Điều gì đang xảy ra đối với cổ phiếu FPT?
Lần đầu tiên trong lịch sử giao dịch của FPT, các nhà đầu tư nước ngoài có động thái bán cổ phiếu FPT với khối lượng cực lớn
Phiên giao dịch ngày 13/7 được coi là cột mốc đáng nhớ của cổ phiếu FPT, khi các nhà đầu tư nước ngoài bán ra ào ạt theo phương thức khớp lệnh với tổng khối lượng lên tới trên 1 triệu cổ phiếu.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giao dịch của FPT, các nhà đầu tư nước ngoài có động thái bán cổ phiếu FPT với khối lượng cực lớn. Tổng giá trị giao dịch của FPT đạt 313 tỉ đồng, chiếm gần 50% giá trị khớp lệnh toàn thị trường.
Trong phiên giao dịch ngày 14/7, giá cổ phiếu của FPT tiếp tục giảm, các nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu FPT với khối lượng còn lớn hơn. Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/7, FPT khớp lệnh ở mức 290.000 đồng/cổ phiếu với giá trị giao dịch (cả khớp lệnh lẫn thỏa thuận) lên tới gần 330 tỉ đồng.
Nhận xét về động thái này của các nhà đầu tư nước ngoài, phó giám đốc khối giao dịch của một công ty chứng khoán lớn tại Tp.HCM nói: "Có thể đây là ảnh hưởng mà bản báo cáo của Merrill Lynch đưa lại. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể bán cổ phiếu FPT để sau đó mua lại với giá thấp hơn hoặc để tìm một cơ hội khác".
Tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ của Việt Nam thì nhận xét: "Có thể nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu của FPT khi công ty này mở rộng vào nhiều lĩnh vực hoạt động, rời xa lĩnh vực thế mạnh của họ là viễn thông và công nghệ thông tin".
Ông này nói: "Về mặt nguyên tắc, khi một công ty chuyển hướng trong lĩnh vực hoạt động thì các nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu của công ty đó vì công ty chưa khẳng định được vị trí của họ trong lĩnh vực mới.
REE trước đây là một ví dụ. Phải mất một thời gian sau khi REE công bố tham gia vào lĩnh vực bất động sản, các nhà đầu tư mới chấp nhận và đánh giá lại cổ phiếu của REE, giá thị trường của cổ phiếu này mới phục hồi. Trong thời gian REE chuyển đổi lĩnh vực hoạt động, giá cổ phiếu của REE không mấy khả quan".
Giám đốc một công ty chứng khoán tại Hà Nội - người đã có nhiều năm nghiên cứu về chứng khoán tại Mỹ nhận xét: "Tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài được phép mua ở FPT còn rất nhiều nhưng họ lại bán thay vì mua vào.
Đây là điểm khá đặc biệt vì các nhà đầu tư nước ngoài thường mua thêm vào đối với các blue-chip khác như VNM, STB, GMD, REE... Theo kinh nghiệm tại các tập đoàn lớn trên thế giới, các tập đoàn này chỉ thành công khi họ tập trung vào một lĩnh vực nhất định.
Nói đến Toyota là xe hơi, Microsoft là phần mềm, Intel là bộ vi xử lý... Giờ đây, khi nói đến FPT người ta có thể bị lẫn bởi thương hiệu FPT không còn tập trung vào viễn thông và công nghệ thông tin nữa mà là đủ thứ: đào tạo, chứng khoán, bất động sản... Đây có thể là lý do khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng".
Có một điểm trùng hợp ngẫu nhiên là vào đúng ngày FPT chính thức nhận giấy phép thành lập công ty chứng khoán FPT cũng là ngày các nhà đầu tư nước ngoài bán một khối lượng rất lớn cổ phiếu FPT. Tuy nhiên, trái với việc bán mạnh cổ phiếu FPT của các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước lại khá hồ hởi "nhập" FPT trong phiên 13.7.
Trao đổi với báo giới, một thành viên cấp cao trong ban điều hành của FPT đồng thời là Ủy viên Hội đồng quản trị FPT có vẻ không mấy vui vẻ. Ông này nói: "Chúng tôi vẫn làm ra tiền ngon lành và đầy đủ cho cổ đông. Còn chuyện giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là do các nhà đầu tư mua đi, bán lại, chúng tôi chịu, không thể can thiệp vào việc đó".
Trả lời câu hỏi về thông tin FPT lãi khoảng 30 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, vị lãnh đạo này của FPT không phủ nhận nhưng cho biết: "Mọi chỉ tiêu về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của FPT đều vượt xa so với dự kiến.
Tuy nhiên, tôi không thể công bố được con số chính thức bởi điều đó là vi phạm quy định về công bố thông tin. Các thông tin chính thức sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc trong tuần tới".
Một nguồn tin cho biết, nhà đầu tư nước ngoài bán ra FPT với khối lượng lớn là một cổ đông chiến lược của FPT.
Lãnh đạo cấp cao của một quỹ đầu tư cho biết, quỹ của ông này đang có ý định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của FPT bởi công ty này mở rộng hoạt động rời xa lĩnh vực kinh doanh chính.
Tuy nhiên, sau khi nghe thông tin hành lang về việc các hoạt động chính của FPT lãi lớn trong 6 tháng đầu năm, vị tổng giám đốc này nhận xét: "Nếu các thông tin về lãi 30 triệu USD là đúng cũng có nghĩa là các hoạt động kinh doanh chủ chốt của FPT vẫn tốt thì chúng tôi sẽ chưa bán cổ phiếu FPT".
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán tại Hà Nội nhận xét: "Thị trường bây giờ đang có những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư có tiềm lực, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính vì thế, không chỉ cổ phiếu FPT đem lại cơ hội cho họ kiếm lợi nhuận lớn trong giai đoạn hiện nay mà cả những cổ phiếu khác nữa".
