Diễn biến tỷ giá, nhìn từ “lời cảnh báo tháng 7”
Cán cân thanh toán tổng thể không xấu hơn trước, nhưng một tuần nay, giá USD thị trường tự do vẫn cao hơn ngân hàng cả trăm điểm
Cán cân thanh toán tổng thể không xấu hơn trước, nhưng một tuần nay, giá USD thị trường tự do vẫn cao hơn ngân hàng cả trăm điểm.
Có thể đó là diễn biến nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, nhưng điều đáng nói là diễn biến này phần nào chịu ảnh hưởng từ một lời cảnh báo chưa trọn vẹn.
“Lời cảnh báo tháng 7”
Nếu nhìn vào giá mỗi USD bán ra ngày 7/8 ở “chợ” Hà Trung hay Trần Nhân Tông (Hà Nội) với mức 19.230 VND/USD hoặc giá niêm yết ngày 6/8 của Vietcombank là 19.100 VND/USD so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 18.544 VND/USD, hẳn ai cũng nghĩ nguồn cung USD trên thị trường có vấn đề thì mới như vậy.
Nhưng khi hỏi Phòng Kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), họ vẫn bình thản: so với tháng 6/2010 và bình quân 6 tháng đầu năm, lượng mua ngoại tệ của BIDV trong tháng 7 vẫn tăng trên 10%.
Lãnh đạo phòng này đánh giá: nhìn chung, cầu USD có tăng nhưng chưa rõ nét. Những nhu cầu lớn về USD hiện vẫn trong giai đoạn chuẩn bị, chứ chưa hiện thực hóa và ngân hàng đã có phương án chuẩn bị nguồn cung.
Theo quy luật “cung cầu và giá cả”, một lý do chính để giá USD tăng là nguồn cung bớt trù phú. Nhưng nay, các ngân hàng không kêu khó mua USD thì cớ sao giá USD lại tăng như trên, sau 3 tháng ròng (4, 5, 6) chỉ loanh quanh mốc 19.000 VND/USD?
Mang thực tế này hỏi tổng giám đốc một ngân hàng có doanh số mua/bán ngoại tệ hàng đầu trong hệ thống, ông phân tích: đầu năm, giá USD tự do khoảng 19.200 VND nhưng trong các tháng 2,3,4/2010, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương cho phép nhà xuất khẩu vay ngoại tệ, bán ngoại tệ đó lấy VND. Lúc đó, họ chỉ phải trả một mức lãi suất USD khá thấp từ 4% - 4,5%/năm, trong khi lãi suất VND cao hơn khoảng 5%. Nhờ đó, thị trường ngoại hối được bổ sung một nguồn cung ngoại tệ tương đối lớn.
Cùng đó, nhà nhập khẩu cũng không vay tiền đồng mua ngoại tệ như trước mà vay ngoại tệ và làm cho sức cầu ngoại tệ trên thị trường giảm xuống. Hai lý do này, giải thích vì sao tỷ giá trong các tháng 4, 5, 6 bị dìm xuống.
Đến đây, chuyện tỷ giá tự do tăng có vẻ như lại bắt nguồn từ con số tăng trưởng dư nợ tín dụng ngoại tệ 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ lên tới 24% - một mức tăng khá nóng. Giữa lúc đó, một số ngân hàng không thực hiện tốt cân đối giữa chiều huy động và cho vay nên đầu tháng 7/2010, Ngân hàng Nhà nước ra phát đi cảnh báo tình hình cho vay ngoại tệ quá mức, với mong muốn các ngân hàng thương mại phải cân đối tốt lượng ngoại tệ huy động với cho vay để đảm bảo an toàn trong thanh toán.
Khi cảnh báo loan đi, các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc, nhưng phía sau sự “mẫn cán” này, một mối lo rủi ro tỷ giá đã hiện ra từ con số dư nợ ngoại tệ. Vì sao vậy?
