Điều chỉnh tỷ giá đã làm giảm nhập siêu
Nhập siêu đã giảm mạnh từ 2 tỷ USD xuống dưới 1 tỷ USD/tháng, nhưng khó tiếp diễn xu hướng
Sau khi xác lập mức báo động, lên tới xấp xỉ 2 tỷ USD trong cả hai tháng 11 và tháng 12/2009, nhập siêu đã giảm chỉ còn dưới 1 tỷ USD ngay trong tháng đầu năm 2010.
Có những bất thường nào, đâu là nguyên nhân, và diễn biến sắp tới ra sao là nội dung VnEconomy trao đổi với bà Lê Thị Minh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại - dịch vụ và giá cả (Tổng cục Thống kê) về tình hình nhập siêu.
Tăng, giảm khó lường
Con số thống kê cho thấy, nhập khẩu tháng 12/2009 tăng vọt lên gần 7,4 tỷ USD, từ mức trên 6,6 tỷ USD tháng trước đó. Theo bà, có những nguyên nhân gì?
Hàng hóa nhập khẩu trong tháng 12/2009 tăng rất cao, vượt xa dự đoán của chúng tôi, đặc biệt trong những ngày cuối tháng. Một số hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu chủ yếu tăng mạnh.
Trong các tháng cuối năm 2009, lượng hàng tiêu dùng phục vụ Tết cũng đã tăng khá cao, bình quân khoảng 400 - 500 triệu USD/tháng, bao gồm các hàng rau quả, thực phẩm, bánh kẹo, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ điện gia dụng...
Nhưng đến đầu năm 2010, nhập khẩu bỗng dưng giảm mạnh so với tháng trước đó?
Tháng 1 vừa rồi, chúng tôi ước tính con số nhập khẩu giảm nhiều, nhưng thực tế còn giảm hơn cả mức dự tính.
Tháng 12/2009, nhập khẩu đang suýt soát 7,4 tỷ USD, đến tháng 1/2010 chúng tôi dự kiến nhập khẩu 6,2 tỷ, nhưng thực hiện chỉ xấp xỉ 6 tỷ .
Nguyên nhân vì một phần nguyên liệu nhập khẩu đầu vào chững lại và nhóm hàng tiêu dùng cũng vậy, không nhập nhiều như tháng 12/2009, do tháng 2 là tháng nghỉ tết nhiều ngày. Ôtô, xe máy cũng giảm mạnh so với các tháng trước.
Ở đây cũng có tính quy luật, thường tháng cuối năm nhập khẩu tăng mạnh.
Ngược lại, xuất khẩu hai tháng đầu năm 2010 dự kiến sẽ không có sự thay đổi lớn so với cùng kỳ năm 2009. Có thể cho rằng tình hình xuất khẩu chưa mấy khả quan?
So với hai tháng năm ngoái, năm nay tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng tương đối tốt, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên lượng xuất khẩu nhóm hàng nông sản nhìn chung lại giảm.
Cần lưu ý là năm ngoái, hai tháng đầu năm tái xuất vàng đạt 1,4 tỷ USD. Vì vậy nếu chỉ tính kim ngạch các mặt hàng sản xuất trong nước thì ước tính xuất khẩu 2 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ.
Một lý do nữa là hai tháng đầu năm ngoái rơi vào đỉnh điểm của suy thoái kinh tế thế giới, trong khi hai tháng đầu năm nay lại rơi vào giai đoạn kinh tế phục hồi. Đơn giá xuất khẩu nhiều mặt hàng cũng tăng nhiều so với năm ngoái.
Tác động từ điều chỉnh tỷ giá
Trong vài tháng gần đây, nhập siêu có dấu hiệu giảm nhiệt, từ mức trên 2 tỷ USD xuống dưới 1 tỷ USD. Theo bà nguyên nhân chính là gì?
Một nguyên nhân nhìn thấy tương đối rõ là tỷ giá VND/USD đã được điều chỉnh hai lần trong thời gian gần đây, lên mức giá trần 19.100 đồng/USD vào ngày 11/2.
Với mức tỷ giá cao hơn, các nhà nhập khẩu sẽ phải tính toán kỹ hiệu quả. Vì với mức tỷ giá cao như hiện nay, hàng nhập về bán cũng khó hơn.
