Điểm trượt nào đang chi phối giá vàng?
Chỉ ít phút sau khi chạm đỉnh 1.923,7 USD/ounce, giá vàng tương lai sụt mạnh xuống vùng 1.873,3 USD/ounce khi chốt phiên
Phiên giao dịch đêm qua (6/9), hoạt động giao dịch vàng trồi sụt dữ dội, trong bối cảnh đồng USD bật tăng khá mạnh, đe dọa triển vọng của các thị trường hàng hóa, khiến chứng khoán, xăng dầu đồng loạt giảm sâu.
Trong ngày, có lúc giá vàng tương lai lập kỷ lục mới 1.923,7 USD/ounce khi chứng khoán Mỹ sụt giảm và việc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ thiết lập mức sàn giao dịch giữa đồng nội tệ với Euro, khiến nhà đầu tư càng đoan chắc vàng là kênh đầu tư an toàn nhất hiện nay.
Tuy nhiên, hoạt động chốt lời diễn ra sau đó đã khiến giá vàng hợp đồng tháng 12 quay đầu giảm mạnh hơn 60 USD/ounce từ mức đỉnh và chốt phiên giảm 3,6 USD/ounce so với ngày hôm trước, tương ứng 0,2% xuống 1.873,3 USD/ounce trên sàn Comex ở New York.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 6/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 100,96 điểm, tương ứng 0,90%, xuống còn 11.139,30 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 8,73 điểm, tương ứng 0,74%, xuống còn 1.165,24 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 6,50 điểm, tương ứng 0,26%, xuống chốt ở 2.473,83 điểm.
Tình trạng xuống giá cũng xuất hiện trên các thị trường xăng dầu. Phiên giao dịch 6/9, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10/2011 giảm 43 xu Mỹ, tương ứng 0,5%, xuống 86,02 USD/thùng. Xăng hợp đồng tháng 10 cũng giảm 2 xu Mỹ, tương ứng 0,6%, xuống 2,82 USD/gallon.
Yếu tố tác động mạnh nhất tới các thị trường lúc này vẫn là cuộc khủng hoảng nợ công ở lục địa già, khi ngày càng có nhiều tín hiệu cho thấy châu Âu không thể giải quyết dứt điểm vấn đề này, làm tăng những nghi ngại về sự tồn tại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Hôm 5/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso khẳng định châu Âu sẽ không suy thoái trở lại và đồng Euro vẫn còn “mạnh và linh hoạt”. Theo ông Barroso, dự báo mới nhất của EC cho thấy nền kinh tế khu vực chắc chắn sẽ tăng trưởng”.
Bên cạnh đó, ông Barroso cho biết EC và các chính phủ đang “làm hết sức mình”, từ việc đối phó với vấn đề ngân sách đến tăng cường khả năng quản trị của Khu vực đồng Euro, từ thắt chặt các quy định tài chính đến cải thiện sự chuẩn bị sẵn sàng, để giải quyết dứt điểm vấn đề nợ nần ở khu vực này.
Tuy nhiên, những nhận định lạc quan của ông Barroso đã bị lu mờ, sau khi Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick khẳng định rằng, các biện pháp hỗ trợ thanh khoản hiện nay của Liên minh châu Âu nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công và ngân hàng tại khu vực là chưa đủ.
Theo ông Zoellick, việc ECB cố gắng bơm tiền vào các thị trường thời gian qua chưa thể giải quyết triệt để vấn đề. Ông cho rằng, các nhà lãnh đạo châu Âu phải tăng cường hợp tác trong vấn đề tài chính, hay đưa ra các biện pháp mới giải quyết tình trạng sụt giảm giá trị các khoản nợ công và rủi ro đối với nguồn vốn ngân hàng.
Trước đó, bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng khuyến nghị, châu Âu và Mỹ nên xem xét áp dụng các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế nếu tình hình cho phép, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin hiện đang tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu.
Bà Lagarde cho rằng: “Đối với châu Âu, chúng tôi khuyến khích điều chỉnh các chương trình cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt và xem xét áp dụng các biện pháp kích thích tăng trưởng”. Cuối tuần trước, bà Lagarde đã thúc giục các nhà làm chính sách yêu cầu hệ thống ngân hàng châu Âu bổ sung nguồn vốn.
Trả lời phỏng vấn tuần báo Der Spiegel, bà Lagarde cho rằng các ngân hàng châu Âu cần có thêm vốn để có đủ tiềm lực tài chính chống chọi với các nguy cơ liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ và tăng trưởng yếu. Đó cũng là cách ngăn ngừa sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công.
