Điểm nóng tuần qua: Quyền lực mới của số hóa
Nhiều chuyên gia bình luận cho rằng, Twitter, Facebook, blog đã có vai trò rất lớn trong các cuộc bạo động ở Tunisia, Ai Cập
Nhiều chuyên gia bình luận quốc tế cho rằng, Twitter, Facebook, blog đã có vai trò rất lớn trong các cuộc bạo động ở Tunisia, Ai Cập thời gian vừa qua.
Wael Ghonim, một trong những "biểu tượng" trong phong trào chống đối chính quyền Hosni Mubarak từng trả lời kênh truyền hình CNN rằng: "Cuộc cách mạng bắt đầu trên Facebook".
Baher Esmat, cựu quan chức Bộ Thông tin Ai Cập, thành viên một tổ chức phát triển Internet ở Trung Đông, cũng bình luận, "đốm lửa bắt đầu từ mạng xã hội". Ý kiến của những người như Ghonim, Esmat đã vấp phải sự phản đối của những người cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ các vấn đề xã hội và bức xúc của người dân.
Trên thực tế, việc sử dụng công nghệ cao trong đấu tranh chính trị đã là chuyện "cổ lỗ sĩ". Trong những cuộc biểu tình trước đây, người ta đã dùng tới máy fax để loan tin, băng đĩa nhạc để gửi đi những thông điệp kêu gọi cách mạng. Do vậy, không có gì là lạ, khi trong vấn đề Ai Cập, người dân đã dùng Twitter, Facebook và YouTube với mục đích tương tự.
“Công nghệ từng là một công cụ hỗ trợ, một bộ khuếch âm cho các cuộc cách mạng, nhưng sự khác biệt của các trang mạng xã hội là chúng giúp người ta kết nối trên quy mô toàn cầu”, John Palfrey - đồng giám đốc Trung tâm Berkman về Internet và xã hội thuộc Đại học Harvard, nhận xét.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Joseph Nye, trường Đại học Harvard, sẽ là sai lầm nếu chỉ dựa vào vấn đề Ai Cập mà đã rút ra quá nhiều những bài học về thông tin, công nghệ và quyền lực. Về nguyên tắc, cách mạng thông tin có thể làm giảm độ quyền lực của các nước lớn và tăng cường sức mạnh của nước nhỏ hơn và các thành phần phi nhà nước, nhưng chính trị và quyền lực vẫn phức tạp hơn nhiều và công nghệ sẽ không thể làm thay đổi trong một sớm một chiều.
Từ những gì đã chứng kiến gần đây tại Ai Cập và một số nơi khác, có thể chúng ta mới chỉ bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng của cuộc cách mạng thông tin đối với quyền lực trong thế kỷ này.
Món đồ chơi "đĩa bay" của Việt Nam đã trở thành sản phẩm nổi bật tại hội chợ đồ chơi quốc tế Mỹ lần thứ 108 diễn ra từ 13 - 16/2 tại New York với sự tham gia của hơn 1.000 công ty từ 85 nước. Trang blog công nghệ nổi tiếng Cnet và nhiều báo tại Mỹ bình chọn đĩa bay AFO, sản phẩm của công ty Tosy - Việt Nam là một trong những đồ chơi nổi bật nhất tại hội chợ.
Tờ The Street xếp AFO vào top 5 sản phẩm đồ chơi công nghệ cao của năm 2011. Còn theo đánh giá của Cnet, sản phẩm này đứng thứ 2 trong 20 món đồ chơi đáng chú ý nhất tại hội chợ đồ chơi lớn thứ 3 thế giới này. Đây có thể coi là một trong những gặt hái lớn nhất của đồ chơi Việt trên đấu trường quốc tế từ trước tới nay.
Nhiều chuyên gia nhận định, thị phần của Nokia trên phân khúc điện thoại giá rẻ ở Việt Nam đang bị hao hụt trước sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu điện thoại trong nước vào năm 2011 này. Theo VnMedia, 3 năm trước, các dòng điện thoại có giá dưới hai triệu đồng của Nokia gần như là lựa chọn số 1 của người dùng Việt Nam, nhưng chỉ trong vòng hai năm qua, vị thế này có vẻ đang bị lung lay mạnh.
