Diễn đàn Danh nhân đá quý Quốc tế tại CAEXPO 2010
Diễn đàn Danh nhân đá quý Quốc tế lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hội chợ Trung Quốc- ASEAN (CAEXPO) 2010, từ ngày 20- 24/10
Diễn đàn Danh nhân đá quý Quốc tế lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hội chợ Trung Quốc- ASEAN (CAEXPO) 2010, từ ngày 20- 24/10. Đây là một hoạt động mới trong sự hợp tác về lĩnh vực đá quý giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.
Do Trung tâm Quản lý đá quý thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc và Ban thư ký CAEXPO 2010 đồng tổ chức, diễn đàn xoay quanh các vấn đề về giao thương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, xóa bỏ rào cản về mậu dịch giữa các bên, nghiên cứu sự hợp tác và phát triển của ngành đá quý theo xu hướng mới nhất, tìm kiếm những hình thức hợp tác giao lưu trong lĩnh vực này.
Diễn đàn diễn ra với sự tham dự của Chủ tịch Hiệp hội Đá quý, Liên minh Đá quý Quốc tế, các đại biểu của ngành đá quý các quốc gia ASEAN và đại biểu ngành đá quý của Hong Kong, Đài Loan, Ma Cao và Trung Quốc. Các quan chức các bộ ngành chủ quản đá quý và phụ trách các hiệp hội ngành đá quý tại các quốc gia ASEAN cũng được mời tham dự .
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng liên tục của kinh tế, tiềm năng thị trường tiêu thụ đồ trang sức đá quý Trung Quốc rất lớn. Hiện nay, sức tiêu thụ đồ trang sức đá quý Trung Quốc đứng thứ 3 trên thế giới sau nước Mỹ và Nhật.
Theo nhận xét của các chuyên gia trong ngành, trong các loại đồ trang sức đá quý, những chủng loại đặc sắc được đông đảo người dân Trung Quốc ưa chuộng là: “cáp huyết hồng”, “hoàng gia lam” của Myarnmar, hồng ngọc và ngọc lam của Thái Lan, đá quý của Việt Nam, hồng ngọc và chế phẩm bạc của Campuchia…
Từ ngày chính thức đi vào hoạt động (1/1/2010), khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành đá quý giữa Trung Quốc và ASEAN. Hơn 90% hàng hóa của Trung Quốc và ASEAN thực hiện miễn thuế, trong đó thuế quan của chân châu, kim cương, đá quý, phỉ thúy giảm đến 0%, còn đồ trang sức khảm nạm như chân châu, đá quý, phỉ thúy là 5%. Chính sách ưu đãi này đã có ảnh hưởng tích cực cho ngành đá quý Trung Quốc và ASEAN, dẫn đến các hoạt động kinh tế thương mại hai bên ngày càng sôi động.
Do Trung tâm Quản lý đá quý thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc và Ban thư ký CAEXPO 2010 đồng tổ chức, diễn đàn xoay quanh các vấn đề về giao thương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, xóa bỏ rào cản về mậu dịch giữa các bên, nghiên cứu sự hợp tác và phát triển của ngành đá quý theo xu hướng mới nhất, tìm kiếm những hình thức hợp tác giao lưu trong lĩnh vực này.
Diễn đàn diễn ra với sự tham dự của Chủ tịch Hiệp hội Đá quý, Liên minh Đá quý Quốc tế, các đại biểu của ngành đá quý các quốc gia ASEAN và đại biểu ngành đá quý của Hong Kong, Đài Loan, Ma Cao và Trung Quốc. Các quan chức các bộ ngành chủ quản đá quý và phụ trách các hiệp hội ngành đá quý tại các quốc gia ASEAN cũng được mời tham dự .
Cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng liên tục của kinh tế, tiềm năng thị trường tiêu thụ đồ trang sức đá quý Trung Quốc rất lớn. Hiện nay, sức tiêu thụ đồ trang sức đá quý Trung Quốc đứng thứ 3 trên thế giới sau nước Mỹ và Nhật.
Theo nhận xét của các chuyên gia trong ngành, trong các loại đồ trang sức đá quý, những chủng loại đặc sắc được đông đảo người dân Trung Quốc ưa chuộng là: “cáp huyết hồng”, “hoàng gia lam” của Myarnmar, hồng ngọc và ngọc lam của Thái Lan, đá quý của Việt Nam, hồng ngọc và chế phẩm bạc của Campuchia…
Từ ngày chính thức đi vào hoạt động (1/1/2010), khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành đá quý giữa Trung Quốc và ASEAN. Hơn 90% hàng hóa của Trung Quốc và ASEAN thực hiện miễn thuế, trong đó thuế quan của chân châu, kim cương, đá quý, phỉ thúy giảm đến 0%, còn đồ trang sức khảm nạm như chân châu, đá quý, phỉ thúy là 5%. Chính sách ưu đãi này đã có ảnh hưởng tích cực cho ngành đá quý Trung Quốc và ASEAN, dẫn đến các hoạt động kinh tế thương mại hai bên ngày càng sôi động.