Năm vừa rồi, thủ tục vay nhập khẩu cũng thắt chặt hơn, giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào đang tăng liên tục thời gian gần đây, đặc biệt là những hàng hóa liên quan đến gốc dầu mỏ và kim loại.
Thêm nữa, chính sách kiểm soát đối với nhập khẩu cũng được chú trọng để tránh nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được với chất lượng tốt. Bởi vì, nếu cứ để nhập khẩu lớn và nhập siêu cao như thế thì cán cân thanh toán sẽ rất khó cân đối.
Vậy, phía xuất khẩu có hỗ trợ gì cho việc giảm nhập siêu trong thời gian này?
Về phía xuất khẩu, tỷ giá tăng và đồng USD có giá trị hơn như thế này sẽ khuyến khích cho xuất khẩu. Hơn nữa, hỗ trợ cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu cũng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Tăng mạnh xuất khẩu hơn nhập khẩu là biện pháp tối ưu để giảm nhập siêu
Nhưng một số hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, than đá, gạo... cũng giảm về lượng so với cùng kỳ?
Việc giảm xuất khẩu dầu thô và than đá là do chủ trương lâu dài của Chính phủ. Với dầu thô, lượng khai thác lên thông thương hiện nay dành gần 50% cho hóa lọc dầu trong nước. Còn với than, hiện chúng ta còn đang phải tính phương án nhập cho nên xuất khẩu cũng cần hạn chế dần.
Gạo cũng giảm đi do chưa ký được hợp đồng mới, nhưng tháng 3 hy vọng sẽ tăng hơn. Ngoài ra, dệt may, thủy sản... kim ngạch xuất khẩu tương đối được.
Xu hướng giảm nhập siêu khó tiếp diễn
Theo bà, xu hướng giảm nhập siêu còn “dư địa” tiếp tục trong thời gian tới?
Thời gian gần đây, tình hình thế giới rất khó lường. Hiện tại, châu Âu đang gặp một số khó khăn, đặc biệt với các nền kinh tế như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Đức... Có ý kiến còn đề cập khả năng khủng hoảng quay trở lại, các chính phủ bơm tiền ra nền kinh tế và tỷ lệ thu hồi thấp, nợ công tăng lên…
Nếu khủng hoảng bùng phát trở lại với các bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam thì xuất khẩu của ta sẽ khó khăn hơn.
Với Hoa Kỳ, dù đồng USD có mạnh lên trong thời gian gần đây nhưng nền kinh tế này tình hình vẫn chưa sáng sủa nhiều, trong khi nhập khẩu của thị trường này sẽ ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu của Việt Nam.
Về phía Nhật Bản, nhóm hàng công nghiệp chúng ta gia công nhiều cho họ. Chẳng hạn như dây cáp điện xuất khẩu sang Nhật Bản hiện nay chưa có ảnh hưởng gì, nhưng nếu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản gặp khó khăn thì nhập khẩu của họ sẽ đình trệ. Đó cũng là khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam.
Để kiềm chế nhập siêu, các chính sách như điều chỉnh tỷ giá, cho vay ngoại tệ doanh nghiệp xuất khẩu… chắc chắn có tác dụng. Nhưng, kiềm chế nhập siêu bằng tăng xuất khẩu thì phụ thuộc nhiều vào tình hình thế giới.
Tuy nhiên thực tế năm qua cho thấy rõ sự năng động, linh hoạt của các doanh nghiệp Việt Nam trong những thời điểm khó khăn
Giai đoạn vừa qua, nhập siêu thể hiện tính chu kỳ, liên quan đến Tết Nguyên đán. Có thể cho rằng khi nền kinh tế hoạt động bình thường trở lại, xu hướng giảm nhập siêu sẽ khó duy trì?
Giảm nhập siêu là mục tiêu phấn đấu của chúng ta, đặc biệt trong trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, sản xuất của ta vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu và hàng trong nước cũng chưa thể thay thế ngay được nguyên liệu nhập khẩu đầu vào.
Sản xuất tăng trở lại, xuất khẩu tăng thì cả hai đều sẽ dẫn tới nhập khẩu tăng.
