Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ không nâng trần nợ?
Nền kinh tế đầu tàu thế giới có khả năng bị hạ bậc tín dụng trong vài tuần tới, nếu việc đàm phán nâng trần nợ thất bại
Nền kinh tế đầu tàu thế giới có khả năng bị hạ bậc tín dụng trong vài tuần tới, nếu các nghị sỹ Mỹ thất bại trong việc đàm phán nâng trần nợ khiến chính phủ nước này mất khả năng thanh toán các khoản nợ tài chính, tổ chức định mức tín nhiệm Moody's vừa lên tiếng cảnh báo ngày 13/7.
Đây là lần đầu tiên Moody's đưa xếp hạng tín dụng Aaa của Mỹ vào diện xem xét hạ bậc. Điều này là tín hiệu cho thấy Mood's sẽ sớm hạ bậc tín dụng của nền kinh tế đầu tàu. Trong một tuyên bố, tổ chức này cho biết ngày càng có khả năng trần nợ sẽ không được nâng lên trước hạn chót 2/8.
Mức xếp hạng tín dụng thấp hơn có thể phá hủy thị trường tài chính thế giới và tăng chi phí vay cho chính khủ và doanh nghiệp, đe dọa tài chính công và kéo lùi hồi phục kinh tế. Hôm 18/4, tổ chức Standard & Poor's cũng đã hạ triển vọng tín dụng của Mỹ xuống mức tiêu cực, xem xét hạ bậc trong 12 -18 tháng.
Hiện Quốc hội Mỹ và Tổng thống Barack Obama vẫn đang tranh cãi về một thỏa hiệp cho phép nâng mức trần nợ của Mỹ lên 14.300 tỷ USD. Nếu như chính quyền của Tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào trước ngày 2/8 tới, nước Mỹ sẽ rơi vào thảm cảnh "hết tiền".
Trước đó một ngày, hôm 12/7, Thị trưởng thành phố New York, ông Michael Bloomberg, đã lên tiếng cảnh báo rằng, việc Mỹ rơi vào tình trạng bị vỡ nợ do không nâng trần nợ, sẽ là một thảm họa đối với hệ thống tài chính của nước này.
Theo ông Bloomberg, Chính phủ Mỹ phải tránh gây tổn hại đến nền kinh tế đất nước, cũng như uy tín của Mỹ trên thế giới. Ông cảnh báo, việc Mỹ vỡ nợ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh nước này đang cố gắng phục hồi sau suy thoái.
Cũng về kinh tế Mỹ, theo báo cáo của Bộ Tài chính nước này, thâm hụt ngân sách tháng 6 là 43,1 tỷ USD, thấp hơn so với 68,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm tài khóa tới nay, thâm hụt ngân sách Mỹ là 970,5 tỷ USD, thấp hơn so với 1.000 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Ủy ban Ngân sách Quốc hội dự báo, thâm hụt ngân sách 2011 có thể chạm mức kỷ lục 1.400 tỷ USD. Điều này càng cho thấy Mỹ cần nhanh chóng nâng giới hạn nợ trước thời hạn chót là ngày 2/8 tới.
Trong lúc kinh tế Mỹ đang bị đe dọa, thì hôm qua (13/7), tổ chức Fitch Ratings bất ngờ mạnh tay hạ 4 bậc tín nhiệm của Hy Lạp từ B+ xuống CCC, thấp hơn 8 bậc so với cấp độ đầu tư. Dù bị loại ra khỏi diện theo dõi hạ bậc, nhưng mức xếp hạng này cho thấy rủi ro vỡ nợ là rất lớn.
Lý do khiến Fitch có động thái này là bởi sự thiếu hụt của một chương trình cấp vốn mới và đầy đủ cho nước này. Bên cạnh đó, bất ổn ngày càng lớn xung quanh vai trò của các trái chủ tư nhân trong các chương trình giải cứu tương lai của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ngoài ra, trong thông báo của mình, Fitch còn chỉ ra một nguyên nhân khác nữa là sự yếu kém của nền kinh tế Hy Lạp. Đây là động thái mới nhất liên quan tới xếp hạng tín dụng của quốc gia châu Âu đang nặng gánh nợ nần này, gây thêm lo lắng cho khu vực vốn đã có quá nhiều bất an.
