Điều chỉnh tỷ giá: “Cần lượng hóa và nhảy tuần tự”
Qua hai lần điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay, thị trường gần như không đoán được ứng xử của cơ quan này
Ngân hàng Nhà nước có hẳn một Vụ Dự báo - Thống kê tiền tệ, nhưng chưa bao giờ thấy cơ quan này công bố dự báo lãi suất, tỷ giá để sự điều chỉnh của hành vi thị trường có điểm tựa. Ngược lại, một số tổ chức tài chính nước ngoài lại đều đặn dự báo tỷ giá của Việt Nam.
Cứ hàng tháng, cố vấn trưởng Nghiên cứu khu vực Đông Nam Á, ông Tai Hui của Standard Chartered lại đều đặn cho ra một báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, cùng đó là những dự báo, trong đó có vấn đề tỷ giá.
Ngày 11/2/2010, khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm giá VND thêm hơn 3% (lên mức 18.544 VND/USD) thì một thời gian sau đó, Standard Chartered đưa ra nhận định “VND tiếp tục giảm giá hơn nữa trong những tháng tiếp theo bởi nguy cơ thâm hụt thương mại vẫn lớn”.
Sau 6 tháng 6 ngày (17/8), Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá từ 18.544 đồng lên 18.932 VND (tăng gần 2,1%) thì cách đây mấy ngày, ông cố vấn trưởng nói trên lại cho ra một báo cáo tương tự.
Mặc dù những tổ chức nước ngoài khá thoải mái trong vấn đề này thì ở trong nước, rất hiếm khi các tổ chức tài chính, trung tâm nghiên cứu kinh tế đưa ra dự báo tỷ giá, mà lý do chủ yếu là... không dám!
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước có hẳn một Vụ Dự báo thống kê tiền tệ, với chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu, tổng hợp để đưa ra những con số thống kê, dự báo nhưng thị trường chưa bao giờ nhận được các dự báo về tỷ giá của cơ quan này. Cách đây vài tháng (ngày 9/7), khi xuất hiện đồn đoán cung cầu ngoại tệ bất cập, Vụ này có một bài viết công bố nhiều con số chi tiết về cán cân thanh toán tổng thể, nhưng đáng tiếc là không đưa ra được một dự báo nào về tỷ giá trong thời gian tới.
Đã vậy, qua hai lần điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay, thị trường gần như không đoán được ứng xử của cơ quan này vì Ngân hàng Nhà nước công bố khá bất ngờ.
Khi bình luận về động thái điều chỉnh đợt 17/8 vừa qua, tổng giám đốc một ngân hàng phân tích, lý thuyết ngang bằng lãi suất có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với điều hành chính sách tỷ giá. Bởi lẽ, giá trị một đồng tiền này bằng bao nhiêu phần trăm giá trị đồng tiền kia đã trở thành một nguyên lý từ khi xuất hiện hình thái tiền tệ và mở rộng giao thương quốc tế.
Đó là một quan hệ vừa độc lập vừa không độc lập. Chẳng hạn, lãi suất USD là 4% nhưng lãi suất của VND là 12% đó là quan hệ độc lập. Nhưng tính không độc lập hay quan hệ phụ thuộc ở đây chính là tỷ giá. Vì thế, những nhà điều hành phải lượng hóa và điều chỉnh mối quan hệ đó bằng một công thức toán học theo nguyên tắc: lãi suất đồng tiền này bằng lãi suất đồng tiền kia cộng với kỳ vọng mất giá của đồng tiền kia với đồng tiền này.
Tuy nhiên, trước đó, nhà điều hành cần đánh tín hiệu ra thị trường rằng, kỳ vọng mất giá của VND so với USD là 8% mỗi năm, trung bình mỗi tháng mất giá 0,66%. Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh tỷ giá theo từng bước nhảy một cách tuần tự như bậc thang. Điều này sẽ làm cho công chúng hiểu rằng, nắm giữ đồng tiền nào cũng thế cả và việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước không hề bất ngờ, không hề gây sốc, ai cũng biết mà không cần phải “đoán già đoán non”. Như vậy, yếu tố đầu cơ gần như bị triệt tiêu như một lẽ tự nhiên.
Đằng này, mấy năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước không đi theo cách này nên mỗi lần điều chỉnh tỷ giá, công chúng không hiểu được đằng sau đó là gì, nên phải hành động theo phán đoán của mình và ra “chợ đen” tích trữ Đô la.
Xuất phát từ thực tế này, vị tổng giám đốc nói trên cho rằng, để điều hành tỷ giá tương đối ổn định trong điều kiện cán cân thâm hụt thương mại chưa được cải thiện thì cách làm của Ngân hàng Nhà nước đang giữ vai trò quan trọng giống như quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước có bao nhiêu. Theo đó, cơ quan này nên lượng hóa tỷ lệ mất giá của VND trong mỗi năm là bao nhiêu để hành động theo hướng này. Đồng thời, việc điều chỉnh tỷ giá cần theo từng bước nhảy tuần tự, thay vì đột ngột như đợt vừa rồi.
Sẽ rất khó hình dung ứng xử của thị trường như thế nào khi mà tỷ giá đang cố định 6 tháng 6 ngày, bỗng Ngân hàng Nhà nước tung ra bước nhảy mất giá tới hơn 2,09% chỉ trong vòng 1 đêm! Ngay cả tổng giám đốc một ngân hàng có doanh số mua/bán ngoại tệ đứng đầu hệ thống ngân hàng cũng chỉ biết thông tin khi báo chí loan tin.