Thông thường, đối tượng vay ngoại tệ có hai nhóm chính là nhập khẩu và xuất khẩu. Những nhà nhập khẩu khi vay ngoại tệ, lẽ ra ngày hôm nay phải thanh toán một L/C thì thay vì mua ngoại tệ, nhà nhập khẩu lại vay ngoại tệ để thanh toán, giả định thời hạn vay là 3 tháng thì cầu ngoại tệ trả nợ ngân hàng của nhà nhập khẩu trên thay vì bị áp lực tại ngày hôm nay đã bị đẩy lùi lại để hiện lên 3 tháng sau đó.
Còn đối với nhà xuất khẩu, nếu dòng ngoại tệ của họ trở về vào 3 tháng tới thì ngày hôm nay họ vay ngoại tệ, bán lấy VND thu mua hàng hóa trước và đợi 3 tháng tới khi ngoại tệ về trả nợ ngân hàng. Như vậy, dư nợ ngoại tệ tác động lên cả hai yếu tố cung và cầu của tỷ giá theo hai xu hướng bất lợi: tăng cung hiện tại - giảm cung tương lai; giảm cầu hiện tại - tăng cầu tương lai. Khi cả cung và cầu đều không thuận thì tỷ giá căng thẳng thật dễ hiểu.
Đi tìm “vùng tỷ giá mục tiêu”
Trở lại câu chuyện “lời cảnh báo tháng 7”, vị tổng giám đốc ngân hàng nói trên cho rằng, khi thông điệp được phát đi, thị trường hiểu rằng, tại thời điểm đó sẽ xuất hiện một “cầu mới”.
Yếu tố “cầu mới” này nằm trong xu hướng bất lợi như phân tích ở trên và vì thế, đã nảy sinh hành vi vừa găm giữ, vừa mua vào và không hoặc không thể tiếp tục vay ngoại tệ ngân hàng, làm cho ngoại tệ từ kênh huy động không thể chuyển sang kênh kinh doanh.
Lẽ ra, Ngân hàng Nhà nước đã có thể làm tốt thêm so với những gì đã cảnh báo. Bởi lẽ, 6 tháng đầu năm, dư nợ ngoại tệ tăng tới 24%, với giả định số tuyệt đối là 2 tỷ USD thì không có nghĩa ngần ấy dư nợ đến hạn cùng một thời điểm mà mang tính chất gối đầu lên nhau; chưa kể, trong thời gian còn lại của năm, Ngân hàng Nhà nước cũng không công bố cụ thể con số nợ ngoại tệ đến hạn trả nợ từng thời điểm là bao nhiêu.
Cuối tháng 7 vừa qua, Vụ trưởng Vụ Dự báo - Thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) có công bố một bài viết với các chi tiết thông tin về cán cân thanh toán tổng thể, cân đối vĩ mô… nhưng đó chỉ là những con số của 6 tháng trước và không kèm ước đoán số liệu thời gian còn lại của năm.
Đối với đợt tăng tỷ giá này, rất có thể Ngân hàng Nhà nước đã xem xét và chỉ coi đó là “bẫy tăng”, không phải là tăng thật; đồng thời chọn một thái độ ứng xử là bình thản chờ đợi thị trường tự ổn định. Nhưng với vai trò dẫn dắt thị trường, đồng thời là người mua/bán cuối cùng trên thị trường, ngần ấy liệu đã đủ?
Có người kể chuyện vui: một ông bố nói với con: “Đêm khuya, các con đừng ra đường, có thể có ma. Nhưng, bố nghĩ là không có ma, còn nếu có, bố sẽ ứng cứu kịp thời”. Ngay lập tức, đứa bé rỉ tai cho các bạn và tất cả đều ở nhà vào ban đêm, mà không kèm theo nỗi sợ hãi nào.
Từ góc nhìn của người viết, đối với “lời cảnh báo tháng 7”, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ đạt mục đích “phanh” lại tín dụng ngoại tệ nhằm đảm bảo an toàn thanh toán, và vì không làm gì hơn thế, nên đã vô tình gửi theo một “bóng ma” rủi ro tỷ giá. Do chưa bao giờ Ngân hàng Nhà nước tuyên bố: nếu tỷ giá tăng ở mức này mức kia thì sẽ can thiệp, nên hành vi thị trường vừa không cảm nhận được “vùng tỷ giá mục tiêu” của Ngân hàng Nhà nước để hướng hành vi của mình vào đó, vừa bị nỗi lo rủi ro tỷ giá.
