Định hướng để tận dụng cơ hội của “thế giới phẳng”
Ngày nay, các quốc gia có khá đồng đều các cơ hội do “thế giới phẳng” mang lại. Vấn đề là nhận biết và tận dụng cơ hội này
Hội nhập không nhất thiết là phải đi ra thế giới. Tích hợp vào chuỗi cung ứng của thế giới ở Việt Nam có thể có lợi hơn, hội nhập sâu hơn so với xuất khẩu sản phẩm.
Ngày nay, các quốc gia có khá đồng đều các cơ hội do “thế giới phẳng” mang lại. Vấn đề là nhận biết cơ hội và quyết định có tận dụng các cơ hội này hay không.
Quan niệm lại về sản phẩm
Trước kia, đầu ra của sản xuất vật chất khi xuất xưởng là sản phẩm (công đoạn cứng). Nay, sản phẩm cần bao gồm cả lưu thông, tiếp thị, thương mại hóa sản phẩm (công đoạn mềm). Khi phạm vi bán càng rộng, chuỗi cung ứng càng lớn, chi phí cho công đoạn “mềm” càng tăng và cho công đoạn “cứng” càng giảm. Vì nhiều lý do, rất ít nước đang phát triển có thể bán được sản phẩm trên quy mô toàn cầu.
Để quyết định xem có “làm” một sản phẩm không, cần xác định xem có bán được không, bán ở quy mô nào, cần đầu tư bao nhiêu cho công đoạn “mềm”. Nhất quyết không sản xuất sản phẩm khi chưa rõ tính khả thi của công đoạn mềm. Khi các liên kết công nghiệp - thương mại không phải do thị trường tạo ra hoặc còn dựa vào mệnh lệnh hành chính, việc “cắt đoạn” chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng cho các ngành, doanh nghiệp khác nhau quản lý là rất mạo hiểm.
Phát triển theo chiều ngang có lợi hơn phát triển theo chiều dọc
Phát triển theo chiều dọc là thực hiện hoàn chỉnh chuỗi giá trị cho một sản phẩm. Kiểu phát triển này đòi hỏi sự đầu tư lớn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, mà sự đầu tư này lại mạo hiểm hơn vì phải làm những công việc, phải mua những công nghệ mới. Trong việc phát triển theo chiều dọc, tất cả các công đoạn đều phải cạnh tranh được với bên ngoài. Như vậy, phát triển theo chiều dọc trong phạm vi một nước (tức là tối ưu hóa từ tập hợp nhỏ) sẽ không thể cạnh tranh với phát triển dọc trên phạm vi toàn cầu (tối ưu hóa từ tập hợp lớn).
Phát triển ngang tức là không làm toàn bộ chuỗi mà chỉ làm tốt (một số) công đoạn trong chuỗi giá trị. Đây là cách kinh doanh hiệu quả và nâng cấp công nghệ ít mạo hiểm nhất.
Mô hình các ngành công nghiệp, tập đoàn, tổng công ty dựa trên phát triển dọc sẽ không hiệu quả trong thế giới phẳng. Nên phát triển nhiều kỹ năng tiêu biểu thay vì sản phẩm tiêu biểu của quốc gia. Xây dựng thương hiệu không phải là giải pháp hay đối với mọi doanh nghiệp (Singapore hầu như không có thương hiệu quốc gia).
Chương trình công nghiệp hóa ở một số nước đang phát triển thực chất là quá trình phát triển dọc trong các ngành, nhằm đi lại con đường các nước phát triển đã đi từ vài thế kỷ trước. Song, thế giới phẳng làm chương trình công nghiệp hóa, “đầu tư chiều sâu” của các nước đang phát triển trở nên khó khả thi vì lợi nhuận do phát triển ngang (như thông qua FDI) lớn hơn phát triển dọc.
Làm “công đoạn” thay vì làm cả “sản phẩm”
Ngày nay, không một sản phẩm công nghiệp nào được làm trọn vẹn ở một nước. Những sản phẩm toàn cầu thường rẻ hơn các sản phẩm nội địa vì có chuỗi cung ứng tối ưu. Ta chỉ cạnh tranh được trong một số công đoạn nhất định, thường là các công đoạn cứng, và kém trong các công đoạn “mềm” (lập thương hiệu, quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị...). Làm toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm để bán trên quy mô toàn cầu thì khó nhưng bán một vài công đoạn thì dễ hơn. Ta khó bán áo sơ mi trên thế giới nhưng đã bán công đoạn gia công cho khá nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu.
