Digital Banking, xu hướng mới của ngân hàng Việt
Chưa bao giờ việc số hóa mọi mặt của đời sống xã hội lại diễn ra với tốc độ chóng mặt như hiện nay
Chưa bao giờ việc số hóa mọi mặt của đời sống xã hội lại diễn ra với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng những sản phẩm dịch vụ tiện lợi được số hóa thông qua phương tiện công nghệ cao.
Xu hướng đó đã phá vỡ khái niệm về điện tử thuần túy và mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các ngân hàng trong quá trình thích ứng để phát triển.
Xu hướng số hóa của các ngân hàng thể hiện qua các giao dịch điện tử trên các thiết bị ngày càng nhiều, không chỉ với ATM, POS truyền thống, các thiết bị di động, từ điện thoại di động đến máy tính bảng đã được khách hàng sử dụng nhiều hơn để tiếp cận thông tin sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Tại Việt Nam, hệ thống chi nhánh ngân hàng vẫn khá phổ biến nhưng ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn giao dịch thông qua kênh điện tử bằng thiết bị di động. Giờ đây, khách hàng mong muốn được ngồi nhà để giao dịch với một giao dịch viên ảo, tại một chi nhánh ảo (virtual branch), với đủ loại hình sản phẩm, dịch vụ như một chi nhánh truyền thống.
Với hành lang pháp lý ủng hộ, chắc chắn ngày càng nhiều hơn các giao dịch, dịch vụ ngân hàng được thực hiện qua các kênh phi vật lý, kể cả trên mạng xã hội.
Nắm bắt xu hướng, một số ngân hàng đã chủ động chuẩn bị để đón lấy cơ hội này và biến ngân hàng số thành một lợi thế cạnh tranh và mô hình để phát triển tại thị trường Việt Nam, điển hình như Ngân hàng Tiên Phong (TPBank).
Xác định ngân hàng số (digital banking) là mục tiêu chiến lược và lợi thế cạnh tranh, TPBank đã có bước tiên phong trong việc khẳng định hướng đi giao dịch không cần đến ngân hàng (branchless banking).
Với thuận lợi cổ đông sáng lập là các tập đoàn công nghệ hàng đầu như FPT, Mobifone, SoftBank (Nhật Bản)…, TPBank đã nhanh chóng lồng ghép, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu, tạo sự tiện lợi tối đa và hạ thấp chi phí giao dịch ngân hàng cho khách hàng.
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số của TPBank được khách hàng đánh giá cao nhờ ứng dụng nhiều công nghệ mới để gia tăng tốc độ xử lý cũng như tăng tiện ích cho khách hàng, như việc ứng dụng HTML5 cho phép nhất thể hóa các phiên bản Internet Banking, Mobile Banking, khách hàng giờ đây không còn phải chấp nhận nhiều tính năng bị thiếu hay bị rút gọn khi chạy trên các thiết bị di động.
Ngân hàng này còn đi đầu trong việc ứng dụng QR code vào in sổ tiết kiệm, in thư bảo lãnh… giúp tiện tra cứu và đẩy nhanh tốc độ xử lý cho khách hàng. QR code, công nghệ nhận dạng vân tay, công nghệ nhận dạng không dây RFID cùng hệ thống phân luồng giao dịch thông minh, kết hợp với việc xử lý giao dịch trong core banking, đã được tích hợp vào một hệ thống gọi là eCounter, đi kèm là thẻ tiêu dùng đa tiện ích eCounter kết hợp thẻ khách hàng thân thiết.
Với hệ thống eCounter này, khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh TPBank có thể đặt lịch hẹn trước và khi đến giao dịch, hệ thống sẽ được tự động nhận diện khách hàng và hỗ trợ tư vấn, giao dịch phù hợp với nhu cầu, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, khách hàng cũng có thể tự làm các giao dịch với các quầy self-service đặt ngay tại đây.
Khách hàng của TPBank có thể yêu cầu mở ngay hạn mức khi mở sổ tiết kiệm và luôn sẵn sàng để sử dụng bất cứ khi nào có nhu cầu mà không cần đến ngân hàng.
Ngoài ra, theo định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước, TPBank đã có sự chuẩn bị rất kỹ cho hệ thống thanh toán thẻ trên thiết bị di động (mPOS). Hệ thống mPOS của TPBank không chỉ cung cấp giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ mà giúp họ một giải pháp tổng thể về quản lý bán hàng, quản lý hóa đơn và hiệu quả bán hàng.
Để thực hiện chiến lược ngân hàng số thì TPBank đã có sự đầu tư và chuẩn bị về công nghệ thông tin để tối ưu hóa các phát triển của công nghệ. TPBank đã triển khai thành công hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng trên nền tảng điện toán đám mây, với hơn 70 máy chủ chạy trên nền tảng này. Trên cơ sở đó, các hệ thống giao dịch nội bộ, hệ thống chứng từ đã được triển khai theo hướng số hóa.
Gần đây nhất, ngân hàng này cũng đang triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để hỗ trợ tốt nhất cho chiến lược phát triển ngân hàng số của mình.
Hệ thống này sẽ giúp ngân hàng quản lý được các giao dịch và tương tác của khách hàng với ngân hàng trong thời đại mà các tương tác đó được thực hiện trên các kênh khác nhau, không chỉ qua các kênh giao tiếp truyền thống mà có thể qua mạng xã hội (social network), qua mạng lưới phân phối...
