Định giá phần mềm: Càng thực hiện càng vướng
Văn bản 3364 được Bộ Thông tin và Truyền thông về định giá phần mềm nhưng vẫn chưa thể áp dụng được do… quá phức tạp
Văn bản 3364 được Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tháng 10/2008 hướng dẫn định giá phần mềm áp dụng trong các dự án ứng dụng công nghệ thông sử dụng ngân sách nhà nước, nhưng đến nay, các đơn vị vẫn chưa thể áp dụng được do văn bản… quá phức tạp.
Sự cần thiết của văn bản 3364
Từ năm 2003 trở về trước, giá trị phần mềm trong khối cơ quan nhà nước được hướng dẫn xác định và lập dự toán kinh phí xây dựng phần mềm ứng dụng theo văn bản 112 (thuộc đề án 112- PV). Tuy nhiên do những hạn chế của văn bản 112 nên phương pháp tính giá trị phần mềm đã không còn được áp dụng.
Từ đó đến thời điểm ra văn bản 3364 thì chưa có một văn bản pháp lý nào cho định giá phần mềm, trong khi công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, trung bình 25%/năm, vì vậy, khi Bộ Thông tin và Truyền thông cho ra văn bản 3364, được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc thực hiện giải quyết đầu tư ứng dụng và phát triển phần mềm sử dụng ngân sách Nhà nước.
Một văn bản hướng dẫn định giá phần mềm sẽ là cơ sở để chuẩn hóa dần việc quản lý đầu tư công nghệ thông tin. Vì thực tế, vấn đề định giá phần mềm vẫn đang là một bài toán phức tạp ảnh hưởng không ít và làm chậm tiến độ đến việc triển khai các dự án công nghệ thông tin.
Khi có phương pháp tính toán hợp lý, khách quan, giá trị phần mềm được xác định sẽ tạo cơ sở cho việc lập chi phí ứng dụng công nghệ thông tin của khối các cơ quan nhà nước và thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư, kí kết hợp đồng hay nâng cấp phần mềm.
Trong văn bản 3364 của Bộ đã đưa ra 10 bước trình tự để áp dụng vào xác định giá trị phần mềm như: nghiên cứu, kiểm tra thông tin hồ sơ dự án phần mềm; lập bảng tính toán các tác nhân tương tác, các chức năng của phần mềm; lập bảng tính toán hệ số phức tạp kỹ thuật, công nghệ; xác định mức lương lao động bình quân; phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm…
Ông Võ Anh Trung, Trưởng phòng phát triển ứng dụng, Cục Tin học và thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, trước đây các dự án công nghệ thông tin của Bộ được sử dụng định giá phần mềm chủ yếu trên hướng dẫn của văn bản 112 và sau thời điểm 2003, Cục lại thực hiện định giá phần mềm theo theo cách tính truyền thống. Nhưng ngay sau khi nhận được 3364 Cục đã lập tức hướng dẫn cho các đơn vị trong ngành thực hiện với hy vọng gỡ vướng mắc trong lập dự án xác định giá trị phần mềm.
Càng định giá càng “rối”
Mặc dù văn bản 3364 là rất cần thiết, tuy nhiên khi đi vào thực tế lại không như mong muốn của các đơn vị khối cơ quan Nhà nước. Bởi phương pháp và các bước định giá giá trị phần mềm của 3364 quá phức tạp và không sát thực tế với những tính chất phát sinh, phát triển của phần mềm trong quá trình triển khai, bảo dưỡng hay nâng cấp.
Theo ông Võ Anh Trung, bảng tính toán giá trị phần mềm quá phức tạp, khi công văn 3364 ra đời, Cục Tin học và thống kê tài chính đã gửi ngay cho các đơn vị thử tính theo cách này, nhưng các đơn vị đã không thể tính được nên lại đành áp dụng theo cách truyền thống là định giá phần mềm theo chức năng.