Tuy nhiên, giám đốc hai ngân hàng hàng đầu châu Âu là Deutsche Bank và BNP Paribas đã "phản pháo" đề xuất của bà Lagarde. Josef Ackermann, Giám đốc Deutsche Bank khẳng định, đề xuất đó không thực tế bởi nó đánh đi tín hiệu rằng, bản thân các chính trị gia không tin vào các biện pháp đang được triển khai.
Không những thế, đề xuất đó là "phản tác dụng" bởi đã thổi phồng cuộc khủng hoảng nợ trong Eurozone và gây tâm lý hoảng sợ cho giới đầu tư. Chủ tịch Ngân hàng Pháp BNP Paribas, Michel Pebereau, cũng lên tiếng: "Rõ ràng là hệ thống ngân hàng châu Âu không cần huy động thêm vốn".
Ngoài ra, hôm 5/9, giá trái phiếu Chính phủ Hy Lạp và Italy đua nhau sụt giảm, trong khi chi phí bảo hiểm nhằm đối phó với nguy cơ vỡ nợ của Italy và Pháp, lại tăng mạnh. Dự kiến, ECB sẽ họp vào ngày 8/9 tới để thảo luận về vấn đề Hy Lạp và đặc biệt là cuộc tranh luận của Italy về chính sách “thắt lưng buộc bụng” mới.
Những tín hiệu này đã khiến nhà đầu tư trên thị trường quốc tế ngày càng tin tưởng hơn vào kênh đầu tư vàng. Giá vàng tăng mạnh thời gian qua, cũng xuất phát bởi các nguyên nhân vĩ mô này. Một yếu tố khác, như đã nói từ đầu, là việc Ngân hàng Thụy Sỹ thiết lập sàn giao dịch giữa đồng Franc của nước này (CHF) với Euro.
Hôm qua, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ khẳng định không thể chấp nhận thêm việc đồng Euro giao dịch dưới mức 1,2 CHF. “Sự tăng giá quá mức của đồng CHF đang đe dọa kinh tế Thụy Sỹ và mang lại rủi ro giảm phát”, ngân hàng cho biết và khẳng định sẽ áp dụng mức sàn mới, trong khi sẵn sàng mua ngoại tệ không hạn chế.
Ngay sau động thái trên của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ, đồng Euro tăng gần 10% lên 1.2139 CHF/Euro. Nhà đầu tư một lần nữa có thêm xung lực để tăng nắm giữ vàng. Tuy nhiên, hoạt động chốt lời quá mạnh sau đó đã khiến thị trường giảm sâu.
Dẫu vậy, giới phân tích cho rằng, với những lý do bất ổn ở trên, giá vàng sẽ sớm lập kỷ lục mới. Động thái của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ ở một khía cạnh nào đó cũng cho thấy, khả năng giảm phát có thể xảy ra với nền kinh tế này, nơi mà đồng Franc cũng tương tự như vàng đang được giới đầu cơ coi là "vịnh tránh bão".
Scott Meyers, một nhà phân tích cao cấp của hãng Pioneer Futures ở New York cho rằng, "mặc dù giá vàng chốt phiên dưới mốc 1.900 USD, nhưng nó vẫn rất, rất mạnh". Meyers có vẻ đoan chắc về sự đi lên của thị trường này khi nhấn mạnh tới hai chữ "rất" trong câu nói của mình.
Tương tự, Ong Yi Ling, nhà phân tích đầu tư của hãng Phillip Futures ở Singapore, tin rằng giá vàng sẽ còn tăng mạnh, do mối lo nợ công của khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục nhấn chìm các thị trường tài chính toàn cầu. Còn theo chuyên gia Frank McGhee, giá vàng sẽ sớm chạm tới 2.000 USD/ounce.
Dự kiến, trong ngày 8/9 tới, Chính phủ Đức có thể sẽ bị hạn chế bớt quyền tự quyết trong các vấn đề ngân sách, bởi một phán quyết của Tòa án Hiến pháp nước này. Đây có thể sẽ là cú sốc mới cho các thị trường tài chính châu Âu, bởi Đức hiện là nước tài trợ lớn nhất cho các quốc gia thành viên đang ngập ngụa trong nợ nần.
Đây từng là một trong những lý do nhấn chìm thị trường chứng khoán châu Âu phiên 5/9, khiến nhà đầu tư hoang mang về viễn cảnh của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nếu điều này thực sự xảy ra, các thị trường tài chính sẽ bị tác động mạnh và vàng lại càng có giá hơn, giới phân tích cho hay.