Có những bất thường nào, đâu là nguyên nhân, và diễn biến sắp tới ra sao là nội dung VnEconomy trao đổi với bà Lê Thị Minh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại - dịch vụ và giá cả (Tổng cục Thống kê) về tình hình nhập siêu.
Tăng, giảm khó lường
Con số thống kê cho thấy, nhập khẩu tháng 12/2009 tăng vọt lên gần 7,4 tỷ USD, từ mức trên 6,6 tỷ USD tháng trước đó. Theo bà, có những nguyên nhân gì?
Hàng hóa nhập khẩu trong tháng 12/2009 tăng rất cao, vượt xa dự đoán của chúng tôi, đặc biệt trong những ngày cuối tháng. Một số hàng máy móc thiết bị và nguyên liệu chủ yếu tăng mạnh.
Trong các tháng cuối năm 2009, lượng hàng tiêu dùng phục vụ Tết cũng đã tăng khá cao, bình quân khoảng 400 - 500 triệu USD/tháng, bao gồm các hàng rau quả, thực phẩm, bánh kẹo, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ điện gia dụng...
Nhưng đến đầu năm 2010, nhập khẩu bỗng dưng giảm mạnh so với tháng trước đó?
Tháng 1 vừa rồi, chúng tôi ước tính con số nhập khẩu giảm nhiều, nhưng thực tế còn giảm hơn cả mức dự tính.
Tháng 12/2009, nhập khẩu đang suýt soát 7,4 tỷ USD, đến tháng 1/2010 chúng tôi dự kiến nhập khẩu 6,2 tỷ, nhưng thực hiện chỉ xấp xỉ 6 tỷ .
Nguyên nhân vì một phần nguyên liệu nhập khẩu đầu vào chững lại và nhóm hàng tiêu dùng cũng vậy, không nhập nhiều như tháng 12/2009, do tháng 2 là tháng nghỉ tết nhiều ngày. Ôtô, xe máy cũng giảm mạnh so với các tháng trước.
Ở đây cũng có tính quy luật, thường tháng cuối năm nhập khẩu tăng mạnh.
Ngược lại, xuất khẩu hai tháng đầu năm 2010 dự kiến sẽ không có sự thay đổi lớn so với cùng kỳ năm 2009. Có thể cho rằng tình hình xuất khẩu chưa mấy khả quan?
So với hai tháng năm ngoái, năm nay tình hình xuất khẩu nhiều mặt hàng tương đối tốt, đặc biệt là nhóm hàng công nghiệp nhẹ. Tuy nhiên lượng xuất khẩu nhóm hàng nông sản nhìn chung lại giảm.
Cần lưu ý là năm ngoái, hai tháng đầu năm tái xuất vàng đạt 1,4 tỷ USD. Vì vậy nếu chỉ tính kim ngạch các mặt hàng sản xuất trong nước thì ước tính xuất khẩu 2 tháng năm nay tăng cao so với cùng kỳ.
Một lý do nữa là hai tháng đầu năm ngoái rơi vào đỉnh điểm của suy thoái kinh tế thế giới, trong khi hai tháng đầu năm nay lại rơi vào giai đoạn kinh tế phục hồi. Đơn giá xuất khẩu nhiều mặt hàng cũng tăng nhiều so với năm ngoái.
Tác động từ điều chỉnh tỷ giá
Trong vài tháng gần đây, nhập siêu có dấu hiệu giảm nhiệt, từ mức trên 2 tỷ USD xuống dưới 1 tỷ USD. Theo bà nguyên nhân chính là gì?
Một nguyên nhân nhìn thấy tương đối rõ là tỷ giá VND/USD đã được điều chỉnh hai lần trong thời gian gần đây, lên mức giá trần 19.100 đồng/USD vào ngày 11/2.
Với mức tỷ giá cao hơn, các nhà nhập khẩu sẽ phải tính toán kỹ hiệu quả. Vì với mức tỷ giá cao như hiện nay, hàng nhập về bán cũng khó hơn.
Năm vừa rồi, thủ tục vay nhập khẩu cũng thắt chặt hơn, giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào đang tăng liên tục thời gian gần đây, đặc biệt là những hàng hóa liên quan đến gốc dầu mỏ và kim loại.
