… của Trung Quốc có nhiều lợi thế tại Việt Nam là do phù hợp với điểm tham gia của nước ta trong chuỗi giá trị toàn cầu, phù hợp thu nhập của người Việt Nam, do quan hệ thương mại có từ trước…
“Các nhà thầu đưa được lượng hàng hóa, vật tư rất lớn vào Việt Nam và biến nước ta trở thành đối tác thương mại nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc”, TS. Nguyễn Đức Thành nói.
Nghiên cứu của VEPR cũng cho thấy, vấn đề nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam gần như ít liên quan đến dòng đầu tư từ quốc gia này.
“Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam thấp so với dòng nhập khẩu, chủ yếu là đầu tư của người khác và nhập khẩu hàng Trung Quốc, trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm phần quan trọng”, Giám đốc VEPR cho biết.
Cũng “đánh động” vấn đề nhập siêu với Trung Quốc có thể còn tiếp tục gia tăng, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính - tiền tệ Quốc gia, lưu ý thêm rằng việc đàm phán giữa các bên cho thỏa thuận sử dụng đồng Nhân dân tệ trong thanh toán thương mại hai chiều có thể dẫn tới những khó khăn lớn hơn đối với Việt Nam trong tương lai.
Giải thích thêm về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng điều đặc biệt đáng quan tâm trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam là nhóm máy móc, thiết bị và hàng hóa trung gian.
“Cứ 100 USD nhập từ Trung Quốc thì gần 25 USD là thiết bị máy móc, liên quan đến câu chuyện đầu tư và năng lực sản xuất trong dài hạn, là câu chuyện chiến lược. 70% tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu là hàng trung gian, cũng liên quan đến câu chuyện dài hạn”, ông Thành lưu ý. Với hàng hóa trung gian thì trên một nửa được sử dụng vào sản xuất tiêu dùng trong nước, còn lại là để sản xuất hàng tiêu dùng cuối cùng phục vụ xuất khẩu đi nước ngoài.
“Phần quan trọng nhất liên quan đến thâm hụt thương mại với Trung Quốc chính là thiết bị máy móc và hàng trung gian nhập về để sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Nếu điều chỉnh được cái này, thì có thể giảm được nhập siêu”, TS. Võ Trí Thành lập luận.