Điều lệ công ty to hơn luật?
Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi mặc dù đã được trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng vẫn còn nhiều “sạn”
Mới đây, trao đổi với một số luật sư, luật gia đã dẫn chứng từ thực tế những quy định liên quan đến công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp còn thiếu gây khó khăn cho cổ đông nhỏ trong công ty nhưng dự thảo lại không đề cập sửa đổi...
Đại diện ban soạn thảo dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, TS.Nguyễn Đình Cung - quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, dự thảo lần này có quy định về bảo vệ cổ đông, trách nhiệm của người quản lý công ty và một số quy định tạo thuận lợi hơn cho cổ đông theo dõi, giám sát và khởi kiện người quản lý công ty khi cần thiết...
Những thay đổi này nhằm phù hợp với các quy định tại văn bản pháp luật khác như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư... cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cho rằng dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã tăng quyền cho cổ đông nhỏ nhưng chưa đủ để bảo vệ họ, Luật sư Trịnh Dũng - Đoàn luật sư Hà Nội chỉ ra, trong Luật Doanh nghiệp hiện hành cũng như trong dự thảo sửa đổi không quy định thế nào là cổ đông nhỏ trong công ty cổ phần nhưng trong thực tế cổ đông nhỏ thường được hiểu là những cổ đông sở hữu dưới 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần mà cổ đông đó làm thành viên.
Cách hiểu này bắt nguồn từ quy định của Luật Chứng khoán 2007: “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành...”.
Việc phân biệt cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Có những công ty mà tỷ lệ sở hữu cổ phần tuy nhỏ dưới 5% nhưng nếu tính thành giá tiền lại là một khoản tiền lớn, như 5% số cổ phần của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh là gần 7 tỷ đồng, 1% số cổ phần của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là hơn 17 tỷ đồng, 1% số cổ phần của Vinamilk cũng hơn 17 tỷ đồng...
Luật gia Vũ Thế Anh - Văn phòng Luật sư Tâm Anh phân tích thêm, mặc dù Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định “mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết”, tuy nhiên trong thực tế nhiều trường hợp cổ đông nhỏ bị tước đi quyền biểu quyết cho dù phiếu biểu quyết của họ không đủ làm thay đổi nội dung của nghị quyết đại hội cổ đông.
Ông Thế Anh lấy dẫn chứng từ một nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, có công ty cổ phần đưa ra quy định trong điều lệ là, cổ đông phải có tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu mới được tham gia đại hội cổ đông thường niên. Như Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 và Công ty Bia Thanh Hoá quy định mức tối thiểu là 5.000 cổ phần, Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội là 20.000 cổ phần, Lilama 18 là 35.000 cổ phần...
Như vậy những cổ đông sở hữu ít hơn số cổ phần quy định này không được tham dự đại hội cổ đồng, điều đó đồng nghĩa với việc mọi quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ như quyền biểu quyết, trao đổi, chất vấn hội đồng quản trị... bị tước đoạt.
Ở đây rõ ràng điều lệ công ty đã “to” hơn luật khi có những quy định trái luật tồn tại trong đó và được thực thi...
Lấy dẫn chứng từ thực tế, Luật sư Vũ Thị Thu Hà - Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho biết, giữa tháng 4/2014, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý vụ kiện của nguyên đơn là ông Nguyễn Thành Tô (Hà Nội) yêu cầu huỷ bỏ 12 nghị quyết đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long trong những năm qua với lí do ông không được tham dự, không uỷ quyền cho ai tham dự các kỳ họp đại hội cổ đông này nhưng lại vẫn có tên đầy đủ trong biên bản đại hội cổ đông...
Lí do ông Tô không được tham dự là do hội đồng quản trị công ty “quên” ông vì ông chỉ là cổ đông nhỏ với tỷ lệ sở hữu 0,1% số cổ phần. Trước đó, năm 2002 ông Tô bỏ ra 4 tỷ đồng mua lại từ Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội số cổ phần chiếm tỷ lệ 2% tổng số cổ phần của Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long phát hành.
Tuy nhiên, qua 4 lần Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long tiến hành đại hội cổ đông, phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ ông Tô đều không được mời tham dự nên không biết để mua cổ phần phát hành thêm do đó tỷ lệ cổ phần của ông giảm dần từ 2% xuống còn 0,1%...
Theo Luật sư Vũ Thị Thu Hà, đây rõ ràng là quyền của cổ đông nhỏ bị “gạt” ra ngoài mặc dù đã được Luật Doanh nghiệp bảo vệ.
Theo luật gia Cao Bá Khoát, dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi chưa đáp ứng được mục tiêu bảo vệ cổ đông nhỏ. Theo ban soạn thảo thì việc dự thảo giảm tỷ lệ biểu quyết để nghị quyết, quyết định được thông qua đối với một số nội dung từ 75% và 65% xuống còn 65% và 51% là để bảo vệ cổ đông nhỏ nhưng ông Khoát cho rằng, thực chất là bảo vệ cổ đông lớn.
Với việc hạ tỷ lệ thì đôi khi chỉ cần một phiếu biểu quyết của cổ đông lớn đã quyết định được tất cả. Do đó tỷ lệ càng lớn sẽ hạn chế được sự độc đoán, chuyên quyền của các cổ đông lớn, bảo vệ quyền và lợi ích cho các cổ đông nhỏ.
Luật sư Vũ Thị Thu Hà bổ sung thêm, nếu Luật Doanh nghiệp sửa đổi không có quy định cứng rắn hơn trong việc bảo vệ quyền của cổ đông nhỏ thì trong tương lai sẽ còn nhiều vụ kiện như trường hợp ở Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long.