(Nguồn: TPBank)
Xu hướng đó đã phá vỡ khái niệm về điện tử thuần túy và mở ra nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các ngân hàng trong quá trình thích ứng để phát triển.
Xu hướng số hóa của các ngân hàng thể hiện qua các giao dịch điện tử trên các thiết bị ngày càng nhiều, không chỉ với ATM, POS truyền thống, các thiết bị di động, từ điện thoại di động đến máy tính bảng đã được khách hàng sử dụng nhiều hơn để tiếp cận thông tin sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Tại Việt Nam, hệ thống chi nhánh ngân hàng vẫn khá phổ biến nhưng ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn giao dịch thông qua kênh điện tử bằng thiết bị di động. Giờ đây, khách hàng mong muốn được ngồi nhà để giao dịch với một giao dịch viên ảo, tại một chi nhánh ảo (virtual branch), với đủ loại hình sản phẩm, dịch vụ như một chi nhánh truyền thống.
Với hành lang pháp lý ủng hộ, chắc chắn ngày càng nhiều hơn các giao dịch, dịch vụ ngân hàng được thực hiện qua các kênh phi vật lý, kể cả trên mạng xã hội.
Nắm bắt xu hướng, một số ngân hàng đã chủ động chuẩn bị để đón lấy cơ hội này và biến ngân hàng số thành một lợi thế cạnh tranh và mô hình để phát triển tại thị trường Việt Nam, điển hình như Ngân hàng Tiên Phong (TPBank).
Xác định ngân hàng số (digital banking) là mục tiêu chiến lược và lợi thế cạnh tranh, TPBank đã có bước tiên phong trong việc khẳng định hướng đi giao dịch không cần đến ngân hàng (branchless banking).
Với thuận lợi cổ đông sáng lập là các tập đoàn công nghệ hàng đầu như FPT, Mobifone, SoftBank (Nhật Bản)…, TPBank đã nhanh chóng lồng ghép, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong các sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu, tạo sự tiện lợi tối đa và hạ thấp chi phí giao dịch ngân hàng cho khách hàng.
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số của TPBank được khách hàng đánh giá cao nhờ ứng dụng nhiều công nghệ mới để gia tăng tốc độ xử lý cũng như tăng tiện ích cho khách hàng, như việc ứng dụng HTML5 cho phép nhất thể hóa các phiên bản Internet Banking, Mobile Banking, khách hàng giờ đây không còn phải chấp nhận nhiều tính năng bị thiếu hay bị rút gọn khi chạy trên các thiết bị di động.
Ngân hàng này còn đi đầu trong việc ứng dụng QR code vào in sổ tiết kiệm, in thư bảo lãnh… giúp tiện tra cứu và đẩy nhanh tốc độ xử lý cho khách hàng. QR code, công nghệ nhận dạng vân tay, công nghệ nhận dạng không dây RFID cùng hệ thống phân luồng giao dịch thông minh, kết hợp với việc xử lý giao dịch trong core banking, đã được tích hợp vào một hệ thống gọi là eCounter, đi kèm là thẻ tiêu dùng đa tiện ích eCounter kết hợp thẻ khách hàng thân thiết.
Với hệ thống eCounter này, khách hàng đến giao dịch tại chi nhánh TPBank có thể đặt lịch hẹn trước và khi đến giao dịch, hệ thống sẽ được tự động nhận diện khách hàng và hỗ trợ tư vấn, giao dịch phù hợp với nhu cầu, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, khách hàng cũng có thể tự làm các giao dịch với các quầy self-service đặt ngay tại đây.
Khách hàng của TPBank có thể yêu cầu mở ngay hạn mức khi mở sổ tiết kiệm và luôn sẵn sàng để sử dụng bất cứ khi nào có nhu cầu mà không cần đến ngân hàng.
Ngoài ra, theo định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước, TPBank đã có sự chuẩn bị rất kỹ cho hệ thống thanh toán thẻ trên thiết bị di động (mPOS). Hệ thống mPOS của TPBank không chỉ cung cấp giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cho các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ mà giúp họ một giải pháp tổng thể về quản lý bán hàng, quản lý hóa đơn và hiệu quả bán hàng.
Để thực hiện chiến lược ngân hàng số thì TPBank đã có sự đầu tư và chuẩn bị về công nghệ thông tin để tối ưu hóa các phát triển của công nghệ. TPBank đã triển khai thành công hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng trên nền tảng điện toán đám mây, với hơn 70 máy chủ chạy trên nền tảng này. Trên cơ sở đó, các hệ thống giao dịch nội bộ, hệ thống chứng từ đã được triển khai theo hướng số hóa.
Gần đây nhất, ngân hàng này cũng đang triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) để hỗ trợ tốt nhất cho chiến lược phát triển ngân hàng số của mình.
Hệ thống này sẽ giúp ngân hàng quản lý được các giao dịch và tương tác của khách hàng với ngân hàng trong thời đại mà các tương tác đó được thực hiện trên các kênh khác nhau, không chỉ qua các kênh giao tiếp truyền thống mà có thể qua mạng xã hội (social network), qua mạng lưới phân phối...
(Nguồn: TPBank)