Cũng liên quan tới vấn đề nợ công châu Âu, hội nghị thượng đỉnh bất thường các nhà lãnh đạo Khu vực đồng Euro (Eurozone) có khả năng sẽ diễn ra vào ngày 15/7 tại Brussels. Hội nghị nhằm tìm kiếm các biện pháp giải quyết khủng hoảng nợ ngày một nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa sự sống còn của Eurozone.
Báo chí Bỉ bình luận, việc cuộc họp thượng đỉnh bất thường có khả năng diễn ra, đã cho thấy những lo lắng ngày càng tăng của giới lãnh đạo châu Âu về mối nguy hiểm của cuộc khủng hoảng nợ đang đe dọa Italy và Tây Ban Nha. Lãi suất đi vay của các quốc gia này đã tăng cao, trong khi chỉ số chứng khoán mất điểm.
Hôm qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã yêu cầu Italy áp dụng cắt giảm chi tiêu công nhằm tránh một cuộc khủng hoảng nợ công giống Hy Lạp và Ireland. IMF cho rằng, Rome đã quá lạc quan về tăng trưởng kinh tế của họ.
Trên thực tế, Chính phủ Italy cũng đang xúc tiến các kế hoạch thắt lưng buộc bụng. Bộ trưởng Bộ Tài chính Giulio Tremonti đề nghị cắt giảm 48 tỷ euro ngân sách trong vòng 3 năm và hạ thâm hụt ngân sách xuống mức 0% vào năm 2014 so với mức 3,9% GDP hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, với quy mô kinh tế lớn, một khoản vay nếu có để cứu kinh tế Italy sẽ rất lớn vì tổng số nợ công của nước này là 1,57 ngàn tỷ Euro so với con số 392 triệu Euro của Hy Lạp và 170 tỷ Euro của Ireland và con số tương tự của Bồ Đào Nha.
Trong cuộc họp hôm 11/7 vừa qua, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã đạt được một số kết quả nhất định như tăng cường quỹ cứu trợ tài chính bằng cách trang bị một số công cụ mới cũng như giảm lãi suất đối với các khoản vay dành cho Hy Lạp trong gói cứu trợ thứ hai. Nhưng các biện pháp này vẫn chưa đủ.
Thông tin từ Trung Quốc cho hay, kinh tế nước này đã tăng trưởng 9,5% trong quý 2 vừa qua, vượt mong đợi của giới phân tích. Điều này sẽ giúp Bắc Kinh tự tin hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kìm chế lạm phát cao như hiện nay.
Mặc dù mức tăng trưởng trong quý 2 còn thấp hơn mức 9,7% của quý 1, nhưng đã cao hơn dự đoán 9,4% của nhiều chuyên gia trước đó. Sản lượng công nghiệp tăng 15,1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng mạnh so với mức 13,3% của tháng 5, trong khi dự đoán chỉ là 13,1%.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, viện trợ phát triển chính thức mà Chính phủ Nhật dành cho Trung Quốc trong tài khóa 2012 sẽ giảm khoảng 350 triệu Yên so với năm 2011. Tuy nhiên, mức giảm này thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.
Mức cắt giảm vừa được Chính phủ Nhật thông qua trên chỉ tương đương 7,6% ngân sách ODA mà nước này dành cho Trung Quốc trong năm 2011. Con số này cũng thấp hơn nhiều so với đề xuất được cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Seiji Maehara đề xuất khi ông này còn tại nhiệm.
Một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Nhật cho rằng, sở dĩ chính phủ nước này không cắt giảm mạnh viện trợ ODA cho Trung Quốc, là vì không muốn “gây tổn hại tới quan hệ song phương đã có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây”.
Việc cắt giảm viện trợ phát triển chính thức bắt đầu được Chính phủ Nhật cân nhắc trước nhu cầu vốn rất lớn nhằm tái thiết cơ sở hạ tầng và kinh tế trong nước sau thảm họạ kép động đất, sóng thần hồi đầu tháng 3. Riêng trong năm nay, Nhật dự kiến giảm 22% vốn ODA so với tài khóa 2010.