Đại diện ban soạn thảo dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi, TS.Nguyễn Đình Cung - quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, dự thảo lần này có quy định về bảo vệ cổ đông, trách nhiệm của người quản lý công ty và một số quy định tạo thuận lợi hơn cho cổ đông theo dõi, giám sát và khởi kiện người quản lý công ty khi cần thiết...
Những thay đổi này nhằm phù hợp với các quy định tại văn bản pháp luật khác như Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư... cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cho rằng dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã tăng quyền cho cổ đông nhỏ nhưng chưa đủ để bảo vệ họ, Luật sư Trịnh Dũng - Đoàn luật sư Hà Nội chỉ ra, trong Luật Doanh nghiệp hiện hành cũng như trong dự thảo sửa đổi không quy định thế nào là cổ đông nhỏ trong công ty cổ phần nhưng trong thực tế cổ đông nhỏ thường được hiểu là những cổ đông sở hữu dưới 5% tổng số cổ phần của công ty cổ phần mà cổ đông đó làm thành viên.
Cách hiểu này bắt nguồn từ quy định của Luật Chứng khoán 2007: “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành...”.
Việc phân biệt cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông. Có những công ty mà tỷ lệ sở hữu cổ phần tuy nhỏ dưới 5% nhưng nếu tính thành giá tiền lại là một khoản tiền lớn, như 5% số cổ phần của Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh là gần 7 tỷ đồng, 1% số cổ phần của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai là hơn 17 tỷ đồng, 1% số cổ phần của Vinamilk cũng hơn 17 tỷ đồng...
Luật gia Vũ Thế Anh - Văn phòng Luật sư Tâm Anh phân tích thêm, mặc dù Luật Doanh nghiệp hiện hành quy định “mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết”, tuy nhiên trong thực tế nhiều trường hợp cổ đông nhỏ bị tước đi quyền biểu quyết cho dù phiếu biểu quyết của họ không đủ làm thay đổi nội dung của nghị quyết đại hội cổ đông.
Ông Thế Anh lấy dẫn chứng từ một nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, có công ty cổ phần đưa ra quy định trong điều lệ là, cổ đông phải có tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểu mới được tham gia đại hội cổ đông thường niên. Như Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 và Công ty Bia Thanh Hoá quy định mức tối thiểu là 5.000 cổ phần, Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội là 20.000 cổ phần, Lilama 18 là 35.000 cổ phần...
Như vậy những cổ đông sở hữu ít hơn số cổ phần quy định này không được tham dự đại hội cổ đồng, điều đó đồng nghĩa với việc mọi quyền lợi của họ được pháp luật bảo vệ như quyền biểu quyết, trao đổi, chất vấn hội đồng quản trị... bị tước đoạt.
Ở đây rõ ràng điều lệ công ty đã “to” hơn luật khi có những quy định trái luật tồn tại trong đó và được thực thi...
Lấy dẫn chứng từ thực tế, Luật sư Vũ Thị Thu Hà - Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho biết, giữa tháng 4/2014, Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã thụ lý vụ kiện của nguyên đơn là ông Nguyễn Thành Tô (Hà Nội) yêu cầu huỷ bỏ 12 nghị quyết đại hội cổ đông của Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long trong những năm qua với lí do ông không được tham dự, không uỷ quyền cho ai tham dự các kỳ họp đại hội cổ đông này nhưng lại vẫn có tên đầy đủ trong biên bản đại hội cổ đông...
Lí do ông Tô không được tham dự là do hội đồng quản trị công ty “quên” ông vì ông chỉ là cổ đông nhỏ với tỷ lệ sở hữu 0,1% số cổ phần. Trước đó, năm 2002 ông Tô bỏ ra 4 tỷ đồng mua lại từ Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội số cổ phần chiếm tỷ lệ 2% tổng số cổ phần của Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long phát hành.
Tuy nhiên, qua 4 lần Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long tiến hành đại hội cổ đông, phát hành thêm cổ phần để tăng vốn điều lệ ông Tô đều không được mời tham dự nên không biết để mua cổ phần phát hành thêm do đó tỷ lệ cổ phần của ông giảm dần từ 2% xuống còn 0,1%...
Theo Luật sư Vũ Thị Thu Hà, đây rõ ràng là quyền của cổ đông nhỏ bị “gạt” ra ngoài mặc dù đã được Luật Doanh nghiệp bảo vệ.
Theo luật gia Cao Bá Khoát, dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi chưa đáp ứng được mục tiêu bảo vệ cổ đông nhỏ. Theo ban soạn thảo thì việc dự thảo giảm tỷ lệ biểu quyết để nghị quyết, quyết định được thông qua đối với một số nội dung từ 75% và 65% xuống còn 65% và 51% là để bảo vệ cổ đông nhỏ nhưng ông Khoát cho rằng, thực chất là bảo vệ cổ đông lớn.
Với việc hạ tỷ lệ thì đôi khi chỉ cần một phiếu biểu quyết của cổ đông lớn đã quyết định được tất cả. Do đó tỷ lệ càng lớn sẽ hạn chế được sự độc đoán, chuyên quyền của các cổ đông lớn, bảo vệ quyền và lợi ích cho các cổ đông nhỏ.
Luật sư Vũ Thị Thu Hà bổ sung thêm, nếu Luật Doanh nghiệp sửa đổi không có quy định cứng rắn hơn trong việc bảo vệ quyền của cổ đông nhỏ thì trong tương lai sẽ còn nhiều vụ kiện như trường hợp ở Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long.