Điều chỉnh lương tối thiểu: “Nhà nước lo cho doanh nghiệp quá nhiều”
Đang có nhiều ý kiến trái chiều trong việc dự kiến điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2010
Ngày 15/9, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến các bộ, ngành và doanh nghiệp khu vực phía bắc về phương án điều chỉnh lương tối thiểu năm 2010.
Theo phương án được Vụ Lao động tiền công - tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đưa ra, dự kiến áp dụng cho các doanh nghiệp từ 1/1/2010, lương tối thiểu điều chỉnh năm 2010 sẽ theo 4 vùng với 2 khu vực. Đối với vùng 1, đề xuất tăng từ 800.000 đồng lên 940.000 đồng; vùng 2 từ 740.000 đồng lên 860.000 đồng; vùng 3 từ 690.000 đồng lên 790.000 đồng và vùng 4 tăng từ 650.000 đồng lên 730.000 đồng.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được đề xuất tăng từ 1.200.000 đồng lên 1.320.000 đồng (vùng 1); từ 1.080.000 đồng lên 1.180.000 đồng (vùng 2); từ 950.000 đồng lên 1.040.000 đồng (vùng 3); từ 920.000 đồng lên 1.000.000 đồng (vùng 4).
Mỗi "thầy" một ý
Đại diện một số doanh nghiệp FDI cho rằng, mức tăng 9-11% là quá cao sẽ gây khó cho doanh nghiệp khi chi phí đầu vào bị đội lên quá nhiều. Đặc biệt là trong năm 2010, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng đồng thời tăng thêm 1% so với hiện nay. Do vậy, các doanh nghiệp đề nghị trong năm 2010 lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp FDI chỉ nên tăng 7% là vừa phải.
Trong khi đó, ông Hoàng Hữu Lê, Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn lao động tỉnh Ninh Bình cho rằng, mức điều chỉnh này là quá thấp so với lương thực tế các doanh nghiệp trả cho người lao động hiện nay.
Ông Lê đưa ra dẫn chứng, một lao động vào làm việc tại doanh nghiệp hiện nay, mức lương tối thiểu bây giờ cũng phải 1,5 triệu. Nhiều doanh nghiệp đã trả lương cho sinh viên mới ra trường với mức 4 đến 5 triệu/tháng. “ Vậy xem ra, mức lương tối thiểu ban hành chỉ để cho vui” , ông Lê nói.
Theo bà Kim Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, hiện nay chỉ có 2/7 doanh nghiệp liên doanh là thành viên của Tổng công ty đang trả mức lương tối thiểu bằng mức mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dự kiến cho năm 2010. Còn lại các doanh nghiệp đều đã trả cao hơn mức này khá nhiều.
Trước những ý kiến trái chiều của các đại biểu, đại diện Tổng công ty thuốc lá cho rằng, nếu không đưa ra được mức sống tối thiểu của người lao động thì việc lấy ý kiến điều chỉnh mức lương tối thiểu kiểu này chẳng khác nào “thầy bói xem voi” và mỗi “thầy” phát biểu một ý.
Lo cho doanh nghiệp quá nhiều
Ông Hoàng Minh Hào, Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương cho rằng, lương tối thiểu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng tới tình trạng việc làm của người lao động, có thể gây ra thất nghiệp nhiều. Vì vậy, việc tính mức tăng ra sao cũng phụ thuộc vào khả năng chi trả của ngân sách, khả năng chi trả của doanh nghiệp. Nếu đưa ra mức tăng mà doanh nghiệp khó thực hiện cũng không thể được.
Tuy nhiên, đại diện tổ chức công đoàn các tỉnh lại cho rằng mức lương tối thiểu dự kiến 2010 chưa đáp ứng được tốc độ trượt giá, cũng như chưa góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động.
Còn ông Đặng Quang Điều, Phó ban Kinh tế-Chính sách, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, Nhà nước đang lo cho doanh nghiệp quá nhiều.
"Tôi cảm thấy chúng ta đang lo cho doanh nghiệp quá nhiều. Bộ nói doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, ngoài phải trả lương, doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp....Thực tế, suy thoái kinh tế cũng tác động đến đời sống lao động và những khoản trên doanh nghiệp đóng thì lao động cũng phải đóng", ông Điều bức xúc.
Ngoài ra, ông Điều còn cho rằng, nếu điều chỉnh lương theo mức này, người lao động sẽ chịu nhiều thiệt thòi, đặc biệt là lao động thuộc khu vực FDI. Đơn giản, năng suất lao động doanh nghiệp FDI luôn cao gấp 3 lần doanh nghiệp trong nước và gấp 4 lần khu vực doanh nghiệp dân doanh. Nếu điều chỉnh mức lương như trên, có nghĩa là trả lương không theo năng suất lao động.
Ông Điều cũng đưa ra cảnh báo, có hơn 70% cuộc đình công xảy ra trong khu vực doanh nghiệp FDI và có đến 90% số vụ là liên quan đến tiền lương.
Cùng quan điểm trên, một vị phó chủ tịch liên đoàn lao động địa phương cho rằng, điều chỉnh mức lương tối thiểu cần quan tâm nhiều đến mức sống của người lao động hơn là theo ý kiến của doanh nghiệp. “Doanh nghiệp lúc nào chẳng “kêu”, ngay cả khi họ làm ăn có lãi, khi phải chia sẻ lợi ích kinh tế” vị này nói.
