Điều hành bay chuyên cơ Tổng thống Mỹ: Chuyện bây giờ mới kể
Việc đảm bảo an ninh cho Tổng thống Mỹ sang Việt Nam dịp APEC vừa qua đã gây không ít tò mò cho nhiều người
Việc đảm bảo an ninh cho Tổng thống Mỹ sang Việt Nam dịp APEC vừa qua đã gây không ít tò mò cho nhiều người.
Nhưng điều hành bay cho chuyên cơ của Tổng thống Mỹ trên bầu trời thì xem ra ít người biết đến, vì đó cũng là chuyện “đặc sản” của những người trong ngành quản lý bay dân dụng Việt Nam.
Người Mỹ chuẩn bị cho chuyến đi của Tổng thống Bush tới Việt Nam rất kỹ lưỡng, nơi nào dự kiến Tổng thống đến, đi qua đều được xem xét từng li, từng tí. Ấy vậy mà có một nơi Tổng thống Mỹ không hề đến thăm cũng như đi qua nhưng lực lượng an ninh Mỹ lại rất quan tâm chú ý.
Đó là đài kiểm soát tại sân bay Nội Bài (TWR) và Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài (ACC), Trung tâm quản lý bay miền Bắc. Họ không những đề nghị với Việt Nam cho lắp đặt phương tiện thông tin cũng như nhân viên an ninh tại các địa điểm đó trong thời gian Tổng thống Mỹ đến và đi khỏi sân bay Nội Bài mà còn tìm hiểu tài liệu không báo Việt Nam (AIP) và các dịch vụ không lưu liên quan đến điều hành bay dân dụng tại khu vực sân bay Nội Bài.
Thiết bị liên lạc nóng với Nhà Trắng
Trước ngày Tổng thống Mỹ đến Việt Nam, cả tháng trời họ đã gửi công văn và nhân viên an ninh để xin khảo sát lắp đặt 4 đường thoại và truyền số liệu vào ACC và TWR Nội Bài, trên thiết bị thấy ghi: để liên lạc trực tiếp với “Nhà Trắng”.
Ngoài ra còn hàng chục đường thông tin nữa vào xí nghiệp sửa chữa bảo trì máy bay A76, khách sạn Nội Bài. Nghe đâu, phía Mỹ đã từng đề xuất đưa sang Việt Nam một số loại vũ khí đặc biệt, xe chuyên dụng, lực lượng hộ tống với quy mô lớn, máy bay trực thăng, rồi họ xin điều hành cả chuyên cơ của Tổng thống cất hạ cánh...
Nhưng sau khi thoả thuận với chủ nhà Việt Nam, họ chỉ đưa sang một số loại xe chuyên dụng và hai chiếc trực thăng mà một chiếc để ở sân bay Nội Bài (lắp đặt ở Xí nghiệp A76) và một chiếc để ở Tân Sơn Nhất. Đây là hai trong 9 chiếc máy bay trực thăng hiện đại nhất của Mỹ. John Barletta - nguyên là một nhân viên an ninh Mỹ tóm tắt: “Tổng thống đi đâu thì hầu như cả Nhà Trắng đi theo đến đó”.
Tất nhiên, việc trực tiếp điều hành các chuyến bay kể cả chuyên cơ của Tổng thống Mỹ đều do các kiểm soát viên không lưu của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam thực hiện và Việt Nam chỉ đồng ý cho nhân viên an ninh Mỹ ngồi xem tại các trung tâm kiểm soát không lưu khi có chuyên cơ của Tổng thống Mỹ đến.
Được khen vì không tin... người nói qua điện thoại
An ninh khu vực sân bay mấy ngày Hội nghị APEC được tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nhân viên hàng không đi làm quen mặt cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra an ninh. Hầu như toàn bộ khu vực sân bay đều được gắn camera quan sát liên tục và ai nhỡ không mang thẻ an ninh ngành thì dù quen biết nhau cũng phải quay về mà lấy thẻ. Khu vực TWR cũng được tăng cường an ninh rất cẩn mật.