Lợi thế của bán kỹ năng (công đoạn) là có thể bán cho nhiều chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của các sản phẩm khác nhau. Ta cần chọn công đoạn có giá trị gia tăng lớn nhất để bán.
Tăng ứng dụng công nghệ
Đầu tư công nghệ đem lại giá trị gia tăng lớn nhất. Doanh nghiệp Việt Nam ít đầu tư công nghệ một phần vì họ ít biết về công nghệ. Vì vậy, cần phổ cập công nghệ cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp đều có thể khai thác Internet cho sản xuất kinh doanh, giải mã chuỗi cung ứng của sản phẩm mình quan tâm, tìm hiểu công nghệ cần có để cạnh tranh...
Cần nghiên cứu công nghệ trong một chuỗi nhất định. Không chỉ mua một nhà máy giấy, mà phải “mua” cả mạng lưới cung cấp nguyên liệu, các công nghiệp hỗ trợ, các kết nối của nhà máy đó trong chuỗi cung ứng.
Hiện nay, ngay cả đối với các nước phát triển, ứng dụng công nghệ hiệu quả hơn phát minh công nghệ. Năng suất lao động không tăng ngay sau khi phát minh ra điện mà cần một thời gian dài, nhiều thập kỷ để tìm ra các ứng dụng.
Cần lưu ý đến công nghệ của các công đoạn “mềm”, các công nghệ quản lý, các liên kết phi vật thể của quá trình công nghiệp. Cái khó là không dễ dàng “mua” các liên kết này và cũng không thể dùng biện pháp hành chính để “đẻ” ra nó. Nhà nước cần phát động doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ (Innovation).
Không giới hạn ở các nguyên liệu, sản phẩm truyền thống
Nếu ta chỉ sử dụng các nguyên, vật liệu địa phương, làm các sản phẩm truyền thống là đã bỏ qua rất nhiều cơ hội. Công nghệ và “thế giới phẳng” đang giúp con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên, vào điều kiện địa lý, địa phương. Cần chọn làm cái gì bán được đắt nhất (có thể không phải là nguyên liệu địa phương, không phải làm ra để ta dùng) thay vì làm cái ta cần (nhưng lại chỉ bán rẻ).
Chương trình sản xuất thay thế hàng tiêu dùng, lợi thế nhân công giá rẻ... là những cái bẫy là vì vậy. Quảng Đông mua than của Việt Nam, sản xuất điện rồi bán điện lại cho Việt Nam là vì họ biết mua cái rẻ nhất và làm cái bán đắt.
Xúc tiến đầu tư về chuỗi cung ứng
Xúc tiến đầu tư trong công nghiệp khác với xúc tiến đầu tư thông thường. Các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của khu vực, thế giới không nhiều. Vì vậy, ta có thể nhắm rõ đối tượng để xúc tiến đầu tư. Qua Internet và các thông tin chuyên ngành, có thể biết được các nhà đầu tư tiềm năng. Có thể đặt quan hệ với họ và xúc tiến đầu tư ban đầu qua web, e-mail mà chưa cần ra nước ngoài, sau đó đi dự hội chợ chuyên ngành. Đi xúc tiến đầu tư không nên nặng về quảng bá (PR) mà nên mang nhiều tính kỹ thuật, cụ thể về chuyện “bếp núc”.
Để thâm nhập các chuỗi cung ứng, cần làm việc với các công ty khống chế (nhà cái) trong chuỗi đó và phải tìm đến nhà đầu tư, chứ không phải họ tìm đến ta như hiện nay. Rất nhiều thông tin về cơ hội sản xuất kinh doanh có sẵn trên Internet.
Cán bộ các phòng nghiệp vụ cần có những cân nhắc toàn cầu ngay từ khâu đầu tiên của công việc chứ không phải phòng hợp tác quốc tế “nắn” lại công việc cho phù hợp với thế giới. Các công ty toàn cầu và tổ chức quốc tế không có phòng hợp tác quốc tế.
Có nên làm cái người khác làm thành công?
