Điều chỉnh IPO đối với doanh nghiệp nhà nước?
Chính phủ đang cân nhắc điều chỉnh lộ trình phát hành cổ phiểu lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp lớn
Chính phủ đang cân nhắc điều chỉnh lộ trình phát hành cổ phiểu lần đầu ra công chúng (IPO) của các doanh nghiệp lớn trong 2007 vì e ngại thất thu thặng dư vốn qua đấu giá. Thực tế này có phá vỡ lộ trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước?
Theo Quyết định 1729/CP, từ 2007 - 2010, Chính phủ sẽ tiến hành cổ phần hóa 71 tập đoàn và tổng công ty lớn của Nhà nước. Năm 2007 sẽ cổ phần hóa 20 doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL... và Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị của Hà Nội.
Nhưng theo ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Chính phủ đang cân nhắc lộ trình IPO của các doanh nghiệp này, do thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán có dấu hiệu cung vượt cầu.
Ông Dũng cho biết thêm: những doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa hiện nay đều có quy mô gấp khoảng 100 lần những doanh nghiệp trước kia. Trong lúc thị trường chứng khoán cung đang vượt cầu, việc cung thêm hàng từ những doanh nghiệp nhà nước có thể khiến Nhà nước thất thu một lượng vốn thặng dư rất lớn trong quá trình đấu giá cổ phiếu.
Đồng tình với ông Dũng, ông Ngô Trí Long, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, việc điều chỉnh IPO các doanh nghiệp nhà nước là nhằm tránh lặp lại "bài học nước Nga". Ông Long nói: "Khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nước Nga đã bán tống bán tháo, bán ồ ạt cổ phần những doanh nghiệp lớn. Những kẻ cơ hội đã tìm cách mua thật nhiều, thật rẻ và thâu tóm sở hữu tiền của Nhà nước". Giới truyền thông nước ngoài đã gọi tiến trình cổ phần hóa của Nga là "tấn thảm kịch!".
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nhận định: "Chính phủ điều chỉnh lại lộ trình IPO đối với một số doanh nghiệp nhà nước là hợp lý. Những thời điểm chưa hiệu quả thì chưa nên tiến hành IPO".
Nhìn chung, quan điểm của Chính phủ và các chuyên gia kinh tế cũng nhận được sự đồng tình của nhiều nhà đầu tư cá nhân. Anh Nguyễn Thanh Dương, một tay chuyên "lướt sóng" tại sàn SeABS nói: "Nếu Nhà nước cung thêm hàng bây giờ là thiệt lớn".
Trong nỗi "lo hộ" cho Nhà nước thì anh Dương hiện đang "ôm" gần 3 tỷ giá trị đầu tư cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt và trước đó là Hoà Phát với Mediplantex. Chúng đều là hàng OTC và nằm chung trong tình trạng giao dịch bị đình trệ. Anh Long không muốn Nhà nước cung thêm hàng trong khi anh chưa giải toả được số hàng đã ôm trước đó với giá khá cao.
Nhưng quan điểm này lại không nhận được sự đồng tình của giới "Việt kiều Nga". Từ đầu 2007, khi Chính phủ Nga thắt chặt các giao dịch làm ăn, buôn bán của người nước ngoài, trong đó có người Việt, đã xuất hiện một dòng vốn từ những đối tượng này về Việt Nam đầu tư bất động sản và ôm cổ phiếu. Tại các thời điểm diễn ra đấu giá Đạm Phú Mỹ và Bảo Việt, các nhà đầu tư này thường xuyên đôn đáo săn tin "cơ mật" để ra quyết định bỏ giá nhằm đạt mục đích găm hàng nhưng không bị hớ.
Nguyễn Minh Long, người "cầm chịch" một trong các nhóm đầu tư trên cho biết, kết thúc đợt đấu giá của hai "đại gia" trên, nhóm của anh đang găm gần 20 tỷ đồng tổng giá trị đầu tư và đang chờ đợi mua cổ phiếu các ngân hàng Vietcombank, Phát triển nhà ĐBSCL khi IPO theo lộ trình.