Ngày 16/11, một cán bộ cao cấp của Bộ Công an có thẻ phục vụ APEC cần tới đài TWR để làm việc nhưng nhân viên trực bảo vệ kiên quyết không cho vào đài. Bí quá, đồng chí đó gọi điện nhờ lãnh đạo sân bay Nội Bài, lãnh đạo Cục Hàng không gọi điện thoại đề nghị đồng chí bảo vệ giải quyết, nhưng bảo vệ vẫn nói “không” vì đồng chí đó không có thẻ an ninh vào khu vực này. Đồng chí bảo vệ không tin chắc người nói qua điện thoại là lãnh đạo sân bay hay Cục Hàng không.
Mọi người tưởng phen này thì đồng chí bảo vệ “hết việc” nhưng không ngờ sau APEC lại được khen ngợi vì đã kiên quyết thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
Trực thăng Mỹ bay thử và chuyện về quả bóng bay
Sáng ngày 17/11/2006, trước giờ hạ cánh của chuyên cơ Tổng thống Mỹ hàng giờ, cánh nhà báo trong, ngoài nước trang bị lỉnh kỉnh nào là máy ảnh với ống kính to dài đến cả mét, camera, máy tính xách tay, điện thoại vệ tinh, thang nhôm cá nhân... đã qua cổng an ninh ở khu nhà khách VIP vào chờ ở khu vực đài chỉ huy Nội Bài.
Cánh phóng viên và bà con ở khu vực sân bay Nội Bài, Sóc Sơn không biết có ngạc nhiên khi trông thấy một chiếc máy bay trực thăng rất lạ mắt bay lòng vòng trong vùng trời phía Bắc khu chế xuất Nội Bài. Đó là chiếc trực thăng chở từ Mỹ sang, họ lắp đặt và xin phép phía Việt Nam bay thử dưới sự điều hành của các kiểm soát viên không lưu và giám sát của lực lượng phòng không - không quân Việt Nam.
Viên phi công điều khiển máy bay cất, hạ cánh nhẹ nhàng, điêu luyện như một buổi trình diễn các tính năng kỹ thuật của máy bay và tuân thủ đúng các mệnh lệnh chỉ huy từ mặt đất về không vực được phép bay điều đó thể hiện rõ bằng chấm sáng trên màn hình radar giám sát của ngành quản lý bay dân dụng Việt Nam. Nhiều người cho rằng, chiếc máy bay này rất cơ động dùng để hỗ trợ đón Tổng thống ở bất cứ địa điểm nào khi gặp nạn.
Chiếc máy bay này kể cũng lạ, nó nhỏ nhưng bay như làm xiếc, lên xuống, thậm chí nhiều khi như dừng một chỗ. Bay vòng 1, vòng 2, vòng 3 hoàn toàn đúng hành lang bay được phép, đến vòng thứ 4, không hiểu làm sao có người thấy một vật lạ hình như rơi từ máy bay ra.
Lập tức, kiểm soát viên không lưu được yêu cầu hỏi lại viên phi công xem máy bay có thể rơi vật gì không? Phi công trả lời là không vất cái gì cả và xin hạ cánh để kiểm tra xem máy bay có thể rơi chi tiết gì? Sau khi kiểm tra họ trả lời bình thường không rơi gì cả và cũng xin ngừng bay thử. Tất nhiên, sau hơn một giờ nhờ sự giúp đỡ của người dân, lực lượng tìm kiếm cũng đã nhặt được cái vật lạ đó, té ra là một quả bóng bay.
Cũng lạ, không hiểu bằng cách gì mà quả bóng lại xuất hiện trùng hợp với thời điểm máy bay trực thăng Mỹ bay qua khu vực đó.
Điều hành chuyên cơ Tổng thống Bush
Đối với ngành quản lý bay, việc điều hành bay đã thành nền nếp, kỷ cương nhằm đảm bảo tuyệt đối “An toàn - Điều hòa - Hiệu quả” cho các chuyến bay dân dụng trong vùng trời trách nhiệm.
Còn việc điều hành chuyên cơ trong nước hay nước ngoài tới Việt Nam thì ngành còn phải tuân thủ quy chế điều hành chuyên cơ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam ban hành nữa. Quy chế quy định rõ ràng tiêu chuẩn bố trí kiểm soát viên không lưu trực tiếp điều hành chuyên cơ như thâm niên, kinh nghiệm, quá trình công tác của họ...