Vậy, “vùng tỷ giá mục tiêu” là gì? Một chuyên gia ngân hàng phân tích: “vùng tỷ giá mục tiêu” của VND chính là xác định sự tăng/giảm giá trị đồng nội tệ trong mối tương tác, quan hệ gần gũi với các ngoại tệ khác như USD, Nhân dân tệ, Yên Nhật, Bath (Thái), Ringit Malaysia, Đô la Singapore, Đô la Hồng Kông… dưới góc độ thương mại, đầu tư, vay nợ quốc gia, lạm phát… để từ đó hình thành nên “vùng tỷ giá mục tiêu” ở mức tối ưu nhất.
Ngân hàng Nhà nước có thể lượng hóa được “vùng tỷ giá mục tiêu” nhưng không có nghĩa phải công bố các con số cụ thể đó ra thị trường mà chỉ hành động bằng cách tạo cung, tạo cầu; phát tín hiệu ra thị trường rằng: trong thời điểm hiện nay, nếu cầm nắm USD với lãi suất thấp có thể được bù đắp với giả định giá USD tăng nhưng cũng phải lưu ý, người nào bán đồng USD để nắm giữ VND có lãi suất cao thì có thể trong tương lai, có thể phải dùng nhiều VND để mua một USD.
Hay nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước có thể cung cấp những thông tin có liên quan đến thị trường để tất cả phần tử tham gia thị trường có một tư duy mạch lạc, rõ ràng trước tác động của các quy luật khách quan. Ví dụ: công bố số liệu công khai cán cân thanh toán, cán cân thương mại, giao dịch vốn, dự trữ ngoại hối cùng những cam kết về nguyên tắc can thiệp của một ngân hàng trung ương để bình ổn tỷ giá ở một “vùng tỷ giá mục tiêu”... Như vậy, khi thị trường có đủ thông tin, sẽ tự tạo ra cung, cầu phù hợp; đồng thời tránh được sự vô tình cổ xúy cho hành vi đầu cơ vào đồng tiền này hay đồng tiền kia.
Có thể đó là diễn biến nằm trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, nhưng điều đáng nói là diễn biến này phần nào chịu ảnh hưởng từ một lời cảnh báo chưa trọn vẹn.
“Lời cảnh báo tháng 7”
Nếu nhìn vào giá mỗi USD bán ra ngày 7/8 ở “chợ” Hà Trung hay Trần Nhân Tông (Hà Nội) với mức 19.230 VND/USD hoặc giá niêm yết ngày 6/8 của Vietcombank là 19.100 VND/USD so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 18.544 VND/USD, hẳn ai cũng nghĩ nguồn cung USD trên thị trường có vấn đề thì mới như vậy.
Nhưng khi hỏi Phòng Kinh doanh ngoại tệ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), họ vẫn bình thản: so với tháng 6/2010 và bình quân 6 tháng đầu năm, lượng mua ngoại tệ của BIDV trong tháng 7 vẫn tăng trên 10%.
Lãnh đạo phòng này đánh giá: nhìn chung, cầu USD có tăng nhưng chưa rõ nét. Những nhu cầu lớn về USD hiện vẫn trong giai đoạn chuẩn bị, chứ chưa hiện thực hóa và ngân hàng đã có phương án chuẩn bị nguồn cung.
Theo quy luật “cung cầu và giá cả”, một lý do chính để giá USD tăng là nguồn cung bớt trù phú. Nhưng nay, các ngân hàng không kêu khó mua USD thì cớ sao giá USD lại tăng như trên, sau 3 tháng ròng (4, 5, 6) chỉ loanh quanh mốc 19.000 VND/USD?