Đầu tiên phải kể tới sự ra đời của thương hiệu điện thoại Việt Q-Mobile của Viễn thông An Bình (ABTel) vào năm 2008. Ba năm qua, Q-Mobile đã giành đươc những thành công nhất định khi có trong tay trên 20% thị phần thị trường điện thoại tại Việt Nam.
Q-Mobile khiến dòng điện thoại của Nokia ở phân khúc giá rẻ bị mất đi thị phần đáng kể. Thậm chí, trong năm 2011 này, đại diện của thương hiệu Q-Mobile còn đặt mục tiêu vượt hẳn Nokia, nắm trên 50% thị phần điện thoại di động ở Việt Nam.
Ngoài Q-Mobile, lên tiếp trong năm 2009, 2010, các dòng điện thoại Việt khác như điện thoai AVIO của công ty cổ phần Viễn thông Điện tử Vinacap - thành viên thuộc Tập đoàn VNPT, F-Mobile của FPT hay gần đây nhất là Hi-mobile của HiPT, Bluefone của CMC… đã ra mắt. Tất cả đều đang khẳng định mục tiêu tấn công vào thị trường phân khúc người dùng bình dân.
VnMedia cho rằng, nếu như các dòng điện thoại bình dân của Nokia mang đúng nghĩa… bình dân cả về giá cả, và mẫu mã thì điện thoại thương hiệu Việt lại không vậy. Nếu như người dùng dễ dàng liệt kê được các mẫu điện thoại bình dân của Nokia ở phân khúc từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng thì với điện thoại thương hiệu Việt hiện nay, số lượng mẫu mã lại rất phong phú.
Chỉ riêng AVIO cũng đã có tới vài chục mẫu điện thoại khác nhau. Đã vậy, điện thoại Việt còn hơn hẳn ở tính năng. Với mức tiền từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng nêu trên, người dùng đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại thương hiệu Việt có tới hai sim, hai sóng, tích hợp nhiều tính năng. Chụp ảnh, quay camera… đủ cả. Còn nếu từ 2 triệu đồng trở lên, một chiếc điện thoại Việt xài được cả 3G đã nằm trong tầm tay, như điện thoại F-Mobile của FPT chẳng hạn.
Cũng bình luận về điện thoại Việt, Vietnamplus lại trăn trở, có thể dễ dàng nhận thấy, mặc dù được gắn mác “Made in Việt Nam” nhưng hầu hết, linh kiện và phụ kiện của những chiếc điện thoại Việt chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu mở nắp sau của những chiếc điện thoại của Q-Mobile, F-Mobile..., người dùng dễ dàng nhìn thấy dòng chữ ghi nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngoài ra, hầu hết các điện thoại Việt đều có một điểm chung rất “Trung Quốc” là làm nhái một mẫu máy của một hãng nổi tiếng. Ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội điện tử Việt Nam cho biết phần lớn linh kiện điện thoại Việt hiện nay đều xuất xứ từ Trung Quốc, doanh nghiệp hầu như không làm gì mà chỉ có cái tên Việt.
Nhiều người dùng điện thoại thương hiệu Việt đều có chung nhận định điện thoại Việt hiện nay chỉ khác điện thoại Trung Quốc ở giá thành sản phẩm và các ứng dụng, tiện ích cho người Việt sử dụng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt lại cho rằng điện thoại Việt được đặt hàng gia công thiết bị tại Trung Quốc sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm đầu ra, đem lại lợi ích cho khách hàng.
Theo ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc Công ty Viễn thông An Bình (ABTel), hiện rất nhiều thương hiệu quốc tế chỉ kiểm soát phần nghiên cứu và phát triển, thiết kế. Còn phần sản xuất, gia công thì thuê đơn vị khác, có thể tại nước thứ hai, hoặc thứ ba, bởi đó là khu vực đòi hỏi nhiều nhân công nhất và giá trị gia tăng lại thấp nhất.
Thực tế, theo Vietnamplus, việc sở hữu công nghệ, triển khai thương hiệu với hệ thống thương mại thường chiếm 80% giá trị sản phẩm, còn gia công, sản xuất chỉ chiếm 20%. Do đó, dòng chữ “Made in,” tức là “chế tạo tại” không thể hiện sản phẩm đó thuộc một công ty, thương hiệu hay tập đoàn...
