Đi tìm “má phanh” cho chứng khoán Mỹ
Có bốn nhân tố có thể “hãm phanh” sự xuống dốc mạnh mẽ hiện nay của thị trường chứng khoán Mỹ
Từ đầu mùa hè vừa qua, bóng đen khủng hoảng tín dụng đã ám ảnh tâm trí giới đầu tư chứng khoán Mỹ, khi những khoản thua lỗ khổng lồ làm đóng băng nhiều khu vực của thị trường tín dụng và đẩy các loại cổ phiếu tuột dốc.
Đợt suy giảm chưa biết điểm dừng
Theo chuyên gia John Merrill của công ty quản lý quỹ Tanglewood, đến đầu quý 3, mọi người đều cho rằng, cơn bão tín dụng đã dần tan. Tuy nhiên, ngay sau đó, thị trường chứng khoán Mỹ lại phải gánh chịu “đòn thứ hai” của cuộc khủng hoảng này.
Trong vòng 3 tuần qua, các chỉ số chứng khoán chính của nước Mỹ thậm chí còn lùi xa hơn. Trong đó, đi đầu xét về tốc độ xuống dốc phải kể đến các loại cổ phiếu tài chính.
Chỉ riêng trong ngày 26/11, chỉ số S&P500 sụt mất 2,3%, còn chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,8%, đánh dấu ngày 2 chỉ số này giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2002. Như vậy, tính đến nay, S&P 500 và Dow Jones đã giảm hơn 10% so với thời điểm đóng cửa cao kỷ lục hôm 9/10. Không chịu “kém cạnh”, chỉ số Nasdaq cũng “nói lời giã biệt” với 2,1%, tuột xuống mức thấp hơn 11% so với đỉnh điểm mà chỉ số này đạt được hôm 31/10.
Thông tin về những khoản thua lỗ khổng lồ tại những tổ chức tài chính lớn như Merrill Lynch và Citigroup đã mở đầu cho đà đi xuống chưa có dấu hiệu dừng của các chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Ngày 26/10, giới đầu tư dồn mọi sự chú ý vào thông tin về việc ngân hàng lớn nhất thế giới Citigroup đang cân nhắc việc cắt giảm nhân viên. Ngay lập tức, cổ phiếu của ngân hàng này giảm giá 3,2%, xuống còn 30,70 USD/cổ phiếu. Vài giờ sau đó, cổ phiếu Citigroup lại mất giá thêm 2,9%, còn 29,80 USD/cổ phiếu. Trong năm nay, cổ phiếu của ngân hàng nay đã mất giá gần 45%.
Một ngân hàng lớn nữa là HSBC cũng tuyên bố sẽ phải “giải cứu” hai bộ phận đầu tư của mình bằng cách bổ sung vào bảng cân đối kế toán của hai bộ phận này lượng tài sản trị giá 45 tỷ USD.
Đến nay, các ngân hàng Mỹ đã thông báo các khoản thâm hụt lên tới 50 tỷ USD do khủng hoảng tài chính. Một số nhà phân tích dự báo, con số lỗ này còn có thể lên tới 400 tỷ USD.
Quá lo lắng về thị trường chứng khoán đầy rủi ro, các nhà đầu tư chuyển sang đổ tiền vào trái phiếu Chính phủ Mỹ, vốn được coi là “vịnh tránh bão an toàn”. Lượng tiền đổ vào thị trường trái phiếu nhiều đến nỗi, trái phiếu kỳ hạn 2 năm giờ đây chỉ đem lại lợi nhuận khoảng 3%, chỉ ngang với tốc độ lạm phát.
“Thị trường đang rất lo lắng”, Peter Cardillo, chuyên gia kinh tế trưởng của Avalon Partners, nhận định. Theo chuyên gia này, mức độ lo ngại của giới đầu tư hiện cao đến nỗi tới một thời điểm nào đó, họ tất yếu sẽ nhận ra “mọi cái chưa phải đã chấm hết”. Cũng theo chuyên gia này, để cải thiện tâm trạng của giới đầu tư, cần đến một chất xúc tác nào đó. “Nhưng lúc này, tôi chưa thấy có chất xúc tác nào có thể làm được điều này”, Cardillo cho biết.
Thị trường đã rất kỳ vọng vào sự tan đi nhanh chóng của cơn bão tín dụng. Nhưng theo Georges Yared, một chuyên gia của công ty nghiên cứu đầu tư Yared Investment Research, điều đặc biệt đáng lo ngại là người ta không bao giờ có thể có được những con số chính xác về tình hình của thị trường thế chấp thứ cấp. Theo chuyên gia này, những thông tin xấu sẽ tiếp tục xuất hiện trong thời gian còn lại của năm 2007 và có lẽ là sang cả năm 2008.
