Đình công phải theo luật
Trong trường hợp tòa án nhân dân phán quyết cuộc đình công là bất hợp pháp, người lao động phải ngừng đình công
Đình công là quyền của người lao động và tập thể lao động đã được pháp luật lao động của nước ta công nhận, nhưng tiến hành đình công phải theo đúng quy định của pháp luật. Đây là một trong những điểm mới trong Bộ luật Lao động sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 21/11/2006 tại kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007.
Ngày 12/12/2006, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 19/2006/L-CTN về việc công bố Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động. Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Chương XIV Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
Công đoàn lãnh đạo đình công
Luật sửa đổi đã xác định rõ tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thỏa ước, nội quy, quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.
Còn tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới (như sửa đổi, bổ sung thỏa ước, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi và phúc lợi khác) giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Việc giải quyết tranh chấp lao động sẽ có 3 cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Đó là hội đồng hòa giải cơ sở (hoặc hòa giải viên lao động); chủ tịch UBND cấp huyện và toà án nhân dân. Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, thì hội đồng hòa giải cơ sở (hoặc hòa giải viên lao động) và hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm giải quyết.
Luật cũng quy định rõ, trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết (tranh chấp về quyền) hoặc hội đồng trọng tài lao động giải quyết (tranh chấp về lợi ích)...
Một điểm mới nữa trong Luật sửa đổi lần này đó là vai trò của Công đoàn trong tổ chức, lãnh đạo đình công. Những nơi chưa có Ban chấp hành công đoàn việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do đại diện được tập thể lao động cử ra. Việc đề cử này phải thông báo với công đoàn cấp trên trực tiếp.
Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến để đình công, cũng được quy định cụ thể hơn: Nếu doanh nghiệp có dưới 300 lao động thì lấy ý kiến trực tiếp, nếu có từ 300 lao động trở lên thì lấy ý kiến của thành viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, tổ trưởng tổ công đoàn và tổ trưởng sản xuất. Nơi chưa có công đoàn thì lấy ý kiến tổ trưởng, tổ phó sản xuất.
Một số quy định cần lưu ý
Một trong những điểm đáng lưu ý của quy định mới là người lao động không tham gia đình công, nhưng phải ngừng việc vì đình công thì được trả lương ngừng việc và các quyền lợi khác theo quy định.
Bên cạnh đó, Luật cũng có chế tài rất chặt chẽ đối với người lao động như: trong trường hợp tòa án nhân dân phán quyết cuộc đình công là bất hợp pháp, người lao động phải ngừng đình công.
Nếu không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động.
Những người lợi dụng đình công để gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp; người có hành vi cản trở đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia hoặc lãnh đạo đình công thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 21/11/2006 tại kỳ họp thứ 10 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007.
Ngày 12/12/2006, Chủ tịch nước đã ký Lệnh số 19/2006/L-CTN về việc công bố Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động. Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Chương XIV Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động và đình công.
Công đoàn lãnh đạo đình công
Luật sửa đổi đã xác định rõ tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp về việc thực hiện các quy định của pháp luật lao động, thỏa ước, nội quy, quy chế, thỏa thuận hợp pháp khác mà tập thể lao động cho rằng người sử dụng lao động vi phạm.
Còn tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp về việc yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới (như sửa đổi, bổ sung thỏa ước, tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, định mức lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi và phúc lợi khác) giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Việc giải quyết tranh chấp lao động sẽ có 3 cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Đó là hội đồng hòa giải cơ sở (hoặc hòa giải viên lao động); chủ tịch UBND cấp huyện và toà án nhân dân. Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, thì hội đồng hòa giải cơ sở (hoặc hòa giải viên lao động) và hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm giải quyết.
Luật cũng quy định rõ, trong trường hợp hòa giải không thành, các bên có quyền yêu cầu chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết (tranh chấp về quyền) hoặc hội đồng trọng tài lao động giải quyết (tranh chấp về lợi ích)...
Một điểm mới nữa trong Luật sửa đổi lần này đó là vai trò của Công đoàn trong tổ chức, lãnh đạo đình công. Những nơi chưa có Ban chấp hành công đoàn việc tổ chức và lãnh đạo đình công phải do đại diện được tập thể lao động cử ra. Việc đề cử này phải thông báo với công đoàn cấp trên trực tiếp.
Bên cạnh đó, việc lấy ý kiến để đình công, cũng được quy định cụ thể hơn: Nếu doanh nghiệp có dưới 300 lao động thì lấy ý kiến trực tiếp, nếu có từ 300 lao động trở lên thì lấy ý kiến của thành viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, tổ trưởng tổ công đoàn và tổ trưởng sản xuất. Nơi chưa có công đoàn thì lấy ý kiến tổ trưởng, tổ phó sản xuất.
Một số quy định cần lưu ý
Một trong những điểm đáng lưu ý của quy định mới là người lao động không tham gia đình công, nhưng phải ngừng việc vì đình công thì được trả lương ngừng việc và các quyền lợi khác theo quy định.
Bên cạnh đó, Luật cũng có chế tài rất chặt chẽ đối với người lao động như: trong trường hợp tòa án nhân dân phán quyết cuộc đình công là bất hợp pháp, người lao động phải ngừng đình công.
Nếu không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động.
Những người lợi dụng đình công để gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp; người có hành vi cản trở đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia hoặc lãnh đạo đình công thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.