Công việc điều hành chuyên cơ của Tổng thống Bush cũng theo một quy trình chặt chẽ như bất kỳ một chuyên cơ nước ngoài khác. Theo kế hoạch đã làm việc từ trước, sáng ngày 17/11, 4 nhân viên an ninh Mỹ chia làm hai tốp đã có mặt tại TWR
Nội Bài và Trung tâm kiểm soát không lưu đường dài (ACC), được bố trí ngồi riêng cùng thiết bị thông tin mới lắp đặt để sẵn sàng liên lạc trực tiếp với “Nhà Trắng”. Đã nghe kể về “Luật giới nghiêm” khi bảo vệ Tổng thống Mỹ trên bộ, nay ở trên không cũng vậy: chuyên cơ của Tổng thống luôn có hai chiếc phản lực bay hộ tống, những chấm sáng trên màn hình radar hiện lên đường bay zíc zắc của chúng quanh chiếc chuyên cơ cho đến khi Tổng thống vào đến vùng kiểm soát của ACC.
Nhân viên an ninh ngồi ở ACC và TWR cũng chăm chú quan sát trên màn hình radar, khi có tín hiệu máy bay khác trên màn hình họ đều hỏi lại kiểm soát viên không lưu.
Khi được giải thích về đường hàng không, tiêu chuẩn phân cách mà Việt Nam áp dụng... và nhất là tác phong chững chạc khi làm việc của kíp trực khiến họ yên tâm ngồi quan sát. Chuyên cơ hạ cánh cũng chưa phải là xong, những ngày chuyên cơ đậu ở sân bay Nội Bài thì suốt 24/24 giờ luôn có máy bay của không lực Mỹ thường trực trên vùng trời quốc tế và cứ 4 giờ một họ lại xin phép được cung cấp dịch vụ không lưu cho việc tiếp dầu trên không. Kiểm soát viên không lưu nhà mình cũng lần đầu tiên được “chỉ huy” cho họ tiếp dầu trên không với độ phân cách giữa các tàu bay là 15 mét...
Quả thực, điều hành rất nhiều chuyên cơ của các nguyên thủ các nước trên thế giới đến Việt Nam an toàn tuyệt đối, nhưng với Mỹ thì vẫn cứ khác biệt hơn, lạ hơn. Mệt nhưng vẫn thú vị, vì có chuyện để mà kể.
Nhưng điều hành bay cho chuyên cơ của Tổng thống Mỹ trên bầu trời thì xem ra ít người biết đến, vì đó cũng là chuyện “đặc sản” của những người trong ngành quản lý bay dân dụng Việt Nam.
Người Mỹ chuẩn bị cho chuyến đi của Tổng thống Bush tới Việt Nam rất kỹ lưỡng, nơi nào dự kiến Tổng thống đến, đi qua đều được xem xét từng li, từng tí. Ấy vậy mà có một nơi Tổng thống Mỹ không hề đến thăm cũng như đi qua nhưng lực lượng an ninh Mỹ lại rất quan tâm chú ý.
Đó là đài kiểm soát tại sân bay Nội Bài (TWR) và Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài (ACC), Trung tâm quản lý bay miền Bắc. Họ không những đề nghị với Việt Nam cho lắp đặt phương tiện thông tin cũng như nhân viên an ninh tại các địa điểm đó trong thời gian Tổng thống Mỹ đến và đi khỏi sân bay Nội Bài mà còn tìm hiểu tài liệu không báo Việt Nam (AIP) và các dịch vụ không lưu liên quan đến điều hành bay dân dụng tại khu vực sân bay Nội Bài.
Thiết bị liên lạc nóng với Nhà Trắng
Trước ngày Tổng thống Mỹ đến Việt Nam, cả tháng trời họ đã gửi công văn và nhân viên an ninh để xin khảo sát lắp đặt 4 đường thoại và truyền số liệu vào ACC và TWR Nội Bài, trên thiết bị thấy ghi: để liên lạc trực tiếp với “Nhà Trắng”.
Ngoài ra còn hàng chục đường thông tin nữa vào xí nghiệp sửa chữa bảo trì máy bay A76, khách sạn Nội Bài. Nghe đâu, phía Mỹ đã từng đề xuất đưa sang Việt Nam một số loại vũ khí đặc biệt, xe chuyên dụng, lực lượng hộ tống với quy mô lớn, máy bay trực thăng, rồi họ xin điều hành cả chuyên cơ của Tổng thống cất hạ cánh...