Ông Trung phân tích, thực tế, không phải lúc nào giá trị phần mềm cũng được xác định theo quy trình, nghiệp vụ đơn giản thông thường mà phải qua các bước khảo sát, phân tích. Còn nếu tách ra từng phần cụ thể rồi tính thì sẽ kéo dài quy trình đầu tư công nghệ thông tin trong khi mức độ thay đổi lại thường xuyên, nhất là các văn bản trong ngành thuế.
Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam cho biết, đã có rất nhiều đơn vị phản ánh về sự phức tạp, chưa bao quát được vấn đề của văn bản 3364, dẫn đến phần mềm bị định giá thấp. Trong đó, phần định mức toàn bộ chi phí về sau như thế nào thì trong 3364 chưa có, mới chỉ bao quát được giai đoạn đầu mà chưa cụ thể hóa từng công đoạn xây dựng phần mềm, từ khâu khảo sát, phân tích, thiết kế hệ thống đến triển khai bảo hành, bảo trì.
Hơn nữa, việc chưa bao quát hết các khâu trong quy trình sản xuất phần mềm của văn bản 3364 còn dẫn đến việc phần mềm bị đánh giá thấp, khiến các nhà đầu tư không mặn mà với các dự án công nghệ thông tin của các đơn vị Nhà nước.
Sự phức tạp của 3364 được bà Nguyễn Thị Thuận, Phó cục trưởng Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế đánh giá, việc xác định chi phí phần mềm, trong hướng dẫn mới chỉ dừng lại ở khảo sát, thiết kế, phân tích, xây dựng, ứng dụng, còn những công việc khác như bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp… trong triển khai phần mềm chưa được tính đến.
Theo bà Thuận, văn bản hướng dẫn định giá nên chia ra hai loại: xây dựng phần mềm mới và nâng cấp phần mềm, vì nâng cấp có thể bớt đi một số công đoạn có trong hướng dẫn, còn xây dựng phần mềm mới thì lại thiếu nhiều công đoạn mà trong hướng dẫn chưa có.
Ông Nguyễn Long cho biết, Hội Tin học và các đơn vị liên ngành của Bộ sẽ tiếp tục thu thập, lấy ý kiến của các đơn vị liên quan để bổ sung điều chỉnh mới và hoàn thiện văn bản, phù hợp với thực tế để có thể nhanh chóng đưa vào áp dụng.
Sự cần thiết của văn bản 3364
Từ năm 2003 trở về trước, giá trị phần mềm trong khối cơ quan nhà nước được hướng dẫn xác định và lập dự toán kinh phí xây dựng phần mềm ứng dụng theo văn bản 112 (thuộc đề án 112- PV). Tuy nhiên do những hạn chế của văn bản 112 nên phương pháp tính giá trị phần mềm đã không còn được áp dụng.
Từ đó đến thời điểm ra văn bản 3364 thì chưa có một văn bản pháp lý nào cho định giá phần mềm, trong khi công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, trung bình 25%/năm, vì vậy, khi Bộ Thông tin và Truyền thông cho ra văn bản 3364, được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc thực hiện giải quyết đầu tư ứng dụng và phát triển phần mềm sử dụng ngân sách Nhà nước.
Một văn bản hướng dẫn định giá phần mềm sẽ là cơ sở để chuẩn hóa dần việc quản lý đầu tư công nghệ thông tin. Vì thực tế, vấn đề định giá phần mềm vẫn đang là một bài toán phức tạp ảnh hưởng không ít và làm chậm tiến độ đến việc triển khai các dự án công nghệ thông tin.
Khi có phương pháp tính toán hợp lý, khách quan, giá trị phần mềm được xác định sẽ tạo cơ sở cho việc lập chi phí ứng dụng công nghệ thông tin của khối các cơ quan nhà nước và thúc đẩy thực hiện các dự án đầu tư, kí kết hợp đồng hay nâng cấp phần mềm.