Theo phương án được Vụ Lao động tiền công - tiền lương (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đưa ra, dự kiến áp dụng cho các doanh nghiệp từ 1/1/2010, lương tối thiểu điều chỉnh năm 2010 sẽ theo 4 vùng với 2 khu vực. Đối với vùng 1, đề xuất tăng từ 800.000 đồng lên 940.000 đồng; vùng 2 từ 740.000 đồng lên 860.000 đồng; vùng 3 từ 690.000 đồng lên 790.000 đồng và vùng 4 tăng từ 650.000 đồng lên 730.000 đồng.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được đề xuất tăng từ 1.200.000 đồng lên 1.320.000 đồng (vùng 1); từ 1.080.000 đồng lên 1.180.000 đồng (vùng 2); từ 950.000 đồng lên 1.040.000 đồng (vùng 3); từ 920.000 đồng lên 1.000.000 đồng (vùng 4).
Mỗi "thầy" một ý
Đại diện một số doanh nghiệp FDI cho rằng, mức tăng 9-11% là quá cao sẽ gây khó cho doanh nghiệp khi chi phí đầu vào bị đội lên quá nhiều. Đặc biệt là trong năm 2010, mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng đồng thời tăng thêm 1% so với hiện nay. Do vậy, các doanh nghiệp đề nghị trong năm 2010 lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp FDI chỉ nên tăng 7% là vừa phải.
Trong khi đó, ông Hoàng Hữu Lê, Phó chủ tịch thường trực Liên đoàn lao động tỉnh Ninh Bình cho rằng, mức điều chỉnh này là quá thấp so với lương thực tế các doanh nghiệp trả cho người lao động hiện nay.
Ông Lê đưa ra dẫn chứng, một lao động vào làm việc tại doanh nghiệp hiện nay, mức lương tối thiểu bây giờ cũng phải 1,5 triệu. Nhiều doanh nghiệp đã trả lương cho sinh viên mới ra trường với mức 4 đến 5 triệu/tháng. “ Vậy xem ra, mức lương tối thiểu ban hành chỉ để cho vui” , ông Lê nói.
Theo bà Kim Anh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, hiện nay chỉ có 2/7 doanh nghiệp liên doanh là thành viên của Tổng công ty đang trả mức lương tối thiểu bằng mức mà Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dự kiến cho năm 2010. Còn lại các doanh nghiệp đều đã trả cao hơn mức này khá nhiều.
Trước những ý kiến trái chiều của các đại biểu, đại diện Tổng công ty thuốc lá cho rằng, nếu không đưa ra được mức sống tối thiểu của người lao động thì việc lấy ý kiến điều chỉnh mức lương tối thiểu kiểu này chẳng khác nào “thầy bói xem voi” và mỗi “thầy” phát biểu một ý.
Lo cho doanh nghiệp quá nhiều
Ông Hoàng Minh Hào, Phó Vụ trưởng Vụ Tiền lương cho rằng, lương tối thiểu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng tới tình trạng việc làm của người lao động, có thể gây ra thất nghiệp nhiều. Vì vậy, việc tính mức tăng ra sao cũng phụ thuộc vào khả năng chi trả của ngân sách, khả năng chi trả của doanh nghiệp. Nếu đưa ra mức tăng mà doanh nghiệp khó thực hiện cũng không thể được.
Tuy nhiên, đại diện tổ chức công đoàn các tỉnh lại cho rằng mức lương tối thiểu dự kiến 2010 chưa đáp ứng được tốc độ trượt giá, cũng như chưa góp phần bảo đảm cuộc sống của người lao động.
Còn ông Đặng Quang Điều, Phó ban Kinh tế-Chính sách, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, Nhà nước đang lo cho doanh nghiệp quá nhiều.
"Tôi cảm thấy chúng ta đang lo cho doanh nghiệp quá nhiều. Bộ nói doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, ngoài phải trả lương, doanh nghiệp còn phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp....Thực tế, suy thoái kinh tế cũng tác động đến đời sống lao động và những khoản trên doanh nghiệp đóng thì lao động cũng phải đóng", ông Điều bức xúc.
Ngoài ra, ông Điều còn cho rằng, nếu điều chỉnh lương theo mức này, người lao động sẽ chịu nhiều thiệt thòi, đặc biệt là lao động thuộc khu vực FDI. Đơn giản, năng suất lao động doanh nghiệp FDI luôn cao gấp 3 lần doanh nghiệp trong nước và gấp 4 lần khu vực doanh nghiệp dân doanh. Nếu điều chỉnh mức lương như trên, có nghĩa là trả lương không theo năng suất lao động.
Ông Điều cũng đưa ra cảnh báo, có hơn 70% cuộc đình công xảy ra trong khu vực doanh nghiệp FDI và có đến 90% số vụ là liên quan đến tiền lương.
Cùng quan điểm trên, một vị phó chủ tịch liên đoàn lao động địa phương cho rằng, điều chỉnh mức lương tối thiểu cần quan tâm nhiều đến mức sống của người lao động hơn là theo ý kiến của doanh nghiệp. “Doanh nghiệp lúc nào chẳng “kêu”, ngay cả khi họ làm ăn có lãi, khi phải chia sẻ lợi ích kinh tế” vị này nói.