Wael Ghonim, một trong những "biểu tượng" trong phong trào chống đối chính quyền Hosni Mubarak từng trả lời kênh truyền hình CNN rằng: "Cuộc cách mạng bắt đầu trên Facebook".
Baher Esmat, cựu quan chức Bộ Thông tin Ai Cập, thành viên một tổ chức phát triển Internet ở Trung Đông, cũng bình luận, "đốm lửa bắt đầu từ mạng xã hội". Ý kiến của những người như Ghonim, Esmat đã vấp phải sự phản đối của những người cho rằng, nguyên nhân xuất phát từ các vấn đề xã hội và bức xúc của người dân.
Trên thực tế, việc sử dụng công nghệ cao trong đấu tranh chính trị đã là chuyện "cổ lỗ sĩ". Trong những cuộc biểu tình trước đây, người ta đã dùng tới máy fax để loan tin, băng đĩa nhạc để gửi đi những thông điệp kêu gọi cách mạng. Do vậy, không có gì là lạ, khi trong vấn đề Ai Cập, người dân đã dùng Twitter, Facebook và YouTube với mục đích tương tự.
“Công nghệ từng là một công cụ hỗ trợ, một bộ khuếch âm cho các cuộc cách mạng, nhưng sự khác biệt của các trang mạng xã hội là chúng giúp người ta kết nối trên quy mô toàn cầu”, John Palfrey - đồng giám đốc Trung tâm Berkman về Internet và xã hội thuộc Đại học Harvard, nhận xét.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Joseph Nye, trường Đại học Harvard, sẽ là sai lầm nếu chỉ dựa vào vấn đề Ai Cập mà đã rút ra quá nhiều những bài học về thông tin, công nghệ và quyền lực. Về nguyên tắc, cách mạng thông tin có thể làm giảm độ quyền lực của các nước lớn và tăng cường sức mạnh của nước nhỏ hơn và các thành phần phi nhà nước, nhưng chính trị và quyền lực vẫn phức tạp hơn nhiều và công nghệ sẽ không thể làm thay đổi trong một sớm một chiều.
Từ những gì đã chứng kiến gần đây tại Ai Cập và một số nơi khác, có thể chúng ta mới chỉ bắt đầu cảm nhận được ảnh hưởng của cuộc cách mạng thông tin đối với quyền lực trong thế kỷ này.
Món đồ chơi "đĩa bay" của Việt Nam đã trở thành sản phẩm nổi bật tại hội chợ đồ chơi quốc tế Mỹ lần thứ 108 diễn ra từ 13 - 16/2 tại New York với sự tham gia của hơn 1.000 công ty từ 85 nước. Trang blog công nghệ nổi tiếng Cnet và nhiều báo tại Mỹ bình chọn đĩa bay AFO, sản phẩm của công ty Tosy - Việt Nam là một trong những đồ chơi nổi bật nhất tại hội chợ.
Tờ The Street xếp AFO vào top 5 sản phẩm đồ chơi công nghệ cao của năm 2011. Còn theo đánh giá của Cnet, sản phẩm này đứng thứ 2 trong 20 món đồ chơi đáng chú ý nhất tại hội chợ đồ chơi lớn thứ 3 thế giới này. Đây có thể coi là một trong những gặt hái lớn nhất của đồ chơi Việt trên đấu trường quốc tế từ trước tới nay.
Nhiều chuyên gia nhận định, thị phần của Nokia trên phân khúc điện thoại giá rẻ ở Việt Nam đang bị hao hụt trước sự cạnh tranh của nhiều thương hiệu điện thoại trong nước vào năm 2011 này. Theo VnMedia, 3 năm trước, các dòng điện thoại có giá dưới hai triệu đồng của Nokia gần như là lựa chọn số 1 của người dùng Việt Nam, nhưng chỉ trong vòng hai năm qua, vị thế này có vẻ đang bị lung lay mạnh.
Đầu tiên phải kể tới sự ra đời của thương hiệu điện thoại Việt Q-Mobile của Viễn thông An Bình (ABTel) vào năm 2008. Ba năm qua, Q-Mobile đã giành đươc những thành công nhất định khi có trong tay trên 20% thị phần thị trường điện thoại tại Việt Nam.