Trong ngày, có lúc giá vàng tương lai lập kỷ lục mới 1.923,7 USD/ounce khi chứng khoán Mỹ sụt giảm và việc Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ thiết lập mức sàn giao dịch giữa đồng nội tệ với Euro, khiến nhà đầu tư càng đoan chắc vàng là kênh đầu tư an toàn nhất hiện nay.
Tuy nhiên, hoạt động chốt lời diễn ra sau đó đã khiến giá vàng hợp đồng tháng 12 quay đầu giảm mạnh hơn 60 USD/ounce từ mức đỉnh và chốt phiên giảm 3,6 USD/ounce so với ngày hôm trước, tương ứng 0,2% xuống 1.873,3 USD/ounce trên sàn Comex ở New York.
Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên 6/9, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 100,96 điểm, tương ứng 0,90%, xuống còn 11.139,30 điểm. Chỉ số S&P 500 hạ 8,73 điểm, tương ứng 0,74%, xuống còn 1.165,24 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 6,50 điểm, tương ứng 0,26%, xuống chốt ở 2.473,83 điểm.
Tình trạng xuống giá cũng xuất hiện trên các thị trường xăng dầu. Phiên giao dịch 6/9, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 10/2011 giảm 43 xu Mỹ, tương ứng 0,5%, xuống 86,02 USD/thùng. Xăng hợp đồng tháng 10 cũng giảm 2 xu Mỹ, tương ứng 0,6%, xuống 2,82 USD/gallon.
Yếu tố tác động mạnh nhất tới các thị trường lúc này vẫn là cuộc khủng hoảng nợ công ở lục địa già, khi ngày càng có nhiều tín hiệu cho thấy châu Âu không thể giải quyết dứt điểm vấn đề này, làm tăng những nghi ngại về sự tồn tại của Khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Hôm 5/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso khẳng định châu Âu sẽ không suy thoái trở lại và đồng Euro vẫn còn “mạnh và linh hoạt”. Theo ông Barroso, dự báo mới nhất của EC cho thấy nền kinh tế khu vực chắc chắn sẽ tăng trưởng”.
Bên cạnh đó, ông Barroso cho biết EC và các chính phủ đang “làm hết sức mình”, từ việc đối phó với vấn đề ngân sách đến tăng cường khả năng quản trị của Khu vực đồng Euro, từ thắt chặt các quy định tài chính đến cải thiện sự chuẩn bị sẵn sàng, để giải quyết dứt điểm vấn đề nợ nần ở khu vực này.
Tuy nhiên, những nhận định lạc quan của ông Barroso đã bị lu mờ, sau khi Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick khẳng định rằng, các biện pháp hỗ trợ thanh khoản hiện nay của Liên minh châu Âu nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ công và ngân hàng tại khu vực là chưa đủ.
Theo ông Zoellick, việc ECB cố gắng bơm tiền vào các thị trường thời gian qua chưa thể giải quyết triệt để vấn đề. Ông cho rằng, các nhà lãnh đạo châu Âu phải tăng cường hợp tác trong vấn đề tài chính, hay đưa ra các biện pháp mới giải quyết tình trạng sụt giảm giá trị các khoản nợ công và rủi ro đối với nguồn vốn ngân hàng.
Trước đó, bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng khuyến nghị, châu Âu và Mỹ nên xem xét áp dụng các biện pháp kích thích tăng trưởng kinh tế nếu tình hình cho phép, nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng niềm tin hiện đang tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu.
Bà Lagarde cho rằng: “Đối với châu Âu, chúng tôi khuyến khích điều chỉnh các chương trình cắt giảm chi tiêu khắc nghiệt và xem xét áp dụng các biện pháp kích thích tăng trưởng”. Cuối tuần trước, bà Lagarde đã thúc giục các nhà làm chính sách yêu cầu hệ thống ngân hàng châu Âu bổ sung nguồn vốn.
Trả lời phỏng vấn tuần báo Der Spiegel, bà Lagarde cho rằng các ngân hàng châu Âu cần có thêm vốn để có đủ tiềm lực tài chính chống chọi với các nguy cơ liên quan tới cuộc khủng hoảng nợ và tăng trưởng yếu. Đó cũng là cách ngăn ngừa sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công.