Theo số liệu tổng kết của cơ quan chức năng, tính đến hết 2006, cả nước đã cổ phần hóa được 2.935 doanh nghiệp nhà nước nhưng có tới 80% thực hiện từ 2001 đến nay. Theo đánh giá của các chuyên gia, Nhà nước mới chỉ bán "sàng giữa chợ" chứ chưa bán những "miếng giữa làng".
Bằng chứng ở đây là Nhà nước chỉ mới cổ phần hóa ở 77% doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng và khoảng 30% số doanh nghiệp quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng. Nếu xét về cơ cấu vốn điều lệ sau cổ phần hóa thì tỷ lệ phần vốn do Nhà nước nắm chi phối hơn 50% ở 33% số doanh nghiệp, dưới 50% ở 37%. Đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng, làm ăn thua lỗ thì Nhà nước không nắm giữ một đồng vốn nào.
Một chuyên gia kinh tế cho biết: "Khi xem xét cụ thể, số vốn nhà nước đã được cổ phần hóa mới chỉ chiếm 12% và ngay trong con số này thì Nhà nước vẫn nắm giữ khoảng 40% và thực chất, số vốn Nhà nước cổ phần hóa được bán ra ngoài mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 3,6%! Nhìn vào bức tranh cổ phần hóa mới thấy hết thế nào là sự "chi phối" của Nhà nước!".
Ngoài ra, theo tinh thần mới nhất của Nghị định 109/CP ban hành ngày 26/6/2007, cơ cấu cổ đông đã có sự thay đổi: nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phiếu với giá thấp hơn 20% và cán bộ công nhân viên được mua với giá thấp hơn 40% so với mức bình quân gia quyền của đấu giá nhưng phần lớn các cổ đông chiến lược lại là các pháp nhân nhà nước khác "nhúng" vốn vào đó mà thôi. Phần lớn cổ đông trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa vẫn là nhà nước.
Trước thực trạng này, các chuyên gia đều nhận định: nếu Nhà nước điều chỉnh lộ trình IPO của mấy chục doanh nghiệp nhà nước trong 2007, không những góp phần làm cho chất lượng cổ phần hóa vốn đã thấp lại càng thấp và tiến trình cổ phần hóa sẽ bị chậm lại.
Nhưng bài toán IPO tại các thời điểm này là vô cùng khó khăn, vì Nhà nước sẽ khó thu được lượng vốn thặng dư kỳ vọng qua các kỳ đấu giá!
Theo Quyết định 1729/CP, từ 2007 - 2010, Chính phủ sẽ tiến hành cổ phần hóa 71 tập đoàn và tổng công ty lớn của Nhà nước. Năm 2007 sẽ cổ phần hóa 20 doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL... và Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà, Tổng công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị của Hà Nội.
Nhưng theo ông Nguyễn Trọng Dũng, Phó vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Chính phủ đang cân nhắc lộ trình IPO của các doanh nghiệp này, do thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán có dấu hiệu cung vượt cầu.
Ông Dũng cho biết thêm: những doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa hiện nay đều có quy mô gấp khoảng 100 lần những doanh nghiệp trước kia. Trong lúc thị trường chứng khoán cung đang vượt cầu, việc cung thêm hàng từ những doanh nghiệp nhà nước có thể khiến Nhà nước thất thu một lượng vốn thặng dư rất lớn trong quá trình đấu giá cổ phiếu.
Đồng tình với ông Dũng, ông Ngô Trí Long, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, việc điều chỉnh IPO các doanh nghiệp nhà nước là nhằm tránh lặp lại "bài học nước Nga". Ông Long nói: "Khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nước Nga đã bán tống bán tháo, bán ồ ạt cổ phần những doanh nghiệp lớn. Những kẻ cơ hội đã tìm cách mua thật nhiều, thật rẻ và thâu tóm sở hữu tiền của Nhà nước". Giới truyền thông nước ngoài đã gọi tiến trình cổ phần hóa của Nga là "tấn thảm kịch!".
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung nhận định: "Chính phủ điều chỉnh lại lộ trình IPO đối với một số doanh nghiệp nhà nước là hợp lý. Những thời điểm chưa hiệu quả thì chưa nên tiến hành IPO".