Nhưng sau khi thoả thuận với chủ nhà Việt Nam, họ chỉ đưa sang một số loại xe chuyên dụng và hai chiếc trực thăng mà một chiếc để ở sân bay Nội Bài (lắp đặt ở Xí nghiệp A76) và một chiếc để ở Tân Sơn Nhất. Đây là hai trong 9 chiếc máy bay trực thăng hiện đại nhất của Mỹ. John Barletta - nguyên là một nhân viên an ninh Mỹ tóm tắt: “Tổng thống đi đâu thì hầu như cả Nhà Trắng đi theo đến đó”.
Tất nhiên, việc trực tiếp điều hành các chuyến bay kể cả chuyên cơ của Tổng thống Mỹ đều do các kiểm soát viên không lưu của Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam thực hiện và Việt Nam chỉ đồng ý cho nhân viên an ninh Mỹ ngồi xem tại các trung tâm kiểm soát không lưu khi có chuyên cơ của Tổng thống Mỹ đến.
Được khen vì không tin... người nói qua điện thoại
An ninh khu vực sân bay mấy ngày Hội nghị APEC được tăng cường kiểm soát chặt chẽ, nhân viên hàng không đi làm quen mặt cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra an ninh. Hầu như toàn bộ khu vực sân bay đều được gắn camera quan sát liên tục và ai nhỡ không mang thẻ an ninh ngành thì dù quen biết nhau cũng phải quay về mà lấy thẻ. Khu vực TWR cũng được tăng cường an ninh rất cẩn mật.
Ngày 16/11, một cán bộ cao cấp của Bộ Công an có thẻ phục vụ APEC cần tới đài TWR để làm việc nhưng nhân viên trực bảo vệ kiên quyết không cho vào đài. Bí quá, đồng chí đó gọi điện nhờ lãnh đạo sân bay Nội Bài, lãnh đạo Cục Hàng không gọi điện thoại đề nghị đồng chí bảo vệ giải quyết, nhưng bảo vệ vẫn nói “không” vì đồng chí đó không có thẻ an ninh vào khu vực này. Đồng chí bảo vệ không tin chắc người nói qua điện thoại là lãnh đạo sân bay hay Cục Hàng không.
Mọi người tưởng phen này thì đồng chí bảo vệ “hết việc” nhưng không ngờ sau APEC lại được khen ngợi vì đã kiên quyết thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
Trực thăng Mỹ bay thử và chuyện về quả bóng bay
Sáng ngày 17/11/2006, trước giờ hạ cánh của chuyên cơ Tổng thống Mỹ hàng giờ, cánh nhà báo trong, ngoài nước trang bị lỉnh kỉnh nào là máy ảnh với ống kính to dài đến cả mét, camera, máy tính xách tay, điện thoại vệ tinh, thang nhôm cá nhân... đã qua cổng an ninh ở khu nhà khách VIP vào chờ ở khu vực đài chỉ huy Nội Bài.
Cánh phóng viên và bà con ở khu vực sân bay Nội Bài, Sóc Sơn không biết có ngạc nhiên khi trông thấy một chiếc máy bay trực thăng rất lạ mắt bay lòng vòng trong vùng trời phía Bắc khu chế xuất Nội Bài. Đó là chiếc trực thăng chở từ Mỹ sang, họ lắp đặt và xin phép phía Việt Nam bay thử dưới sự điều hành của các kiểm soát viên không lưu và giám sát của lực lượng phòng không - không quân Việt Nam.
Viên phi công điều khiển máy bay cất, hạ cánh nhẹ nhàng, điêu luyện như một buổi trình diễn các tính năng kỹ thuật của máy bay và tuân thủ đúng các mệnh lệnh chỉ huy từ mặt đất về không vực được phép bay điều đó thể hiện rõ bằng chấm sáng trên màn hình radar giám sát của ngành quản lý bay dân dụng Việt Nam. Nhiều người cho rằng, chiếc máy bay này rất cơ động dùng để hỗ trợ đón Tổng thống ở bất cứ địa điểm nào khi gặp nạn.