Đâu sẽ là cứu cánh?
Vậy nhân tố nào có thể “hãm phanh” sự xuống dốc này của thị trường chứng khoán Mỹ?. Theo các chuyên gia, có bốn nhân tố có thể trấn an giới đầu tư, nhưng không nhân tố nào có thể đảm bảo chắc chắn hoàn toàn 100%.
Thứ nhất, hoạt động mua sắm trong kỳ nghỉ lễ này có thể hỗ trợ tích cực cho Wall Street, nếu dân Mỹ tích cực mở ví.
Theo Richard Sparks, một chuyên gia của công ty nghiên cứu đầu tư Schaeffer’s, nếu hoạt động mua sắm diễn ra khả quan, thị trường có thể sẽ thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo, thời điểm quan trọng nhất trong năm đối với các nhà bán lẻ Mỹ này đồng thời cũng có thể là một nhân tố nguy hiểm. Lý do ở đây là, những lo ngại của người tiêu dùng về việc giá nhà đi xuống trong khi giá thực phẩm và năng lượng lại diễn tiến theo chiều ngược lại có thể sẽ khiến họ thắt lưng buộc bụng.
Chất xúc tác thứ hai có thể là thông tin về lợi nhuận của các doanh nghiệp. “Những yếu tố hiện đang nâng đỡ kinh tế Mỹ là sức mạnh của khu vực xuất khẩu và doanh số của các hãng công nghệ”, chuyên gia Yared nói.
Các báo cáo tài chính trong quý 3 vừa qua của các doanh nghiệp cho thấy tình hình thu nhập của các doanh nghiệp trong giai đoạn này ở tình trạng tồi tệ nhất trong 5 năm qua. Tuy nhiên, thống kê của Reuters Estimates cho thấy, có 65% số công ty nằm trong chỉ số S&P 200 đã có lợi nhuận vượt qua dự báo của giới phân tích, mà đi đầu là các hãng công nghệ. Nếu những lĩnh vực như công nghệ, công nghiệp và chăm sóc sức khỏe đem đến những lợi nhuận khả quan trong các quý tới bất chấp tình hình bất ổn của nền kinh tế, tình hình suy giảm lợi nhuận trong các lĩnh vực khác có thể được bù đắp.
Chất xúc tác thứ ba là những thông tin tốt lành về nền kinh tế Mỹ. “Những số liệu thống kê về kinh tế Mỹ tới lúc này vẫn cho thấy ít dấu hiệu của việc các vấn đề trên thị trường tài chính và bất động sản của Mỹ lan rộng sang toàn bộ nền kinh tế”, chuyên gia kinh tế trưởng John Ryding của Bear Stearns nhận định.
Nhiều nhà kinh tế cũng cho rằng, mặc dù nền kinh tế Mỹ dường như đang tăng trưởng chậm lại, nguy cơ suy thoái là hầu như không có. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào, đặc biệt là trên thị trường lao động, tình hình thị trường chứng khoán ngay lập tức sẽ xấu đi nhanh chóng.
Và nhân tố cuối cùng là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hoặc các cơ quan hoạch định chính sách khác của Mỹ có thể có những động thái mạnh để tháo gỡ những bế tắc trong hệ thống tài chính. Ngày 26/11, FED tuyên bố sẽ bơm 8 tỷ USD vào hệ thống tài chính để giảm bớt những lo ngại về tình hình cho vay trong kỳ nghỉ lễ.
Mặc dù đưa ra những tín hiệu khác nhau, thị trường vẫn dự báo rằng, FED sẽ cắt giảm lãi suất đồng USD thêm ít nhất 0,25% trong cuộc họp vào ngày 11/12 tới. Theo Yared, nhiều người kỳ vọng, lãi suất USD sẽ được cắt giảm mạnh hơn để các tổ chức cho vay thế chấp có thể thu hồi nợ và kích hoạt trở lại thị trường nhà đất trì trệ đã lâu của Mỹ. Chuyên gia Ryding hy vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất USD thêm 1%.
Một số chuyên gia nhận định, vấn đề lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Mỹ lúc này là mọi người trông chờ quá nhiều vào FED và các biện pháp của cơ quan này đối với cuộc khủng hoảng tín dụng. Do sự chú ý quá lớn đến cuộc khủng hoảng này, những nhân tố như tâm lý người tiêu dùng, lợi nhuận doanh nghiệp và các số liệu về kinh tế dường như chỉ nhưng những yếu tố đứng sau. Và không có dấu hiệu nào cho thấy những thông tin xấu về cơn bão tín dụng sẽ sớm chấm dứt.