Mang thực tế này hỏi tổng giám đốc một ngân hàng có doanh số mua/bán ngoại tệ hàng đầu trong hệ thống, ông phân tích: đầu năm, giá USD tự do khoảng 19.200 VND nhưng trong các tháng 2,3,4/2010, Ngân hàng Nhà nước có chủ trương cho phép nhà xuất khẩu vay ngoại tệ, bán ngoại tệ đó lấy VND. Lúc đó, họ chỉ phải trả một mức lãi suất USD khá thấp từ 4% - 4,5%/năm, trong khi lãi suất VND cao hơn khoảng 5%. Nhờ đó, thị trường ngoại hối được bổ sung một nguồn cung ngoại tệ tương đối lớn.
Cùng đó, nhà nhập khẩu cũng không vay tiền đồng mua ngoại tệ như trước mà vay ngoại tệ và làm cho sức cầu ngoại tệ trên thị trường giảm xuống. Hai lý do này, giải thích vì sao tỷ giá trong các tháng 4, 5, 6 bị dìm xuống.
Đến đây, chuyện tỷ giá tự do tăng có vẻ như lại bắt nguồn từ con số tăng trưởng dư nợ tín dụng ngoại tệ 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ lên tới 24% - một mức tăng khá nóng. Giữa lúc đó, một số ngân hàng không thực hiện tốt cân đối giữa chiều huy động và cho vay nên đầu tháng 7/2010, Ngân hàng Nhà nước ra phát đi cảnh báo tình hình cho vay ngoại tệ quá mức, với mong muốn các ngân hàng thương mại phải cân đối tốt lượng ngoại tệ huy động với cho vay để đảm bảo an toàn trong thanh toán.
Khi cảnh báo loan đi, các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm túc, nhưng phía sau sự “mẫn cán” này, một mối lo rủi ro tỷ giá đã hiện ra từ con số dư nợ ngoại tệ. Vì sao vậy?
Thông thường, đối tượng vay ngoại tệ có hai nhóm chính là nhập khẩu và xuất khẩu. Những nhà nhập khẩu khi vay ngoại tệ, lẽ ra ngày hôm nay phải thanh toán một L/C thì thay vì mua ngoại tệ, nhà nhập khẩu lại vay ngoại tệ để thanh toán, giả định thời hạn vay là 3 tháng thì cầu ngoại tệ trả nợ ngân hàng của nhà nhập khẩu trên thay vì bị áp lực tại ngày hôm nay đã bị đẩy lùi lại để hiện lên 3 tháng sau đó.
Còn đối với nhà xuất khẩu, nếu dòng ngoại tệ của họ trở về vào 3 tháng tới thì ngày hôm nay họ vay ngoại tệ, bán lấy VND thu mua hàng hóa trước và đợi 3 tháng tới khi ngoại tệ về trả nợ ngân hàng. Như vậy, dư nợ ngoại tệ tác động lên cả hai yếu tố cung và cầu của tỷ giá theo hai xu hướng bất lợi: tăng cung hiện tại - giảm cung tương lai; giảm cầu hiện tại - tăng cầu tương lai. Khi cả cung và cầu đều không thuận thì tỷ giá căng thẳng thật dễ hiểu.
Đi tìm “vùng tỷ giá mục tiêu”
Trở lại câu chuyện “lời cảnh báo tháng 7”, vị tổng giám đốc ngân hàng nói trên cho rằng, khi thông điệp được phát đi, thị trường hiểu rằng, tại thời điểm đó sẽ xuất hiện một “cầu mới”.
Yếu tố “cầu mới” này nằm trong xu hướng bất lợi như phân tích ở trên và vì thế, đã nảy sinh hành vi vừa găm giữ, vừa mua vào và không hoặc không thể tiếp tục vay ngoại tệ ngân hàng, làm cho ngoại tệ từ kênh huy động không thể chuyển sang kênh kinh doanh.
Lẽ ra, Ngân hàng Nhà nước đã có thể làm tốt thêm so với những gì đã cảnh báo. Bởi lẽ, 6 tháng đầu năm, dư nợ ngoại tệ tăng tới 24%, với giả định số tuyệt đối là 2 tỷ USD thì không có nghĩa ngần ấy dư nợ đến hạn cùng một thời điểm mà mang tính chất gối đầu lên nhau; chưa kể, trong thời gian còn lại của năm, Ngân hàng Nhà nước cũng không công bố cụ thể con số nợ ngoại tệ đến hạn trả nợ từng thời điểm là bao nhiêu.
