Điện thoại rởm, chợ đen công nghệ lan tràn
Buôn bán thông tin thẻ tín dụng và tài khoản ngân hàng ăn cắp đang trở thành một "nghề" hấp dẫn trong thế giới số hiện nay
Cứ 5 chiếc điện thoại bán trên thế giới hiện nay thì có 1 chiếc là hàng sao chép bất hợp pháp hoặc không có giấy phép, hãng điện thoại di động hàng đầu thế giới Nokia cho hay. Điều này đang làm ảnh hưởng đến vị trí của những nhà sản xuất điện thoại như Nokia tại các thị trường mới nổi.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Esko Aho, thành viên ban điều hành Nokia cho hay, hầu hết những chiếc điện thoại rởm này có xuất xứ từ Trung Quốc, riêng loại không giấy phép thì nhan nhản khắp toàn cầu, từ châu Á, Mỹ Latin cho tới cả một số khu vực thuộc châu Âu.
Theo báo cáo hồi tháng 11/2010 của hãng đánh giá thị trường Gartner, tăng trưởng của nhóm nhà sản xuất di động không nhãn hiệu cùng doanh số điện thoại thông minh đã thúc đẩy một phần ba doanh số bán điện thoại di động. Gartner cho hay, năm nay, thị trường sẽ tăng trưởng khoảng 30%.
Thậm chí, Gartner ước tính, thị trường điện thoại dỏm đã chiếm tới 20% thị phần, nhưng điều này tới nay vẫn còn là một dấu hỏi.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của hãng bảo mật Panda, tội phạm mạng đang bán các thông tin thẻ tín dụng với giá chỉ khoảng 2 USD và cho thuê các mạng lưới máy tính ma phục vụ phát tán thư rác với giá 15 USD. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hai trong số vô vàn mặt hàng đang được bán trên "chợ đen" trực tuyến.
Sau một thời gian điều tra các mạng lưới tội phạm trực tuyến, các nhà nghiên cứu tại PandaLabs, phòng nghiên cứu chống mã độc thuộc hãng Panda Security, đã đưa ra một danh sách giá các sản phẩm liên quan tới hoạt động tội phạm mạng.
"Đây là một ngành công nghiệp đang tăng trưởng mạnh mẽ và các tội phạm mạng đang tiếp tay cho những hành vi đánh cắp thông tin cá nhân nhằm thu lợi bất chính", PandaLabs cho biết.
Cơ quan này đã phát hiện được một mạng lưới rất lớn chuyên bán các thông tin ngân hàng cùng với rất nhiều dạng sản phẩm trên các diễn đàn và hơn 50 cửa hàng trực tuyến.
Chợ đen của tội phạm mạng tập trung phân phối thông tin chi tiết thẻ tín dụng và ngân hàng bị đánh cắp từ mọi người dùng trên thế giới, đa dạng hóa mô hình kinh doanh trong năm 2010 và hiện bán các thông tin bí mật trên phạm vi rộng lớn gồm thông tin ngân hàng, mật khẩu, thẻ tín dụng giả,…
Ngoài ra, PandaLabs còn cung cấp thông tin chi tiết về giá cả và các loại thông tin bị đánh cắp được bán ở chợ đen số. Cụ thể, dữ liệu có thể được mua với giá 2 USD/1 thẻ tín dụng. Tuy nhiên, 2 USD sẽ không cung cấp cho người mua thông tin bổ sung hay xác minh số dư tài khoản sẵn có.
Nếu người mua muốn bảo đảm cho dòng thẻ tín dụng có sẵn hay số dư ngân hàng, thì giá sẽ tăng lên 80 USD cho các số dư tài khoản khỏ và nâng lên 700 USD để truy cập vào các tài khoản có số dư được bảo lãnh 82.000 USD.
PandaLabs cũng cho hay, giá thuê mạng máy tính ma để gửi tin nhắn rác có giá khởi điểm là 15 USD. Ngoài ra, tội phạm mạng còn rao bán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ sao chép với giá từ 180 USD...
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Esko Aho, thành viên ban điều hành Nokia cho hay, hầu hết những chiếc điện thoại rởm này có xuất xứ từ Trung Quốc, riêng loại không giấy phép thì nhan nhản khắp toàn cầu, từ châu Á, Mỹ Latin cho tới cả một số khu vực thuộc châu Âu.
Theo báo cáo hồi tháng 11/2010 của hãng đánh giá thị trường Gartner, tăng trưởng của nhóm nhà sản xuất di động không nhãn hiệu cùng doanh số điện thoại thông minh đã thúc đẩy một phần ba doanh số bán điện thoại di động. Gartner cho hay, năm nay, thị trường sẽ tăng trưởng khoảng 30%.
Thậm chí, Gartner ước tính, thị trường điện thoại dỏm đã chiếm tới 20% thị phần, nhưng điều này tới nay vẫn còn là một dấu hỏi.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của hãng bảo mật Panda, tội phạm mạng đang bán các thông tin thẻ tín dụng với giá chỉ khoảng 2 USD và cho thuê các mạng lưới máy tính ma phục vụ phát tán thư rác với giá 15 USD. Tuy nhiên, đây mới chỉ là hai trong số vô vàn mặt hàng đang được bán trên "chợ đen" trực tuyến.
Sau một thời gian điều tra các mạng lưới tội phạm trực tuyến, các nhà nghiên cứu tại PandaLabs, phòng nghiên cứu chống mã độc thuộc hãng Panda Security, đã đưa ra một danh sách giá các sản phẩm liên quan tới hoạt động tội phạm mạng.
"Đây là một ngành công nghiệp đang tăng trưởng mạnh mẽ và các tội phạm mạng đang tiếp tay cho những hành vi đánh cắp thông tin cá nhân nhằm thu lợi bất chính", PandaLabs cho biết.
Cơ quan này đã phát hiện được một mạng lưới rất lớn chuyên bán các thông tin ngân hàng cùng với rất nhiều dạng sản phẩm trên các diễn đàn và hơn 50 cửa hàng trực tuyến.
Chợ đen của tội phạm mạng tập trung phân phối thông tin chi tiết thẻ tín dụng và ngân hàng bị đánh cắp từ mọi người dùng trên thế giới, đa dạng hóa mô hình kinh doanh trong năm 2010 và hiện bán các thông tin bí mật trên phạm vi rộng lớn gồm thông tin ngân hàng, mật khẩu, thẻ tín dụng giả,…
Ngoài ra, PandaLabs còn cung cấp thông tin chi tiết về giá cả và các loại thông tin bị đánh cắp được bán ở chợ đen số. Cụ thể, dữ liệu có thể được mua với giá 2 USD/1 thẻ tín dụng. Tuy nhiên, 2 USD sẽ không cung cấp cho người mua thông tin bổ sung hay xác minh số dư tài khoản sẵn có.
Nếu người mua muốn bảo đảm cho dòng thẻ tín dụng có sẵn hay số dư ngân hàng, thì giá sẽ tăng lên 80 USD cho các số dư tài khoản khỏ và nâng lên 700 USD để truy cập vào các tài khoản có số dư được bảo lãnh 82.000 USD.
PandaLabs cũng cho hay, giá thuê mạng máy tính ma để gửi tin nhắn rác có giá khởi điểm là 15 USD. Ngoài ra, tội phạm mạng còn rao bán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ sao chép với giá từ 180 USD...