Đây là lần đầu tiên Moody's đưa xếp hạng tín dụng Aaa của Mỹ vào diện xem xét hạ bậc. Điều này là tín hiệu cho thấy Mood's sẽ sớm hạ bậc tín dụng của nền kinh tế đầu tàu. Trong một tuyên bố, tổ chức này cho biết ngày càng có khả năng trần nợ sẽ không được nâng lên trước hạn chót 2/8.
Mức xếp hạng tín dụng thấp hơn có thể phá hủy thị trường tài chính thế giới và tăng chi phí vay cho chính khủ và doanh nghiệp, đe dọa tài chính công và kéo lùi hồi phục kinh tế. Hôm 18/4, tổ chức Standard & Poor's cũng đã hạ triển vọng tín dụng của Mỹ xuống mức tiêu cực, xem xét hạ bậc trong 12 -18 tháng.
Hiện Quốc hội Mỹ và Tổng thống Barack Obama vẫn đang tranh cãi về một thỏa hiệp cho phép nâng mức trần nợ của Mỹ lên 14.300 tỷ USD. Nếu như chính quyền của Tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào trước ngày 2/8 tới, nước Mỹ sẽ rơi vào thảm cảnh "hết tiền".
Trước đó một ngày, hôm 12/7, Thị trưởng thành phố New York, ông Michael Bloomberg, đã lên tiếng cảnh báo rằng, việc Mỹ rơi vào tình trạng bị vỡ nợ do không nâng trần nợ, sẽ là một thảm họa đối với hệ thống tài chính của nước này.
Theo ông Bloomberg, Chính phủ Mỹ phải tránh gây tổn hại đến nền kinh tế đất nước, cũng như uy tín của Mỹ trên thế giới. Ông cảnh báo, việc Mỹ vỡ nợ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng đến nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh nước này đang cố gắng phục hồi sau suy thoái.
Cũng về kinh tế Mỹ, theo báo cáo của Bộ Tài chính nước này, thâm hụt ngân sách tháng 6 là 43,1 tỷ USD, thấp hơn so với 68,4 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Tính từ đầu năm tài khóa tới nay, thâm hụt ngân sách Mỹ là 970,5 tỷ USD, thấp hơn so với 1.000 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Ủy ban Ngân sách Quốc hội dự báo, thâm hụt ngân sách 2011 có thể chạm mức kỷ lục 1.400 tỷ USD. Điều này càng cho thấy Mỹ cần nhanh chóng nâng giới hạn nợ trước thời hạn chót là ngày 2/8 tới.
Trong lúc kinh tế Mỹ đang bị đe dọa, thì hôm qua (13/7), tổ chức Fitch Ratings bất ngờ mạnh tay hạ 4 bậc tín nhiệm của Hy Lạp từ B+ xuống CCC, thấp hơn 8 bậc so với cấp độ đầu tư. Dù bị loại ra khỏi diện theo dõi hạ bậc, nhưng mức xếp hạng này cho thấy rủi ro vỡ nợ là rất lớn.
Lý do khiến Fitch có động thái này là bởi sự thiếu hụt của một chương trình cấp vốn mới và đầy đủ cho nước này. Bên cạnh đó, bất ổn ngày càng lớn xung quanh vai trò của các trái chủ tư nhân trong các chương trình giải cứu tương lai của Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Ngoài ra, trong thông báo của mình, Fitch còn chỉ ra một nguyên nhân khác nữa là sự yếu kém của nền kinh tế Hy Lạp. Đây là động thái mới nhất liên quan tới xếp hạng tín dụng của quốc gia châu Âu đang nặng gánh nợ nần này, gây thêm lo lắng cho khu vực vốn đã có quá nhiều bất an.