Cuối tháng 7 vừa qua, Vụ trưởng Vụ Dự báo - Thống kê tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) có công bố một bài viết với các chi tiết thông tin về cán cân thanh toán tổng thể, cân đối vĩ mô… nhưng đó chỉ là những con số của 6 tháng trước và không kèm ước đoán số liệu thời gian còn lại của năm.
Đối với đợt tăng tỷ giá này, rất có thể Ngân hàng Nhà nước đã xem xét và chỉ coi đó là “bẫy tăng”, không phải là tăng thật; đồng thời chọn một thái độ ứng xử là bình thản chờ đợi thị trường tự ổn định. Nhưng với vai trò dẫn dắt thị trường, đồng thời là người mua/bán cuối cùng trên thị trường, ngần ấy liệu đã đủ?
Có người kể chuyện vui: một ông bố nói với con: “Đêm khuya, các con đừng ra đường, có thể có ma. Nhưng, bố nghĩ là không có ma, còn nếu có, bố sẽ ứng cứu kịp thời”. Ngay lập tức, đứa bé rỉ tai cho các bạn và tất cả đều ở nhà vào ban đêm, mà không kèm theo nỗi sợ hãi nào.
Từ góc nhìn của người viết, đối với “lời cảnh báo tháng 7”, Ngân hàng Nhà nước mới chỉ đạt mục đích “phanh” lại tín dụng ngoại tệ nhằm đảm bảo an toàn thanh toán, và vì không làm gì hơn thế, nên đã vô tình gửi theo một “bóng ma” rủi ro tỷ giá. Do chưa bao giờ Ngân hàng Nhà nước tuyên bố: nếu tỷ giá tăng ở mức này mức kia thì sẽ can thiệp, nên hành vi thị trường vừa không cảm nhận được “vùng tỷ giá mục tiêu” của Ngân hàng Nhà nước để hướng hành vi của mình vào đó, vừa bị nỗi lo rủi ro tỷ giá.
Vậy, “vùng tỷ giá mục tiêu” là gì? Một chuyên gia ngân hàng phân tích: “vùng tỷ giá mục tiêu” của VND chính là xác định sự tăng/giảm giá trị đồng nội tệ trong mối tương tác, quan hệ gần gũi với các ngoại tệ khác như USD, Nhân dân tệ, Yên Nhật, Bath (Thái), Ringit Malaysia, Đô la Singapore, Đô la Hồng Kông… dưới góc độ thương mại, đầu tư, vay nợ quốc gia, lạm phát… để từ đó hình thành nên “vùng tỷ giá mục tiêu” ở mức tối ưu nhất.
Ngân hàng Nhà nước có thể lượng hóa được “vùng tỷ giá mục tiêu” nhưng không có nghĩa phải công bố các con số cụ thể đó ra thị trường mà chỉ hành động bằng cách tạo cung, tạo cầu; phát tín hiệu ra thị trường rằng: trong thời điểm hiện nay, nếu cầm nắm USD với lãi suất thấp có thể được bù đắp với giả định giá USD tăng nhưng cũng phải lưu ý, người nào bán đồng USD để nắm giữ VND có lãi suất cao thì có thể trong tương lai, có thể phải dùng nhiều VND để mua một USD.
Hay nói cách khác, Ngân hàng Nhà nước có thể cung cấp những thông tin có liên quan đến thị trường để tất cả phần tử tham gia thị trường có một tư duy mạch lạc, rõ ràng trước tác động của các quy luật khách quan. Ví dụ: công bố số liệu công khai cán cân thanh toán, cán cân thương mại, giao dịch vốn, dự trữ ngoại hối cùng những cam kết về nguyên tắc can thiệp của một ngân hàng trung ương để bình ổn tỷ giá ở một “vùng tỷ giá mục tiêu”... Như vậy, khi thị trường có đủ thông tin, sẽ tự tạo ra cung, cầu phù hợp; đồng thời tránh được sự vô tình cổ xúy cho hành vi đầu cơ vào đồng tiền này hay đồng tiền kia.