Đi tìm nguyên nhân giá dầu giảm
Việc giá dầu giảm mạnh là một “triệu chứng” cho thấy những vấn đề kinh tế thế giới đã trở nên trầm trọng hơn
Thị trấn nhỏ Cushing với dân số 8.400 người là một đầu mối thương mại ở bang Oklahoma (Mỹ), đồng thời cũng là nơi tập trung một mạng lưới đường ống dẫn dầu.
Mới đây, một nhà cung cấp đã đồng ý giao 1.000 thùng dầu thô ngọt nhẹ tại Cushing vào tháng tới với giá dưới 120 USD/thùng. Mới chỉ tháng trước, giá dầu ở đây vẫn là trên 147 USD/thùng.
Lạc quan là sai lầm?
Việc giá dầu giảm mạnh như vậy đã khiến nhiều người lạc quan hơn về nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cũng chính việc giá dầu và các loại hàng hóa khác giảm lại là một “triệu chứng” cho thấy những vấn đề kinh tế ở Mỹ nói riêng, và thậm chí trên toàn thế giới, đã trở nên trầm trọng hơn. Như thế, giá dầu giảm chỉ khẳng định thêm nỗi lo ngại bấy lâu của thế giới.
Những người có quan điểm lạc quan có thể lập luận rằng mức giá dầu “cắt cổ” hồi tháng 7 là mức giá ảo, kết quả của tình trạng đầu cơ không lành mạnh và không hề liên quan gì đến thực tế cung cầu của thị trường.
Trên thực tế, các nhà giao dịch dầu lửa hiện nắm giữ trên 286.000 hợp đồng dầu kỳ hạn được giao hàng vào tháng tới ở Cushing. Tuy nhiên, chỉ có một phần rất nhỏ - 2% trong số này - có ý định thực sự nhận dầu thô. Phần lớn trong số họ thậm chí chẳng biết Cushing nằm ở đâu trên bản đồ. Mục đích của họ chỉ là để bán lại hợp đồng trước khi hợp đồng hết hạn để kiếm lời.
Những người nhìn vào mặt sáng của vấn đề cũng hy vọng giá dầu giảm sẽ tạo cơ hội để các ngân hàng trung ương nới tay trong chính sách tiền tệ, nghĩa là hoãn lại việc tăng lãi suất mà họ có ý định phải thực hiện để chống lạm phát.
Trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) Ben Bernanke cho rằng, các ngân hàng trung ương có “trách nhiệm quyết định” trong vấn đề chặn lại khả năng giá dầu cao tạo ra một cuộc đua “tàn khốc” giữa giá cả và lương bổng. Những cảnh báo tương tự cũng đã được đưa ra bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi ngân hàng này tăng lãi suất đồng Euro vào tháng 7 vừa qua.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ hai lập luận nói trên của những người có quan điểm lạc quan xung đột lẫn nhau. Nếu đầu cơ là lý do đẩy giá dầu lên cao thì chính mức lãi suất cao, thay vì mức lãi suất thấp, mới có thể là chính sách hợp lý, ít nhất trong trung hạn.
Xét cho cùng, lãi suất thấp dẫn tới giá hàng hóa và tài sản cao, như các trường hợp “bong bóng” địa ốc và bất động sản đã cho thấy. Trong một nghiên cứu mới công bố gần đây, nhà phân tích Marco Annunziata của tổ chức UniCredit lập luận rằng một khi cuộc khủng hoảng hiện nay kết thúc, các ngân hàng trung ương có thể phải quay lại với việc tăng lãi suất để đưa lãi suất lên khỏi mức “tạo bong bóng” như hiện nay.
Giá dầu quá cao do lãi suất quá thấp cũng là lập luận của nhà kinh tế học Jeffrey Frankel của Đại học Havard. Ông chỉ ra rằng mức lãi suất hiện nay không đủ để bù đắp cho tốc độ lạm phát, nghĩa là lãi suất thực âm. Kết quả, lợi nhuận từ việc bơm một thùng dầu khỏi lòng đất, bán thùng dầu đó và sử dụng khoản tiền thu được để đầu tư thường thấp hơn so với số tiền có thể thu được bằng cách cứ để dầu nằm yên trong lòng đất và đợi giá tăng cao hơn mới khai thác.