Chiếc máy bay này kể cũng lạ, nó nhỏ nhưng bay như làm xiếc, lên xuống, thậm chí nhiều khi như dừng một chỗ. Bay vòng 1, vòng 2, vòng 3 hoàn toàn đúng hành lang bay được phép, đến vòng thứ 4, không hiểu làm sao có người thấy một vật lạ hình như rơi từ máy bay ra.
Lập tức, kiểm soát viên không lưu được yêu cầu hỏi lại viên phi công xem máy bay có thể rơi vật gì không? Phi công trả lời là không vất cái gì cả và xin hạ cánh để kiểm tra xem máy bay có thể rơi chi tiết gì? Sau khi kiểm tra họ trả lời bình thường không rơi gì cả và cũng xin ngừng bay thử. Tất nhiên, sau hơn một giờ nhờ sự giúp đỡ của người dân, lực lượng tìm kiếm cũng đã nhặt được cái vật lạ đó, té ra là một quả bóng bay.
Cũng lạ, không hiểu bằng cách gì mà quả bóng lại xuất hiện trùng hợp với thời điểm máy bay trực thăng Mỹ bay qua khu vực đó.
Điều hành chuyên cơ Tổng thống Bush
Đối với ngành quản lý bay, việc điều hành bay đã thành nền nếp, kỷ cương nhằm đảm bảo tuyệt đối “An toàn - Điều hòa - Hiệu quả” cho các chuyến bay dân dụng trong vùng trời trách nhiệm.
Còn việc điều hành chuyên cơ trong nước hay nước ngoài tới Việt Nam thì ngành còn phải tuân thủ quy chế điều hành chuyên cơ do Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam ban hành nữa. Quy chế quy định rõ ràng tiêu chuẩn bố trí kiểm soát viên không lưu trực tiếp điều hành chuyên cơ như thâm niên, kinh nghiệm, quá trình công tác của họ...
Công việc điều hành chuyên cơ của Tổng thống Bush cũng theo một quy trình chặt chẽ như bất kỳ một chuyên cơ nước ngoài khác. Theo kế hoạch đã làm việc từ trước, sáng ngày 17/11, 4 nhân viên an ninh Mỹ chia làm hai tốp đã có mặt tại TWR
Nội Bài và Trung tâm kiểm soát không lưu đường dài (ACC), được bố trí ngồi riêng cùng thiết bị thông tin mới lắp đặt để sẵn sàng liên lạc trực tiếp với “Nhà Trắng”. Đã nghe kể về “Luật giới nghiêm” khi bảo vệ Tổng thống Mỹ trên bộ, nay ở trên không cũng vậy: chuyên cơ của Tổng thống luôn có hai chiếc phản lực bay hộ tống, những chấm sáng trên màn hình radar hiện lên đường bay zíc zắc của chúng quanh chiếc chuyên cơ cho đến khi Tổng thống vào đến vùng kiểm soát của ACC.
Nhân viên an ninh ngồi ở ACC và TWR cũng chăm chú quan sát trên màn hình radar, khi có tín hiệu máy bay khác trên màn hình họ đều hỏi lại kiểm soát viên không lưu.
Khi được giải thích về đường hàng không, tiêu chuẩn phân cách mà Việt Nam áp dụng... và nhất là tác phong chững chạc khi làm việc của kíp trực khiến họ yên tâm ngồi quan sát. Chuyên cơ hạ cánh cũng chưa phải là xong, những ngày chuyên cơ đậu ở sân bay Nội Bài thì suốt 24/24 giờ luôn có máy bay của không lực Mỹ thường trực trên vùng trời quốc tế và cứ 4 giờ một họ lại xin phép được cung cấp dịch vụ không lưu cho việc tiếp dầu trên không. Kiểm soát viên không lưu nhà mình cũng lần đầu tiên được “chỉ huy” cho họ tiếp dầu trên không với độ phân cách giữa các tàu bay là 15 mét...
Quả thực, điều hành rất nhiều chuyên cơ của các nguyên thủ các nước trên thế giới đến Việt Nam an toàn tuyệt đối, nhưng với Mỹ thì vẫn cứ khác biệt hơn, lạ hơn. Mệt nhưng vẫn thú vị, vì có chuyện để mà kể.