Trong “thế giới phẳng”, các nước đang phát triển, doanh nghiệp nhỏ cần làm cái khác các nước phát triển, các doanh nghiệp lớn làm. “Cái khác” này nên hỗ trợ, bổ sung cho cái mà doanh nghiệp lớn đang làm hoặc hòa vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của họ hoặc nối dài thêm vào chuỗi giá trị của sản phẩm của họ.
Ở cạnh một hàng phở phát đạt, không nên mở một hàng phở, mà nên mở một hàng cà phê hay trở thành người cung cấp bánh phở hay thậm chí rửa chén bát cho họ. Cần nhìn nhận lại chương trình công nghiệp hóa vì đó thực chất là cố gắng sản xuất nhiều sản phẩm tương tự những sản phẩm người khác đã làm và bán rất tốt ngay ở nước mình.
Triết lý của “thế giới phẳng”: Của cho chỉ là nhất thời, của làm ra mới là bền vững
Các công ty toàn cầu luôn lấy “biến” ứng với “biến” trong một “thế giới phẳng” đầy biến động. Điều này lý giải vì sao các chương trình quản trị kinh doanh của Mỹ dạy về Kinh Dịch, binh pháp Tôn Tử nhiều hơn Trung Quốc.
Trong “thế giới phẳng” mọi thứ xảy ra nhanh hơn, tính bất khả tiên lượng (unpredictability) cao hơn, các quy luật có giá trị trong thời hạn ngắn hơn. Các chiến lược, kế hoạch tổng thể, dự báo... không thể làm cho thời gian dài như trước. Các định hướng, tầm nhìn xa đến cả 20-30 năm chỉ mang tính hình thức và không thể là căn cứ để hành động.
“Thế giới phẳng” đặt mọi tổ chức, quốc gia vào một giao diện với vô số yếu tố tác động từ mọi phía. Các dự án, sự kiện không còn thuộc một lĩnh vực cụ thể. Để giải quyết công việc, các phòng ban cứng nhắc theo lĩnh vực như ở thế kỷ 20 cần được thay bởi các tổ công tác (taskforce), tổ dự án (project team) mang tính đa lĩnh vực (inter-disciplinary). Nên nhớ là thị trường (chứ không phải nhà nước) mới là nơi để sinh lợi. Doanh nghiệp cần nỗ lực đáp ứng với thị trường thay vì cố gắng để được hưởng ưu đãi của nhà nước.
Quan niệm lại về nền kinh tế quốc dân
Với sự hợp tác đan xen trong thế giới phẳng, nền kinh tế quốc dân không chỉ giới hạn trong biên giới quốc gia. Nhà nước chủ yếu quản lý hành chính thay vì kinh tế. Nhà nước cần làm chính sách, phục vụ cho thị trường, cho doanh nghiệp là chính chứ không phải cho các cơ quan của chính mình như hiện nay.
Các cân đối quốc gia truyền thống (giữa các ngành của nền kinh tế) không còn mang ý nghĩa. Ấn Độ thừa người lập trình khi “đóng”, nhưng lại thiếu khi “mở”, Singapore không có nông nghiệp. Sự mất cân đối khi “đóng cửa” có thể lại trở thành cân đối khi “mở cửa” và ngược lại.
Cần lưu ý rằng, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị có thể phát triển ngoài ý định của bất kỳ quốc gia nào. Đi trái với các chuỗi toàn cầu là điều các nước cần tránh.
Ngày nay, các quốc gia có khá đồng đều các cơ hội do “thế giới phẳng” mang lại. Vấn đề là nhận biết cơ hội và quyết định có tận dụng các cơ hội này hay không.
Quan niệm lại về sản phẩm
Trước kia, đầu ra của sản xuất vật chất khi xuất xưởng là sản phẩm (công đoạn cứng). Nay, sản phẩm cần bao gồm cả lưu thông, tiếp thị, thương mại hóa sản phẩm (công đoạn mềm). Khi phạm vi bán càng rộng, chuỗi cung ứng càng lớn, chi phí cho công đoạn “mềm” càng tăng và cho công đoạn “cứng” càng giảm. Vì nhiều lý do, rất ít nước đang phát triển có thể bán được sản phẩm trên quy mô toàn cầu.