Trong văn bản 3364 của Bộ đã đưa ra 10 bước trình tự để áp dụng vào xác định giá trị phần mềm như: nghiên cứu, kiểm tra thông tin hồ sơ dự án phần mềm; lập bảng tính toán các tác nhân tương tác, các chức năng của phần mềm; lập bảng tính toán hệ số phức tạp kỹ thuật, công nghệ; xác định mức lương lao động bình quân; phát triển, nâng cấp, chỉnh sửa phần mềm…
Ông Võ Anh Trung, Trưởng phòng phát triển ứng dụng, Cục Tin học và thống kê tài chính (Bộ Tài chính) cho biết, trước đây các dự án công nghệ thông tin của Bộ được sử dụng định giá phần mềm chủ yếu trên hướng dẫn của văn bản 112 và sau thời điểm 2003, Cục lại thực hiện định giá phần mềm theo theo cách tính truyền thống. Nhưng ngay sau khi nhận được 3364 Cục đã lập tức hướng dẫn cho các đơn vị trong ngành thực hiện với hy vọng gỡ vướng mắc trong lập dự án xác định giá trị phần mềm.
Càng định giá càng “rối”
Mặc dù văn bản 3364 là rất cần thiết, tuy nhiên khi đi vào thực tế lại không như mong muốn của các đơn vị khối cơ quan Nhà nước. Bởi phương pháp và các bước định giá giá trị phần mềm của 3364 quá phức tạp và không sát thực tế với những tính chất phát sinh, phát triển của phần mềm trong quá trình triển khai, bảo dưỡng hay nâng cấp.
Theo ông Võ Anh Trung, bảng tính toán giá trị phần mềm quá phức tạp, khi công văn 3364 ra đời, Cục Tin học và thống kê tài chính đã gửi ngay cho các đơn vị thử tính theo cách này, nhưng các đơn vị đã không thể tính được nên lại đành áp dụng theo cách truyền thống là định giá phần mềm theo chức năng.
Ông Trung phân tích, thực tế, không phải lúc nào giá trị phần mềm cũng được xác định theo quy trình, nghiệp vụ đơn giản thông thường mà phải qua các bước khảo sát, phân tích. Còn nếu tách ra từng phần cụ thể rồi tính thì sẽ kéo dài quy trình đầu tư công nghệ thông tin trong khi mức độ thay đổi lại thường xuyên, nhất là các văn bản trong ngành thuế.
Ông Nguyễn Long, Tổng Thư ký Hội Tin học Việt Nam cho biết, đã có rất nhiều đơn vị phản ánh về sự phức tạp, chưa bao quát được vấn đề của văn bản 3364, dẫn đến phần mềm bị định giá thấp. Trong đó, phần định mức toàn bộ chi phí về sau như thế nào thì trong 3364 chưa có, mới chỉ bao quát được giai đoạn đầu mà chưa cụ thể hóa từng công đoạn xây dựng phần mềm, từ khâu khảo sát, phân tích, thiết kế hệ thống đến triển khai bảo hành, bảo trì.
Hơn nữa, việc chưa bao quát hết các khâu trong quy trình sản xuất phần mềm của văn bản 3364 còn dẫn đến việc phần mềm bị đánh giá thấp, khiến các nhà đầu tư không mặn mà với các dự án công nghệ thông tin của các đơn vị Nhà nước.
Sự phức tạp của 3364 được bà Nguyễn Thị Thuận, Phó cục trưởng Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin, Tổng cục Thuế đánh giá, việc xác định chi phí phần mềm, trong hướng dẫn mới chỉ dừng lại ở khảo sát, thiết kế, phân tích, xây dựng, ứng dụng, còn những công việc khác như bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp… trong triển khai phần mềm chưa được tính đến.
Theo bà Thuận, văn bản hướng dẫn định giá nên chia ra hai loại: xây dựng phần mềm mới và nâng cấp phần mềm, vì nâng cấp có thể bớt đi một số công đoạn có trong hướng dẫn, còn xây dựng phần mềm mới thì lại thiếu nhiều công đoạn mà trong hướng dẫn chưa có.
Ông Nguyễn Long cho biết, Hội Tin học và các đơn vị liên ngành của Bộ sẽ tiếp tục thu thập, lấy ý kiến của các đơn vị liên quan để bổ sung điều chỉnh mới và hoàn thiện văn bản, phù hợp với thực tế để có thể nhanh chóng đưa vào áp dụng.