Cứ hàng tháng, cố vấn trưởng Nghiên cứu khu vực Đông Nam Á, ông Tai Hui của Standard Chartered lại đều đặn cho ra một báo cáo cập nhật về tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam, cùng đó là những dự báo, trong đó có vấn đề tỷ giá.
Ngày 11/2/2010, khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm giá VND thêm hơn 3% (lên mức 18.544 VND/USD) thì một thời gian sau đó, Standard Chartered đưa ra nhận định “VND tiếp tục giảm giá hơn nữa trong những tháng tiếp theo bởi nguy cơ thâm hụt thương mại vẫn lớn”.
Sau 6 tháng 6 ngày (17/8), Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá từ 18.544 đồng lên 18.932 VND (tăng gần 2,1%) thì cách đây mấy ngày, ông cố vấn trưởng nói trên lại cho ra một báo cáo tương tự.
Mặc dù những tổ chức nước ngoài khá thoải mái trong vấn đề này thì ở trong nước, rất hiếm khi các tổ chức tài chính, trung tâm nghiên cứu kinh tế đưa ra dự báo tỷ giá, mà lý do chủ yếu là... không dám!
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước có hẳn một Vụ Dự báo thống kê tiền tệ, với chức năng nhiệm vụ là nghiên cứu, tổng hợp để đưa ra những con số thống kê, dự báo nhưng thị trường chưa bao giờ nhận được các dự báo về tỷ giá của cơ quan này. Cách đây vài tháng (ngày 9/7), khi xuất hiện đồn đoán cung cầu ngoại tệ bất cập, Vụ này có một bài viết công bố nhiều con số chi tiết về cán cân thanh toán tổng thể, nhưng đáng tiếc là không đưa ra được một dự báo nào về tỷ giá trong thời gian tới.
Đã vậy, qua hai lần điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay, thị trường gần như không đoán được ứng xử của cơ quan này vì Ngân hàng Nhà nước công bố khá bất ngờ.
Khi bình luận về động thái điều chỉnh đợt 17/8 vừa qua, tổng giám đốc một ngân hàng phân tích, lý thuyết ngang bằng lãi suất có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với điều hành chính sách tỷ giá. Bởi lẽ, giá trị một đồng tiền này bằng bao nhiêu phần trăm giá trị đồng tiền kia đã trở thành một nguyên lý từ khi xuất hiện hình thái tiền tệ và mở rộng giao thương quốc tế.
Đó là một quan hệ vừa độc lập vừa không độc lập. Chẳng hạn, lãi suất USD là 4% nhưng lãi suất của VND là 12% đó là quan hệ độc lập. Nhưng tính không độc lập hay quan hệ phụ thuộc ở đây chính là tỷ giá. Vì thế, những nhà điều hành phải lượng hóa và điều chỉnh mối quan hệ đó bằng một công thức toán học theo nguyên tắc: lãi suất đồng tiền này bằng lãi suất đồng tiền kia cộng với kỳ vọng mất giá của đồng tiền kia với đồng tiền này.
Tuy nhiên, trước đó, nhà điều hành cần đánh tín hiệu ra thị trường rằng, kỳ vọng mất giá của VND so với USD là 8% mỗi năm, trung bình mỗi tháng mất giá 0,66%. Cùng đó, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh tỷ giá theo từng bước nhảy một cách tuần tự như bậc thang. Điều này sẽ làm cho công chúng hiểu rằng, nắm giữ đồng tiền nào cũng thế cả và việc điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước không hề bất ngờ, không hề gây sốc, ai cũng biết mà không cần phải “đoán già đoán non”. Như vậy, yếu tố đầu cơ gần như bị triệt tiêu như một lẽ tự nhiên.
Đằng này, mấy năm gần đây, Ngân hàng Nhà nước không đi theo cách này nên mỗi lần điều chỉnh tỷ giá, công chúng không hiểu được đằng sau đó là gì, nên phải hành động theo phán đoán của mình và ra “chợ đen” tích trữ Đô la.
Xuất phát từ thực tế này, vị tổng giám đốc nói trên cho rằng, để điều hành tỷ giá tương đối ổn định trong điều kiện cán cân thâm hụt thương mại chưa được cải thiện thì cách làm của Ngân hàng Nhà nước đang giữ vai trò quan trọng giống như quỹ dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước có bao nhiêu. Theo đó, cơ quan này nên lượng hóa tỷ lệ mất giá của VND trong mỗi năm là bao nhiêu để hành động theo hướng này. Đồng thời, việc điều chỉnh tỷ giá cần theo từng bước nhảy tuần tự, thay vì đột ngột như đợt vừa rồi.
Sẽ rất khó hình dung ứng xử của thị trường như thế nào khi mà tỷ giá đang cố định 6 tháng 6 ngày, bỗng Ngân hàng Nhà nước tung ra bước nhảy mất giá tới hơn 2,09% chỉ trong vòng 1 đêm! Ngay cả tổng giám đốc một ngân hàng có doanh số mua/bán ngoại tệ đứng đầu hệ thống ngân hàng cũng chỉ biết thông tin khi báo chí loan tin.