Điều kiện tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam
Tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
Tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Đây là một trong 4 nguyên tắc hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam được quy định tại Nghị định số 32/2010/NĐ-CP.
Các nguyên tắc bao gồm: hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam trên cơ sở hợp tác quốc tế, bảo đảm sự bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế; hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch và phát triển ngành thủy sản, bảo đảm an toàn cho tàu cá và người làm việc trên tàu cá; tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi có giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải tuân thủ quy định của nghị định này và các quy định khác có liên quan của Việt Nam.
Giấy phép hoạt động thủy sản nói trên được cấp cho từng tàu cá. Một chủ tàu cá có thể xin cấp giấy phép cho nhiều tàu cá. Thời hạn của giấy phép được cấp không quá 12 tháng đối với hoạt động khai thác thủy sản và không quá 24 tháng đối với các hoạt động thủy sản khác. Giấy phép được gia hạn không quá 3 lần, thời gian gia hạn mỗi lần không quá 12 tháng.
7 điều kiện cấp giấy phép lần đầu
Tàu cá nước ngoài được xét cấp giấy phép hoạt động thủy sản khi có đủ 7 điều kiện, đó là:
- Có 1 trong 4 loại giấy tờ, văn bản (giấy phép đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; dự án hợp tác về điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản được Thủ tướng phê duyệt; dự án hợp tác về kinh doanh, thu mua, vận chuyển thủy sản; dự án hợp tác về huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thủy sản...);
- Có giấy chứng nhận đăng ký tàu cá do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu cá mang quốc tịch cấp;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
- Có văn bằng chứng chỉ của thuyền trưởng, máy trưởng; có danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá;
- Trên tàu cá phải có ít nhất 1 người thông thạo tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép đối với tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam. Bộ sẽ cấp mới giấy phép trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cấp lại không quá 7 ngày làm việc và gia hạn trong thời gian không quá 3 ngày làm việc.
Mai Hương (Chinhphu.vn)
Đây là một trong 4 nguyên tắc hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam được quy định tại Nghị định số 32/2010/NĐ-CP.
Các nguyên tắc bao gồm: hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam trên cơ sở hợp tác quốc tế, bảo đảm sự bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, pháp luật của mỗi bên và pháp luật quốc tế; hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch và phát triển ngành thủy sản, bảo đảm an toàn cho tàu cá và người làm việc trên tàu cá; tàu cá nước ngoài chỉ được hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi có giấy phép hoạt động thủy sản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp; tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam phải tuân thủ quy định của nghị định này và các quy định khác có liên quan của Việt Nam.
Giấy phép hoạt động thủy sản nói trên được cấp cho từng tàu cá. Một chủ tàu cá có thể xin cấp giấy phép cho nhiều tàu cá. Thời hạn của giấy phép được cấp không quá 12 tháng đối với hoạt động khai thác thủy sản và không quá 24 tháng đối với các hoạt động thủy sản khác. Giấy phép được gia hạn không quá 3 lần, thời gian gia hạn mỗi lần không quá 12 tháng.
7 điều kiện cấp giấy phép lần đầu
Tàu cá nước ngoài được xét cấp giấy phép hoạt động thủy sản khi có đủ 7 điều kiện, đó là:
- Có 1 trong 4 loại giấy tờ, văn bản (giấy phép đầu tư do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; dự án hợp tác về điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản, khai thác thủy sản được Thủ tướng phê duyệt; dự án hợp tác về kinh doanh, thu mua, vận chuyển thủy sản; dự án hợp tác về huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thủy sản...);
- Có giấy chứng nhận đăng ký tàu cá do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu cá mang quốc tịch cấp;
- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
- Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị thu phát sóng vô tuyến điện do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp;
- Có văn bằng chứng chỉ của thuyền trưởng, máy trưởng; có danh sách thuyền viên và người làm việc trên tàu cá;
- Trên tàu cá phải có ít nhất 1 người thông thạo tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép đối với tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam. Bộ sẽ cấp mới giấy phép trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; cấp lại không quá 7 ngày làm việc và gia hạn trong thời gian không quá 3 ngày làm việc.
Mai Hương (Chinhphu.vn)