Thêm nữa, chính sách kiểm soát đối với nhập khẩu cũng được chú trọng để tránh nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được với chất lượng tốt. Bởi vì, nếu cứ để nhập khẩu lớn và nhập siêu cao như thế thì cán cân thanh toán sẽ rất khó cân đối.
Vậy, phía xuất khẩu có hỗ trợ gì cho việc giảm nhập siêu trong thời gian này?
Về phía xuất khẩu, tỷ giá tăng và đồng USD có giá trị hơn như thế này sẽ khuyến khích cho xuất khẩu. Hơn nữa, hỗ trợ cho vay ngoại tệ đối với doanh nghiệp xuất khẩu cũng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu. Tăng mạnh xuất khẩu hơn nhập khẩu là biện pháp tối ưu để giảm nhập siêu
Nhưng một số hàng xuất khẩu chủ lực như dầu thô, than đá, gạo... cũng giảm về lượng so với cùng kỳ?
Việc giảm xuất khẩu dầu thô và than đá là do chủ trương lâu dài của Chính phủ. Với dầu thô, lượng khai thác lên thông thương hiện nay dành gần 50% cho hóa lọc dầu trong nước. Còn với than, hiện chúng ta còn đang phải tính phương án nhập cho nên xuất khẩu cũng cần hạn chế dần.
Gạo cũng giảm đi do chưa ký được hợp đồng mới, nhưng tháng 3 hy vọng sẽ tăng hơn. Ngoài ra, dệt may, thủy sản... kim ngạch xuất khẩu tương đối được.
Xu hướng giảm nhập siêu khó tiếp diễn
Theo bà, xu hướng giảm nhập siêu còn “dư địa” tiếp tục trong thời gian tới?
Thời gian gần đây, tình hình thế giới rất khó lường. Hiện tại, châu Âu đang gặp một số khó khăn, đặc biệt với các nền kinh tế như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Đức... Có ý kiến còn đề cập khả năng khủng hoảng quay trở lại, các chính phủ bơm tiền ra nền kinh tế và tỷ lệ thu hồi thấp, nợ công tăng lên…
Nếu khủng hoảng bùng phát trở lại với các bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam thì xuất khẩu của ta sẽ khó khăn hơn.
Với Hoa Kỳ, dù đồng USD có mạnh lên trong thời gian gần đây nhưng nền kinh tế này tình hình vẫn chưa sáng sủa nhiều, trong khi nhập khẩu của thị trường này sẽ ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu của Việt Nam.
Về phía Nhật Bản, nhóm hàng công nghiệp chúng ta gia công nhiều cho họ. Chẳng hạn như dây cáp điện xuất khẩu sang Nhật Bản hiện nay chưa có ảnh hưởng gì, nhưng nếu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản gặp khó khăn thì nhập khẩu của họ sẽ đình trệ. Đó cũng là khó khăn cho xuất khẩu của Việt Nam.
Để kiềm chế nhập siêu, các chính sách như điều chỉnh tỷ giá, cho vay ngoại tệ doanh nghiệp xuất khẩu… chắc chắn có tác dụng. Nhưng, kiềm chế nhập siêu bằng tăng xuất khẩu thì phụ thuộc nhiều vào tình hình thế giới.
Tuy nhiên thực tế năm qua cho thấy rõ sự năng động, linh hoạt của các doanh nghiệp Việt Nam trong những thời điểm khó khăn
Giai đoạn vừa qua, nhập siêu thể hiện tính chu kỳ, liên quan đến Tết Nguyên đán. Có thể cho rằng khi nền kinh tế hoạt động bình thường trở lại, xu hướng giảm nhập siêu sẽ khó duy trì?
Giảm nhập siêu là mục tiêu phấn đấu của chúng ta, đặc biệt trong trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên, sản xuất của ta vẫn đang phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu và hàng trong nước cũng chưa thể thay thế ngay được nguyên liệu nhập khẩu đầu vào.
Sản xuất tăng trở lại, xuất khẩu tăng thì cả hai đều sẽ dẫn tới nhập khẩu tăng.