Để quyết định xem có “làm” một sản phẩm không, cần xác định xem có bán được không, bán ở quy mô nào, cần đầu tư bao nhiêu cho công đoạn “mềm”. Nhất quyết không sản xuất sản phẩm khi chưa rõ tính khả thi của công đoạn mềm. Khi các liên kết công nghiệp - thương mại không phải do thị trường tạo ra hoặc còn dựa vào mệnh lệnh hành chính, việc “cắt đoạn” chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng cho các ngành, doanh nghiệp khác nhau quản lý là rất mạo hiểm.
Phát triển theo chiều ngang có lợi hơn phát triển theo chiều dọc
Phát triển theo chiều dọc là thực hiện hoàn chỉnh chuỗi giá trị cho một sản phẩm. Kiểu phát triển này đòi hỏi sự đầu tư lớn, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, mà sự đầu tư này lại mạo hiểm hơn vì phải làm những công việc, phải mua những công nghệ mới. Trong việc phát triển theo chiều dọc, tất cả các công đoạn đều phải cạnh tranh được với bên ngoài. Như vậy, phát triển theo chiều dọc trong phạm vi một nước (tức là tối ưu hóa từ tập hợp nhỏ) sẽ không thể cạnh tranh với phát triển dọc trên phạm vi toàn cầu (tối ưu hóa từ tập hợp lớn).
Phát triển ngang tức là không làm toàn bộ chuỗi mà chỉ làm tốt (một số) công đoạn trong chuỗi giá trị. Đây là cách kinh doanh hiệu quả và nâng cấp công nghệ ít mạo hiểm nhất.
Mô hình các ngành công nghiệp, tập đoàn, tổng công ty dựa trên phát triển dọc sẽ không hiệu quả trong thế giới phẳng. Nên phát triển nhiều kỹ năng tiêu biểu thay vì sản phẩm tiêu biểu của quốc gia. Xây dựng thương hiệu không phải là giải pháp hay đối với mọi doanh nghiệp (Singapore hầu như không có thương hiệu quốc gia).
Chương trình công nghiệp hóa ở một số nước đang phát triển thực chất là quá trình phát triển dọc trong các ngành, nhằm đi lại con đường các nước phát triển đã đi từ vài thế kỷ trước. Song, thế giới phẳng làm chương trình công nghiệp hóa, “đầu tư chiều sâu” của các nước đang phát triển trở nên khó khả thi vì lợi nhuận do phát triển ngang (như thông qua FDI) lớn hơn phát triển dọc.
Làm “công đoạn” thay vì làm cả “sản phẩm”
Ngày nay, không một sản phẩm công nghiệp nào được làm trọn vẹn ở một nước. Những sản phẩm toàn cầu thường rẻ hơn các sản phẩm nội địa vì có chuỗi cung ứng tối ưu. Ta chỉ cạnh tranh được trong một số công đoạn nhất định, thường là các công đoạn cứng, và kém trong các công đoạn “mềm” (lập thương hiệu, quản lý chuỗi cung ứng, tiếp thị...). Làm toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm để bán trên quy mô toàn cầu thì khó nhưng bán một vài công đoạn thì dễ hơn. Ta khó bán áo sơ mi trên thế giới nhưng đã bán công đoạn gia công cho khá nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu.
Lợi thế của bán kỹ năng (công đoạn) là có thể bán cho nhiều chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của các sản phẩm khác nhau. Ta cần chọn công đoạn có giá trị gia tăng lớn nhất để bán.
Tăng ứng dụng công nghệ
Đầu tư công nghệ đem lại giá trị gia tăng lớn nhất. Doanh nghiệp Việt Nam ít đầu tư công nghệ một phần vì họ ít biết về công nghệ. Vì vậy, cần phổ cập công nghệ cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp đều có thể khai thác Internet cho sản xuất kinh doanh, giải mã chuỗi cung ứng của sản phẩm mình quan tâm, tìm hiểu công nghệ cần có để cạnh tranh...
Cần nghiên cứu công nghệ trong một chuỗi nhất định. Không chỉ mua một nhà máy giấy, mà phải “mua” cả mạng lưới cung cấp nguyên liệu, các công nghiệp hỗ trợ, các kết nối của nhà máy đó trong chuỗi cung ứng.
Hiện nay, ngay cả đối với các nước phát triển, ứng dụng công nghệ hiệu quả hơn phát minh công nghệ. Năng suất lao động không tăng ngay sau khi phát minh ra điện mà cần một thời gian dài, nhiều thập kỷ để tìm ra các ứng dụng.