Cũng liên quan tới vấn đề nợ công châu Âu, hội nghị thượng đỉnh bất thường các nhà lãnh đạo Khu vực đồng Euro (Eurozone) có khả năng sẽ diễn ra vào ngày 15/7 tại Brussels. Hội nghị nhằm tìm kiếm các biện pháp giải quyết khủng hoảng nợ ngày một nghiêm trọng có nguy cơ đe dọa sự sống còn của Eurozone.
Báo chí Bỉ bình luận, việc cuộc họp thượng đỉnh bất thường có khả năng diễn ra, đã cho thấy những lo lắng ngày càng tăng của giới lãnh đạo châu Âu về mối nguy hiểm của cuộc khủng hoảng nợ đang đe dọa Italy và Tây Ban Nha. Lãi suất đi vay của các quốc gia này đã tăng cao, trong khi chỉ số chứng khoán mất điểm.
Hôm qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã yêu cầu Italy áp dụng cắt giảm chi tiêu công nhằm tránh một cuộc khủng hoảng nợ công giống Hy Lạp và Ireland. IMF cho rằng, Rome đã quá lạc quan về tăng trưởng kinh tế của họ.
Trên thực tế, Chính phủ Italy cũng đang xúc tiến các kế hoạch thắt lưng buộc bụng. Bộ trưởng Bộ Tài chính Giulio Tremonti đề nghị cắt giảm 48 tỷ euro ngân sách trong vòng 3 năm và hạ thâm hụt ngân sách xuống mức 0% vào năm 2014 so với mức 3,9% GDP hiện nay.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, với quy mô kinh tế lớn, một khoản vay nếu có để cứu kinh tế Italy sẽ rất lớn vì tổng số nợ công của nước này là 1,57 ngàn tỷ Euro so với con số 392 triệu Euro của Hy Lạp và 170 tỷ Euro của Ireland và con số tương tự của Bồ Đào Nha.
Trong cuộc họp hôm 11/7 vừa qua, các bộ trưởng tài chính Eurozone đã đạt được một số kết quả nhất định như tăng cường quỹ cứu trợ tài chính bằng cách trang bị một số công cụ mới cũng như giảm lãi suất đối với các khoản vay dành cho Hy Lạp trong gói cứu trợ thứ hai. Nhưng các biện pháp này vẫn chưa đủ.
Thông tin từ Trung Quốc cho hay, kinh tế nước này đã tăng trưởng 9,5% trong quý 2 vừa qua, vượt mong đợi của giới phân tích. Điều này sẽ giúp Bắc Kinh tự tin hơn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm kìm chế lạm phát cao như hiện nay.
Mặc dù mức tăng trưởng trong quý 2 còn thấp hơn mức 9,7% của quý 1, nhưng đã cao hơn dự đoán 9,4% của nhiều chuyên gia trước đó. Sản lượng công nghiệp tăng 15,1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng mạnh so với mức 13,3% của tháng 5, trong khi dự đoán chỉ là 13,1%.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, viện trợ phát triển chính thức mà Chính phủ Nhật dành cho Trung Quốc trong tài khóa 2012 sẽ giảm khoảng 350 triệu Yên so với năm 2011. Tuy nhiên, mức giảm này thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.
Mức cắt giảm vừa được Chính phủ Nhật thông qua trên chỉ tương đương 7,6% ngân sách ODA mà nước này dành cho Trung Quốc trong năm 2011. Con số này cũng thấp hơn nhiều so với đề xuất được cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Seiji Maehara đề xuất khi ông này còn tại nhiệm.
Một quan chức cấp cao trong Bộ Ngoại giao Nhật cho rằng, sở dĩ chính phủ nước này không cắt giảm mạnh viện trợ ODA cho Trung Quốc, là vì không muốn “gây tổn hại tới quan hệ song phương đã có nhiều cải thiện trong thời gian gần đây”.
Việc cắt giảm viện trợ phát triển chính thức bắt đầu được Chính phủ Nhật cân nhắc trước nhu cầu vốn rất lớn nhằm tái thiết cơ sở hạ tầng và kinh tế trong nước sau thảm họạ kép động đất, sóng thần hồi đầu tháng 3. Riêng trong năm nay, Nhật dự kiến giảm 22% vốn ODA so với tài khóa 2010.