(Theo NYT, BusinessWeek)
Đợt suy giảm chưa biết điểm dừng
Theo chuyên gia John Merrill của công ty quản lý quỹ Tanglewood, đến đầu quý 3, mọi người đều cho rằng, cơn bão tín dụng đã dần tan. Tuy nhiên, ngay sau đó, thị trường chứng khoán Mỹ lại phải gánh chịu “đòn thứ hai” của cuộc khủng hoảng này.
Trong vòng 3 tuần qua, các chỉ số chứng khoán chính của nước Mỹ thậm chí còn lùi xa hơn. Trong đó, đi đầu xét về tốc độ xuống dốc phải kể đến các loại cổ phiếu tài chính.
Chỉ riêng trong ngày 26/11, chỉ số S&P500 sụt mất 2,3%, còn chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,8%, đánh dấu ngày 2 chỉ số này giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2002. Như vậy, tính đến nay, S&P 500 và Dow Jones đã giảm hơn 10% so với thời điểm đóng cửa cao kỷ lục hôm 9/10. Không chịu “kém cạnh”, chỉ số Nasdaq cũng “nói lời giã biệt” với 2,1%, tuột xuống mức thấp hơn 11% so với đỉnh điểm mà chỉ số này đạt được hôm 31/10.
Thông tin về những khoản thua lỗ khổng lồ tại những tổ chức tài chính lớn như Merrill Lynch và Citigroup đã mở đầu cho đà đi xuống chưa có dấu hiệu dừng của các chỉ số trên thị trường chứng khoán Mỹ.
Ngày 26/10, giới đầu tư dồn mọi sự chú ý vào thông tin về việc ngân hàng lớn nhất thế giới Citigroup đang cân nhắc việc cắt giảm nhân viên. Ngay lập tức, cổ phiếu của ngân hàng này giảm giá 3,2%, xuống còn 30,70 USD/cổ phiếu. Vài giờ sau đó, cổ phiếu Citigroup lại mất giá thêm 2,9%, còn 29,80 USD/cổ phiếu. Trong năm nay, cổ phiếu của ngân hàng nay đã mất giá gần 45%.
Một ngân hàng lớn nữa là HSBC cũng tuyên bố sẽ phải “giải cứu” hai bộ phận đầu tư của mình bằng cách bổ sung vào bảng cân đối kế toán của hai bộ phận này lượng tài sản trị giá 45 tỷ USD.
Đến nay, các ngân hàng Mỹ đã thông báo các khoản thâm hụt lên tới 50 tỷ USD do khủng hoảng tài chính. Một số nhà phân tích dự báo, con số lỗ này còn có thể lên tới 400 tỷ USD.
Quá lo lắng về thị trường chứng khoán đầy rủi ro, các nhà đầu tư chuyển sang đổ tiền vào trái phiếu Chính phủ Mỹ, vốn được coi là “vịnh tránh bão an toàn”. Lượng tiền đổ vào thị trường trái phiếu nhiều đến nỗi, trái phiếu kỳ hạn 2 năm giờ đây chỉ đem lại lợi nhuận khoảng 3%, chỉ ngang với tốc độ lạm phát.
“Thị trường đang rất lo lắng”, Peter Cardillo, chuyên gia kinh tế trưởng của Avalon Partners, nhận định. Theo chuyên gia này, mức độ lo ngại của giới đầu tư hiện cao đến nỗi tới một thời điểm nào đó, họ tất yếu sẽ nhận ra “mọi cái chưa phải đã chấm hết”. Cũng theo chuyên gia này, để cải thiện tâm trạng của giới đầu tư, cần đến một chất xúc tác nào đó. “Nhưng lúc này, tôi chưa thấy có chất xúc tác nào có thể làm được điều này”, Cardillo cho biết.
Thị trường đã rất kỳ vọng vào sự tan đi nhanh chóng của cơn bão tín dụng. Nhưng theo Georges Yared, một chuyên gia của công ty nghiên cứu đầu tư Yared Investment Research, điều đặc biệt đáng lo ngại là người ta không bao giờ có thể có được những con số chính xác về tình hình của thị trường thế chấp thứ cấp. Theo chuyên gia này, những thông tin xấu sẽ tiếp tục xuất hiện trong thời gian còn lại của năm 2007 và có lẽ là sang cả năm 2008.
Đâu sẽ là cứu cánh?