Tuy nhiên, giám đốc hai ngân hàng hàng đầu châu Âu là Deutsche Bank và BNP Paribas đã "phản pháo" đề xuất của bà Lagarde. Josef Ackermann, Giám đốc Deutsche Bank khẳng định, đề xuất đó không thực tế bởi nó đánh đi tín hiệu rằng, bản thân các chính trị gia không tin vào các biện pháp đang được triển khai.
Không những thế, đề xuất đó là "phản tác dụng" bởi đã thổi phồng cuộc khủng hoảng nợ trong Eurozone và gây tâm lý hoảng sợ cho giới đầu tư. Chủ tịch Ngân hàng Pháp BNP Paribas, Michel Pebereau, cũng lên tiếng: "Rõ ràng là hệ thống ngân hàng châu Âu không cần huy động thêm vốn".
Ngoài ra, hôm 5/9, giá trái phiếu Chính phủ Hy Lạp và Italy đua nhau sụt giảm, trong khi chi phí bảo hiểm nhằm đối phó với nguy cơ vỡ nợ của Italy và Pháp, lại tăng mạnh. Dự kiến, ECB sẽ họp vào ngày 8/9 tới để thảo luận về vấn đề Hy Lạp và đặc biệt là cuộc tranh luận của Italy về chính sách “thắt lưng buộc bụng” mới.
Những tín hiệu này đã khiến nhà đầu tư trên thị trường quốc tế ngày càng tin tưởng hơn vào kênh đầu tư vàng. Giá vàng tăng mạnh thời gian qua, cũng xuất phát bởi các nguyên nhân vĩ mô này. Một yếu tố khác, như đã nói từ đầu, là việc Ngân hàng Thụy Sỹ thiết lập sàn giao dịch giữa đồng Franc của nước này (CHF) với Euro.
Hôm qua, Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ khẳng định không thể chấp nhận thêm việc đồng Euro giao dịch dưới mức 1,2 CHF. “Sự tăng giá quá mức của đồng CHF đang đe dọa kinh tế Thụy Sỹ và mang lại rủi ro giảm phát”, ngân hàng cho biết và khẳng định sẽ áp dụng mức sàn mới, trong khi sẵn sàng mua ngoại tệ không hạn chế.
Ngay sau động thái trên của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ, đồng Euro tăng gần 10% lên 1.2139 CHF/Euro. Nhà đầu tư một lần nữa có thêm xung lực để tăng nắm giữ vàng. Tuy nhiên, hoạt động chốt lời quá mạnh sau đó đã khiến thị trường giảm sâu.
Dẫu vậy, giới phân tích cho rằng, với những lý do bất ổn ở trên, giá vàng sẽ sớm lập kỷ lục mới. Động thái của Ngân hàng Quốc gia Thụy Sỹ ở một khía cạnh nào đó cũng cho thấy, khả năng giảm phát có thể xảy ra với nền kinh tế này, nơi mà đồng Franc cũng tương tự như vàng đang được giới đầu cơ coi là "vịnh tránh bão".
Scott Meyers, một nhà phân tích cao cấp của hãng Pioneer Futures ở New York cho rằng, "mặc dù giá vàng chốt phiên dưới mốc 1.900 USD, nhưng nó vẫn rất, rất mạnh". Meyers có vẻ đoan chắc về sự đi lên của thị trường này khi nhấn mạnh tới hai chữ "rất" trong câu nói của mình.
Tương tự, Ong Yi Ling, nhà phân tích đầu tư của hãng Phillip Futures ở Singapore, tin rằng giá vàng sẽ còn tăng mạnh, do mối lo nợ công của khu vực đồng tiền chung châu Âu tiếp tục nhấn chìm các thị trường tài chính toàn cầu. Còn theo chuyên gia Frank McGhee, giá vàng sẽ sớm chạm tới 2.000 USD/ounce.
Dự kiến, trong ngày 8/9 tới, Chính phủ Đức có thể sẽ bị hạn chế bớt quyền tự quyết trong các vấn đề ngân sách, bởi một phán quyết của Tòa án Hiến pháp nước này. Đây có thể sẽ là cú sốc mới cho các thị trường tài chính châu Âu, bởi Đức hiện là nước tài trợ lớn nhất cho các quốc gia thành viên đang ngập ngụa trong nợ nần.
Đây từng là một trong những lý do nhấn chìm thị trường chứng khoán châu Âu phiên 5/9, khiến nhà đầu tư hoang mang về viễn cảnh của Khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nếu điều này thực sự xảy ra, các thị trường tài chính sẽ bị tác động mạnh và vàng lại càng có giá hơn, giới phân tích cho hay.