Đĩa DVD Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá tại Ấn Độ
Sản phẩm đĩa ghi DVD-R và DVD-RW của Việt Nam đã bị khẳng định bán phá giá tại Ấn Độ
Tổng vụ Chống bán phá giá thuộc Bộ Công Thương Ấn Độ (DGAD) đã khẳng định có hiện tượng bán phá giá đối với sản phẩm đĩa ghi DVD-R và DVD-RW nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Theo tin từ Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương): DGAD xác định các nhà sản xuất/xuất khẩu của Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đã bán sản phẩm đĩa ghi DVD-R và DVD-RW (Digital Versatile Discs - Recordable có mã HS 8523), tại thị trường Ấn Độ thấp hơn giá trị thông thường.
Cụ thể biên độ phá giá của Malaysia là 34,05% (tương đương 35,92 USD/1.000 chiếc); Thái Lan ở mức 22,51% (tương đương 25,98 USD/1.000 chiếc) và Việt Nam là 64,09% (tương đương 50,51 USD/1.000 chiếc).
Việc điều tra của cơ quan này xuất phát từ đơn khởi kiện của Hiệp hội Sản xuất đĩa quang học Ấn Độ (Optical Disc Manufactures Welfare Association - ODMWA).
Ở Việt Nam có duy nhất một doanh nghiệp là Công ty TNHH Ritek Việt Nam tham gia quá trình điều tra và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra Ấn Độ. Do đó, doanh nghiệp này đã được hưởng mức thuế suất riêng là 29,75 USD/1.000 chiếc. Còn các công ty khác của nước ta phải chịu mức thuế là 50,51 USD/1.000 chiếc.
Malaysia và Thái Lan không có doanh nghiệp nào hợp tác với cơ quan điều tra Ấn Độ. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của hai nước trên sẽ phải chịu mức thuế suất chung tương ứng là 35,92 USD/1.000 chiếc và 25,98 USD/1.000 chiếc.
Năm 2008-2009, đĩa ghi DVD-R và DVD-RW của Việt Nam chiếm thị phần 12,11% tại Ấn Độ. Sản phẩm của Malaysia và Thái Lan lần lượt chiếm thị phần là 3% và 1,7%.
Trước đó, vào ngày 6/3/2009, DGAD đã xác định các nhà sản xuất/xuất khẩu của Iran, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, UAE và Việt Nam đã bán sản phẩm đĩa CD-R tại thị trường Ấn Độ thấp hơn giá trị thông thường với biên độ phá giá tương ứng là Thái Lan: 22,7%; Hàn Quốc: 75,6%; Iran: 68,9%; UAE: 93,7% và Việt Nam: 54,6%.
Sau đó, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ra quyết định áp dụng mức thuế đối với đĩa CD-R của Việt Nam là 46,94 USD/1.000 chiếc. Mức thuế chống bán phá giá này có hiệu lực từ ngày 13/3/2008.
Theo Điều 9A Luật Thuế hải quan Ấn Độ, thời gian áp thuế chống bán phá giá là 5 năm kể từ ngày áp thuế bắt đầu có hiệu lực.
Theo tin từ Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương): DGAD xác định các nhà sản xuất/xuất khẩu của Malaysia, Thái Lan và Việt Nam đã bán sản phẩm đĩa ghi DVD-R và DVD-RW (Digital Versatile Discs - Recordable có mã HS 8523), tại thị trường Ấn Độ thấp hơn giá trị thông thường.
Cụ thể biên độ phá giá của Malaysia là 34,05% (tương đương 35,92 USD/1.000 chiếc); Thái Lan ở mức 22,51% (tương đương 25,98 USD/1.000 chiếc) và Việt Nam là 64,09% (tương đương 50,51 USD/1.000 chiếc).
Việc điều tra của cơ quan này xuất phát từ đơn khởi kiện của Hiệp hội Sản xuất đĩa quang học Ấn Độ (Optical Disc Manufactures Welfare Association - ODMWA).
Ở Việt Nam có duy nhất một doanh nghiệp là Công ty TNHH Ritek Việt Nam tham gia quá trình điều tra và cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra Ấn Độ. Do đó, doanh nghiệp này đã được hưởng mức thuế suất riêng là 29,75 USD/1.000 chiếc. Còn các công ty khác của nước ta phải chịu mức thuế là 50,51 USD/1.000 chiếc.
Malaysia và Thái Lan không có doanh nghiệp nào hợp tác với cơ quan điều tra Ấn Độ. Theo đó, các doanh nghiệp xuất khẩu của hai nước trên sẽ phải chịu mức thuế suất chung tương ứng là 35,92 USD/1.000 chiếc và 25,98 USD/1.000 chiếc.
Năm 2008-2009, đĩa ghi DVD-R và DVD-RW của Việt Nam chiếm thị phần 12,11% tại Ấn Độ. Sản phẩm của Malaysia và Thái Lan lần lượt chiếm thị phần là 3% và 1,7%.
Trước đó, vào ngày 6/3/2009, DGAD đã xác định các nhà sản xuất/xuất khẩu của Iran, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, UAE và Việt Nam đã bán sản phẩm đĩa CD-R tại thị trường Ấn Độ thấp hơn giá trị thông thường với biên độ phá giá tương ứng là Thái Lan: 22,7%; Hàn Quốc: 75,6%; Iran: 68,9%; UAE: 93,7% và Việt Nam: 54,6%.
Sau đó, Bộ Tài chính Ấn Độ đã ra quyết định áp dụng mức thuế đối với đĩa CD-R của Việt Nam là 46,94 USD/1.000 chiếc. Mức thuế chống bán phá giá này có hiệu lực từ ngày 13/3/2008.
Theo Điều 9A Luật Thuế hải quan Ấn Độ, thời gian áp thuế chống bán phá giá là 5 năm kể từ ngày áp thuế bắt đầu có hiệu lực.