Nhìn chung, quan điểm của Chính phủ và các chuyên gia kinh tế cũng nhận được sự đồng tình của nhiều nhà đầu tư cá nhân. Anh Nguyễn Thanh Dương, một tay chuyên "lướt sóng" tại sàn SeABS nói: "Nếu Nhà nước cung thêm hàng bây giờ là thiệt lớn".
Trong nỗi "lo hộ" cho Nhà nước thì anh Dương hiện đang "ôm" gần 3 tỷ giá trị đầu tư cổ phiếu của Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt và trước đó là Hoà Phát với Mediplantex. Chúng đều là hàng OTC và nằm chung trong tình trạng giao dịch bị đình trệ. Anh Long không muốn Nhà nước cung thêm hàng trong khi anh chưa giải toả được số hàng đã ôm trước đó với giá khá cao.
Nhưng quan điểm này lại không nhận được sự đồng tình của giới "Việt kiều Nga". Từ đầu 2007, khi Chính phủ Nga thắt chặt các giao dịch làm ăn, buôn bán của người nước ngoài, trong đó có người Việt, đã xuất hiện một dòng vốn từ những đối tượng này về Việt Nam đầu tư bất động sản và ôm cổ phiếu. Tại các thời điểm diễn ra đấu giá Đạm Phú Mỹ và Bảo Việt, các nhà đầu tư này thường xuyên đôn đáo săn tin "cơ mật" để ra quyết định bỏ giá nhằm đạt mục đích găm hàng nhưng không bị hớ.
Nguyễn Minh Long, người "cầm chịch" một trong các nhóm đầu tư trên cho biết, kết thúc đợt đấu giá của hai "đại gia" trên, nhóm của anh đang găm gần 20 tỷ đồng tổng giá trị đầu tư và đang chờ đợi mua cổ phiếu các ngân hàng Vietcombank, Phát triển nhà ĐBSCL khi IPO theo lộ trình.
Theo số liệu tổng kết của cơ quan chức năng, tính đến hết 2006, cả nước đã cổ phần hóa được 2.935 doanh nghiệp nhà nước nhưng có tới 80% thực hiện từ 2001 đến nay. Theo đánh giá của các chuyên gia, Nhà nước mới chỉ bán "sàng giữa chợ" chứ chưa bán những "miếng giữa làng".
Bằng chứng ở đây là Nhà nước chỉ mới cổ phần hóa ở 77% doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng và khoảng 30% số doanh nghiệp quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng. Nếu xét về cơ cấu vốn điều lệ sau cổ phần hóa thì tỷ lệ phần vốn do Nhà nước nắm chi phối hơn 50% ở 33% số doanh nghiệp, dưới 50% ở 37%. Đối với các doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 1 tỷ đồng, làm ăn thua lỗ thì Nhà nước không nắm giữ một đồng vốn nào.
Một chuyên gia kinh tế cho biết: "Khi xem xét cụ thể, số vốn nhà nước đã được cổ phần hóa mới chỉ chiếm 12% và ngay trong con số này thì Nhà nước vẫn nắm giữ khoảng 40% và thực chất, số vốn Nhà nước cổ phần hóa được bán ra ngoài mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 3,6%! Nhìn vào bức tranh cổ phần hóa mới thấy hết thế nào là sự "chi phối" của Nhà nước!".
Ngoài ra, theo tinh thần mới nhất của Nghị định 109/CP ban hành ngày 26/6/2007, cơ cấu cổ đông đã có sự thay đổi: nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phiếu với giá thấp hơn 20% và cán bộ công nhân viên được mua với giá thấp hơn 40% so với mức bình quân gia quyền của đấu giá nhưng phần lớn các cổ đông chiến lược lại là các pháp nhân nhà nước khác "nhúng" vốn vào đó mà thôi. Phần lớn cổ đông trong các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa vẫn là nhà nước.
Trước thực trạng này, các chuyên gia đều nhận định: nếu Nhà nước điều chỉnh lộ trình IPO của mấy chục doanh nghiệp nhà nước trong 2007, không những góp phần làm cho chất lượng cổ phần hóa vốn đã thấp lại càng thấp và tiến trình cổ phần hóa sẽ bị chậm lại.
Nhưng bài toán IPO tại các thời điểm này là vô cùng khó khăn, vì Nhà nước sẽ khó thu được lượng vốn thặng dư kỳ vọng qua các kỳ đấu giá!