Yếu tố thực sự quyết định giá dầu
Mặc dù chưa có dấu hiệu nào cho thấy các nhà sản xuất dầu “án binh bất động” chờ giá tăng, lý thuyết nói trên cho thấy các nhà sản xuất có thể làm như vậy cho tới khi giá dầu đạt tới mức mà họ cho là đỉnh điểm. Chỉ tới khi đó, họ mới có động cơ để khai thác dầu và giá dầu không thể tăng cao hơn được nữa.
Như vậy, nếu cho rằng đầu cơ là nguyên nhân đẩy giá dầu tăng cao, thay vì mở đường cho lãi suất thấp, giá dầu xuống thấp như hiện nay có thể thúc đẩy việc tăng lãi suất.
Cùng ngày giá dầu xuống mức 120 USD/thùng, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu thống kê cho thấy lạm phát tính bằng chỉ số giá chi tiêu cá nhân của người Mỹ đã tăng 4,1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,8% so với tháng trước. Trước đây, chỉ sau cơn bão lịch sử Katrina, giá cả ở Mỹ mới tăng mạnh như vậy trong 1 tháng.
Những áp lực giá cả này có thể khiến FED khó hành động mạnh hơn để kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ. Và chính sự đi xuống của kinh tế Mỹ, cùng với sự đi xuống của kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro, chắc chắn là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự đi xuống của giá dầu trong những tuần gần đây.
Một nghiên cứu cho thấy, giá dầu tăng thêm 10% chỉ khiến nhu cầu tiêu thụ dầu của người Mỹ giảm 0,3 - 0,8%. Tuy nhiên, thu nhập của người Mỹ giảm xuống lại có ảnh hưởng lớn hơn. Theo Lehman Brothers, nước Mỹ sẽ tiêu thụ ít đi 430.000 thùng dầu mỗi ngày trong năm nay. Các dấu hiệu của xu hướng mới này đã trở nên rõ ràng. Những chiếc ô tô cỡ lớn sang trọng hiện chỉ chiếm 12 - 13% doanh số xe hơi ở Mỹ, so với mức 18% vào năm ngoái.
Trong tháng 5, tổng quãng đường mà dân Mỹ chạy xe cũng đã giảm 15,5 tỷ km so với cùng kỳ năm ngoái. Rõ ràng, đầu cơ không phải là nhân tố chính phía sau sự biến động của giá dầu, mà là tình hình kinh tế
(Theo Economist)
Mới đây, một nhà cung cấp đã đồng ý giao 1.000 thùng dầu thô ngọt nhẹ tại Cushing vào tháng tới với giá dưới 120 USD/thùng. Mới chỉ tháng trước, giá dầu ở đây vẫn là trên 147 USD/thùng.
Lạc quan là sai lầm?
Việc giá dầu giảm mạnh như vậy đã khiến nhiều người lạc quan hơn về nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, cũng chính việc giá dầu và các loại hàng hóa khác giảm lại là một “triệu chứng” cho thấy những vấn đề kinh tế ở Mỹ nói riêng, và thậm chí trên toàn thế giới, đã trở nên trầm trọng hơn. Như thế, giá dầu giảm chỉ khẳng định thêm nỗi lo ngại bấy lâu của thế giới.
Những người có quan điểm lạc quan có thể lập luận rằng mức giá dầu “cắt cổ” hồi tháng 7 là mức giá ảo, kết quả của tình trạng đầu cơ không lành mạnh và không hề liên quan gì đến thực tế cung cầu của thị trường.
Trên thực tế, các nhà giao dịch dầu lửa hiện nắm giữ trên 286.000 hợp đồng dầu kỳ hạn được giao hàng vào tháng tới ở Cushing. Tuy nhiên, chỉ có một phần rất nhỏ - 2% trong số này - có ý định thực sự nhận dầu thô. Phần lớn trong số họ thậm chí chẳng biết Cushing nằm ở đâu trên bản đồ. Mục đích của họ chỉ là để bán lại hợp đồng trước khi hợp đồng hết hạn để kiếm lời.
Những người nhìn vào mặt sáng của vấn đề cũng hy vọng giá dầu giảm sẽ tạo cơ hội để các ngân hàng trung ương nới tay trong chính sách tiền tệ, nghĩa là hoãn lại việc tăng lãi suất mà họ có ý định phải thực hiện để chống lạm phát.
Trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang nước này (FED) Ben Bernanke cho rằng, các ngân hàng trung ương có “trách nhiệm quyết định” trong vấn đề chặn lại khả năng giá dầu cao tạo ra một cuộc đua “tàn khốc” giữa giá cả và lương bổng. Những cảnh báo tương tự cũng đã được đưa ra bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi ngân hàng này tăng lãi suất đồng Euro vào tháng 7 vừa qua.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ hai lập luận nói trên của những người có quan điểm lạc quan xung đột lẫn nhau. Nếu đầu cơ là lý do đẩy giá dầu lên cao thì chính mức lãi suất cao, thay vì mức lãi suất thấp, mới có thể là chính sách hợp lý, ít nhất trong trung hạn.
Xét cho cùng, lãi suất thấp dẫn tới giá hàng hóa và tài sản cao, như các trường hợp “bong bóng” địa ốc và bất động sản đã cho thấy. Trong một nghiên cứu mới công bố gần đây, nhà phân tích Marco Annunziata của tổ chức UniCredit lập luận rằng một khi cuộc khủng hoảng hiện nay kết thúc, các ngân hàng trung ương có thể phải quay lại với việc tăng lãi suất để đưa lãi suất lên khỏi mức “tạo bong bóng” như hiện nay.
Giá dầu quá cao do lãi suất quá thấp cũng là lập luận của nhà kinh tế học Jeffrey Frankel của Đại học Havard. Ông chỉ ra rằng mức lãi suất hiện nay không đủ để bù đắp cho tốc độ lạm phát, nghĩa là lãi suất thực âm. Kết quả, lợi nhuận từ việc bơm một thùng dầu khỏi lòng đất, bán thùng dầu đó và sử dụng khoản tiền thu được để đầu tư thường thấp hơn so với số tiền có thể thu được bằng cách cứ để dầu nằm yên trong lòng đất và đợi giá tăng cao hơn mới khai thác.
Yếu tố thực sự quyết định giá dầu
Mặc dù chưa có dấu hiệu nào cho thấy các nhà sản xuất dầu “án binh bất động” chờ giá tăng, lý thuyết nói trên cho thấy các nhà sản xuất có thể làm như vậy cho tới khi giá dầu đạt tới mức mà họ cho là đỉnh điểm. Chỉ tới khi đó, họ mới có động cơ để khai thác dầu và giá dầu không thể tăng cao hơn được nữa.
Như vậy, nếu cho rằng đầu cơ là nguyên nhân đẩy giá dầu tăng cao, thay vì mở đường cho lãi suất thấp, giá dầu xuống thấp như hiện nay có thể thúc đẩy việc tăng lãi suất.
Cùng ngày giá dầu xuống mức 120 USD/thùng, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu thống kê cho thấy lạm phát tính bằng chỉ số giá chi tiêu cá nhân của người Mỹ đã tăng 4,1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,8% so với tháng trước. Trước đây, chỉ sau cơn bão lịch sử Katrina, giá cả ở Mỹ mới tăng mạnh như vậy trong 1 tháng.
Những áp lực giá cả này có thể khiến FED khó hành động mạnh hơn để kích thích tăng trưởng kinh tế Mỹ. Và chính sự đi xuống của kinh tế Mỹ, cùng với sự đi xuống của kinh tế khu vực sử dụng đồng Euro, chắc chắn là nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự đi xuống của giá dầu trong những tuần gần đây.
Một nghiên cứu cho thấy, giá dầu tăng thêm 10% chỉ khiến nhu cầu tiêu thụ dầu của người Mỹ giảm 0,3 - 0,8%. Tuy nhiên, thu nhập của người Mỹ giảm xuống lại có ảnh hưởng lớn hơn. Theo Lehman Brothers, nước Mỹ sẽ tiêu thụ ít đi 430.000 thùng dầu mỗi ngày trong năm nay. Các dấu hiệu của xu hướng mới này đã trở nên rõ ràng. Những chiếc ô tô cỡ lớn sang trọng hiện chỉ chiếm 12 - 13% doanh số xe hơi ở Mỹ, so với mức 18% vào năm ngoái.
Trong tháng 5, tổng quãng đường mà dân Mỹ chạy xe cũng đã giảm 15,5 tỷ km so với cùng kỳ năm ngoái. Rõ ràng, đầu cơ không phải là nhân tố chính phía sau sự biến động của giá dầu, mà là tình hình kinh tế
(Theo Economist)