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giao dịch của FPT, các nhà đầu tư nước ngoài có động thái bán cổ phiếu FPT với khối lượng cực lớn. Tổng giá trị giao dịch của FPT đạt 313 tỉ đồng, chiếm gần 50% giá trị khớp lệnh toàn thị trường.
Trong phiên giao dịch ngày 14/7, giá cổ phiếu của FPT tiếp tục giảm, các nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu FPT với khối lượng còn lớn hơn. Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/7, FPT khớp lệnh ở mức 290.000 đồng/cổ phiếu với giá trị giao dịch (cả khớp lệnh lẫn thỏa thuận) lên tới gần 330 tỉ đồng.
Nhận xét về động thái này của các nhà đầu tư nước ngoài, phó giám đốc khối giao dịch của một công ty chứng khoán lớn tại Tp.HCM nói: "Có thể đây là ảnh hưởng mà bản báo cáo của Merrill Lynch đưa lại. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể bán cổ phiếu FPT để sau đó mua lại với giá thấp hơn hoặc để tìm một cơ hội khác".
Tổng giám đốc một công ty quản lý quỹ của Việt Nam thì nhận xét: "Có thể nhà đầu tư nước ngoài bán cổ phiếu của FPT khi công ty này mở rộng vào nhiều lĩnh vực hoạt động, rời xa lĩnh vực thế mạnh của họ là viễn thông và công nghệ thông tin".
Ông này nói: "Về mặt nguyên tắc, khi một công ty chuyển hướng trong lĩnh vực hoạt động thì các nhà đầu tư sẽ bán cổ phiếu của công ty đó vì công ty chưa khẳng định được vị trí của họ trong lĩnh vực mới.
REE trước đây là một ví dụ. Phải mất một thời gian sau khi REE công bố tham gia vào lĩnh vực bất động sản, các nhà đầu tư mới chấp nhận và đánh giá lại cổ phiếu của REE, giá thị trường của cổ phiếu này mới phục hồi. Trong thời gian REE chuyển đổi lĩnh vực hoạt động, giá cổ phiếu của REE không mấy khả quan".
Giám đốc một công ty chứng khoán tại Hà Nội - người đã có nhiều năm nghiên cứu về chứng khoán tại Mỹ nhận xét: "Tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài được phép mua ở FPT còn rất nhiều nhưng họ lại bán thay vì mua vào.
Đây là điểm khá đặc biệt vì các nhà đầu tư nước ngoài thường mua thêm vào đối với các blue-chip khác như VNM, STB, GMD, REE... Theo kinh nghiệm tại các tập đoàn lớn trên thế giới, các tập đoàn này chỉ thành công khi họ tập trung vào một lĩnh vực nhất định.
Nói đến Toyota là xe hơi, Microsoft là phần mềm, Intel là bộ vi xử lý... Giờ đây, khi nói đến FPT người ta có thể bị lẫn bởi thương hiệu FPT không còn tập trung vào viễn thông và công nghệ thông tin nữa mà là đủ thứ: đào tạo, chứng khoán, bất động sản... Đây có thể là lý do khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài lo lắng".
Có một điểm trùng hợp ngẫu nhiên là vào đúng ngày FPT chính thức nhận giấy phép thành lập công ty chứng khoán FPT cũng là ngày các nhà đầu tư nước ngoài bán một khối lượng rất lớn cổ phiếu FPT. Tuy nhiên, trái với việc bán mạnh cổ phiếu FPT của các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư trong nước lại khá hồ hởi "nhập" FPT trong phiên 13.7.
Trao đổi với báo giới, một thành viên cấp cao trong ban điều hành của FPT đồng thời là Ủy viên Hội đồng quản trị FPT có vẻ không mấy vui vẻ. Ông này nói: "Chúng tôi vẫn làm ra tiền ngon lành và đầy đủ cho cổ đông. Còn chuyện giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là do các nhà đầu tư mua đi, bán lại, chúng tôi chịu, không thể can thiệp vào việc đó".
Trả lời câu hỏi về thông tin FPT lãi khoảng 30 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, vị lãnh đạo này của FPT không phủ nhận nhưng cho biết: "Mọi chỉ tiêu về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của FPT đều vượt xa so với dự kiến.
Tuy nhiên, tôi không thể công bố được con số chính thức bởi điều đó là vi phạm quy định về công bố thông tin. Các thông tin chính thức sẽ được công bố vào cuối tuần này hoặc trong tuần tới".
Một nguồn tin cho biết, nhà đầu tư nước ngoài bán ra FPT với khối lượng lớn là một cổ đông chiến lược của FPT.
Lãnh đạo cấp cao của một quỹ đầu tư cho biết, quỹ của ông này đang có ý định giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của FPT bởi công ty này mở rộng hoạt động rời xa lĩnh vực kinh doanh chính.
Tuy nhiên, sau khi nghe thông tin hành lang về việc các hoạt động chính của FPT lãi lớn trong 6 tháng đầu năm, vị tổng giám đốc này nhận xét: "Nếu các thông tin về lãi 30 triệu USD là đúng cũng có nghĩa là các hoạt động kinh doanh chủ chốt của FPT vẫn tốt thì chúng tôi sẽ chưa bán cổ phiếu FPT".
Tổng giám đốc một công ty chứng khoán tại Hà Nội nhận xét: "Thị trường bây giờ đang có những cơ hội hấp dẫn cho các nhà đầu tư có tiềm lực, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính vì thế, không chỉ cổ phiếu FPT đem lại cơ hội cho họ kiếm lợi nhuận lớn trong giai đoạn hiện nay mà cả những cổ phiếu khác nữa".