Vậy nhân tố nào có thể “hãm phanh” sự xuống dốc này của thị trường chứng khoán Mỹ?. Theo các chuyên gia, có bốn nhân tố có thể trấn an giới đầu tư, nhưng không nhân tố nào có thể đảm bảo chắc chắn hoàn toàn 100%.
Thứ nhất, hoạt động mua sắm trong kỳ nghỉ lễ này có thể hỗ trợ tích cực cho Wall Street, nếu dân Mỹ tích cực mở ví.
Theo Richard Sparks, một chuyên gia của công ty nghiên cứu đầu tư Schaeffer’s, nếu hoạt động mua sắm diễn ra khả quan, thị trường có thể sẽ thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo, thời điểm quan trọng nhất trong năm đối với các nhà bán lẻ Mỹ này đồng thời cũng có thể là một nhân tố nguy hiểm. Lý do ở đây là, những lo ngại của người tiêu dùng về việc giá nhà đi xuống trong khi giá thực phẩm và năng lượng lại diễn tiến theo chiều ngược lại có thể sẽ khiến họ thắt lưng buộc bụng.
Chất xúc tác thứ hai có thể là thông tin về lợi nhuận của các doanh nghiệp. “Những yếu tố hiện đang nâng đỡ kinh tế Mỹ là sức mạnh của khu vực xuất khẩu và doanh số của các hãng công nghệ”, chuyên gia Yared nói.
Các báo cáo tài chính trong quý 3 vừa qua của các doanh nghiệp cho thấy tình hình thu nhập của các doanh nghiệp trong giai đoạn này ở tình trạng tồi tệ nhất trong 5 năm qua. Tuy nhiên, thống kê của Reuters Estimates cho thấy, có 65% số công ty nằm trong chỉ số S&P 200 đã có lợi nhuận vượt qua dự báo của giới phân tích, mà đi đầu là các hãng công nghệ. Nếu những lĩnh vực như công nghệ, công nghiệp và chăm sóc sức khỏe đem đến những lợi nhuận khả quan trong các quý tới bất chấp tình hình bất ổn của nền kinh tế, tình hình suy giảm lợi nhuận trong các lĩnh vực khác có thể được bù đắp.
Chất xúc tác thứ ba là những thông tin tốt lành về nền kinh tế Mỹ. “Những số liệu thống kê về kinh tế Mỹ tới lúc này vẫn cho thấy ít dấu hiệu của việc các vấn đề trên thị trường tài chính và bất động sản của Mỹ lan rộng sang toàn bộ nền kinh tế”, chuyên gia kinh tế trưởng John Ryding của Bear Stearns nhận định.
Nhiều nhà kinh tế cũng cho rằng, mặc dù nền kinh tế Mỹ dường như đang tăng trưởng chậm lại, nguy cơ suy thoái là hầu như không có. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào, đặc biệt là trên thị trường lao động, tình hình thị trường chứng khoán ngay lập tức sẽ xấu đi nhanh chóng.
Và nhân tố cuối cùng là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hoặc các cơ quan hoạch định chính sách khác của Mỹ có thể có những động thái mạnh để tháo gỡ những bế tắc trong hệ thống tài chính. Ngày 26/11, FED tuyên bố sẽ bơm 8 tỷ USD vào hệ thống tài chính để giảm bớt những lo ngại về tình hình cho vay trong kỳ nghỉ lễ.
Mặc dù đưa ra những tín hiệu khác nhau, thị trường vẫn dự báo rằng, FED sẽ cắt giảm lãi suất đồng USD thêm ít nhất 0,25% trong cuộc họp vào ngày 11/12 tới. Theo Yared, nhiều người kỳ vọng, lãi suất USD sẽ được cắt giảm mạnh hơn để các tổ chức cho vay thế chấp có thể thu hồi nợ và kích hoạt trở lại thị trường nhà đất trì trệ đã lâu của Mỹ. Chuyên gia Ryding hy vọng FED sẽ cắt giảm lãi suất USD thêm 1%.
Một số chuyên gia nhận định, vấn đề lớn nhất đối với thị trường chứng khoán Mỹ lúc này là mọi người trông chờ quá nhiều vào FED và các biện pháp của cơ quan này đối với cuộc khủng hoảng tín dụng. Do sự chú ý quá lớn đến cuộc khủng hoảng này, những nhân tố như tâm lý người tiêu dùng, lợi nhuận doanh nghiệp và các số liệu về kinh tế dường như chỉ nhưng những yếu tố đứng sau. Và không có dấu hiệu nào cho thấy những thông tin xấu về cơn bão tín dụng sẽ sớm chấm dứt.
(Theo NYT, BusinessWeek)