Q-Mobile khiến dòng điện thoại của Nokia ở phân khúc giá rẻ bị mất đi thị phần đáng kể. Thậm chí, trong năm 2011 này, đại diện của thương hiệu Q-Mobile còn đặt mục tiêu vượt hẳn Nokia, nắm trên 50% thị phần điện thoại di động ở Việt Nam.
Ngoài Q-Mobile, lên tiếp trong năm 2009, 2010, các dòng điện thoại Việt khác như điện thoai AVIO của công ty cổ phần Viễn thông Điện tử Vinacap - thành viên thuộc Tập đoàn VNPT, F-Mobile của FPT hay gần đây nhất là Hi-mobile của HiPT, Bluefone của CMC… đã ra mắt. Tất cả đều đang khẳng định mục tiêu tấn công vào thị trường phân khúc người dùng bình dân.
VnMedia cho rằng, nếu như các dòng điện thoại bình dân của Nokia mang đúng nghĩa… bình dân cả về giá cả, và mẫu mã thì điện thoại thương hiệu Việt lại không vậy. Nếu như người dùng dễ dàng liệt kê được các mẫu điện thoại bình dân của Nokia ở phân khúc từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng thì với điện thoại thương hiệu Việt hiện nay, số lượng mẫu mã lại rất phong phú.
Chỉ riêng AVIO cũng đã có tới vài chục mẫu điện thoại khác nhau. Đã vậy, điện thoại Việt còn hơn hẳn ở tính năng. Với mức tiền từ 500 ngàn đồng đến 1,5 triệu đồng nêu trên, người dùng đã có thể sở hữu một chiếc điện thoại thương hiệu Việt có tới hai sim, hai sóng, tích hợp nhiều tính năng. Chụp ảnh, quay camera… đủ cả. Còn nếu từ 2 triệu đồng trở lên, một chiếc điện thoại Việt xài được cả 3G đã nằm trong tầm tay, như điện thoại F-Mobile của FPT chẳng hạn.
Cũng bình luận về điện thoại Việt, Vietnamplus lại trăn trở, có thể dễ dàng nhận thấy, mặc dù được gắn mác “Made in Việt Nam” nhưng hầu hết, linh kiện và phụ kiện của những chiếc điện thoại Việt chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc. Nếu mở nắp sau của những chiếc điện thoại của Q-Mobile, F-Mobile..., người dùng dễ dàng nhìn thấy dòng chữ ghi nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc.
Ngoài ra, hầu hết các điện thoại Việt đều có một điểm chung rất “Trung Quốc” là làm nhái một mẫu máy của một hãng nổi tiếng. Ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội điện tử Việt Nam cho biết phần lớn linh kiện điện thoại Việt hiện nay đều xuất xứ từ Trung Quốc, doanh nghiệp hầu như không làm gì mà chỉ có cái tên Việt.
Nhiều người dùng điện thoại thương hiệu Việt đều có chung nhận định điện thoại Việt hiện nay chỉ khác điện thoại Trung Quốc ở giá thành sản phẩm và các ứng dụng, tiện ích cho người Việt sử dụng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt lại cho rằng điện thoại Việt được đặt hàng gia công thiết bị tại Trung Quốc sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm đầu ra, đem lại lợi ích cho khách hàng.
Theo ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc Công ty Viễn thông An Bình (ABTel), hiện rất nhiều thương hiệu quốc tế chỉ kiểm soát phần nghiên cứu và phát triển, thiết kế. Còn phần sản xuất, gia công thì thuê đơn vị khác, có thể tại nước thứ hai, hoặc thứ ba, bởi đó là khu vực đòi hỏi nhiều nhân công nhất và giá trị gia tăng lại thấp nhất.
Thực tế, theo Vietnamplus, việc sở hữu công nghệ, triển khai thương hiệu với hệ thống thương mại thường chiếm 80% giá trị sản phẩm, còn gia công, sản xuất chỉ chiếm 20%. Do đó, dòng chữ “Made in,” tức là “chế tạo tại” không thể hiện sản phẩm đó thuộc một công ty, thương hiệu hay tập đoàn...