Cần lưu ý đến công nghệ của các công đoạn “mềm”, các công nghệ quản lý, các liên kết phi vật thể của quá trình công nghiệp. Cái khó là không dễ dàng “mua” các liên kết này và cũng không thể dùng biện pháp hành chính để “đẻ” ra nó. Nhà nước cần phát động doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ (Innovation).
Không giới hạn ở các nguyên liệu, sản phẩm truyền thống
Nếu ta chỉ sử dụng các nguyên, vật liệu địa phương, làm các sản phẩm truyền thống là đã bỏ qua rất nhiều cơ hội. Công nghệ và “thế giới phẳng” đang giúp con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên, vào điều kiện địa lý, địa phương. Cần chọn làm cái gì bán được đắt nhất (có thể không phải là nguyên liệu địa phương, không phải làm ra để ta dùng) thay vì làm cái ta cần (nhưng lại chỉ bán rẻ).
Chương trình sản xuất thay thế hàng tiêu dùng, lợi thế nhân công giá rẻ... là những cái bẫy là vì vậy. Quảng Đông mua than của Việt Nam, sản xuất điện rồi bán điện lại cho Việt Nam là vì họ biết mua cái rẻ nhất và làm cái bán đắt.
Xúc tiến đầu tư về chuỗi cung ứng
Xúc tiến đầu tư trong công nghiệp khác với xúc tiến đầu tư thông thường. Các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của khu vực, thế giới không nhiều. Vì vậy, ta có thể nhắm rõ đối tượng để xúc tiến đầu tư. Qua Internet và các thông tin chuyên ngành, có thể biết được các nhà đầu tư tiềm năng. Có thể đặt quan hệ với họ và xúc tiến đầu tư ban đầu qua web, e-mail mà chưa cần ra nước ngoài, sau đó đi dự hội chợ chuyên ngành. Đi xúc tiến đầu tư không nên nặng về quảng bá (PR) mà nên mang nhiều tính kỹ thuật, cụ thể về chuyện “bếp núc”.
Để thâm nhập các chuỗi cung ứng, cần làm việc với các công ty khống chế (nhà cái) trong chuỗi đó và phải tìm đến nhà đầu tư, chứ không phải họ tìm đến ta như hiện nay. Rất nhiều thông tin về cơ hội sản xuất kinh doanh có sẵn trên Internet.
Cán bộ các phòng nghiệp vụ cần có những cân nhắc toàn cầu ngay từ khâu đầu tiên của công việc chứ không phải phòng hợp tác quốc tế “nắn” lại công việc cho phù hợp với thế giới. Các công ty toàn cầu và tổ chức quốc tế không có phòng hợp tác quốc tế.
Có nên làm cái người khác làm thành công?
Trong “thế giới phẳng”, các nước đang phát triển, doanh nghiệp nhỏ cần làm cái khác các nước phát triển, các doanh nghiệp lớn làm. “Cái khác” này nên hỗ trợ, bổ sung cho cái mà doanh nghiệp lớn đang làm hoặc hòa vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng của họ hoặc nối dài thêm vào chuỗi giá trị của sản phẩm của họ.
Ở cạnh một hàng phở phát đạt, không nên mở một hàng phở, mà nên mở một hàng cà phê hay trở thành người cung cấp bánh phở hay thậm chí rửa chén bát cho họ. Cần nhìn nhận lại chương trình công nghiệp hóa vì đó thực chất là cố gắng sản xuất nhiều sản phẩm tương tự những sản phẩm người khác đã làm và bán rất tốt ngay ở nước mình.
Triết lý của “thế giới phẳng”: Của cho chỉ là nhất thời, của làm ra mới là bền vững
Các công ty toàn cầu luôn lấy “biến” ứng với “biến” trong một “thế giới phẳng” đầy biến động. Điều này lý giải vì sao các chương trình quản trị kinh doanh của Mỹ dạy về Kinh Dịch, binh pháp Tôn Tử nhiều hơn Trung Quốc.
Trong “thế giới phẳng” mọi thứ xảy ra nhanh hơn, tính bất khả tiên lượng (unpredictability) cao hơn, các quy luật có giá trị trong thời hạn ngắn hơn. Các chiến lược, kế hoạch tổng thể, dự báo... không thể làm cho thời gian dài như trước. Các định hướng, tầm nhìn xa đến cả 20-30 năm chỉ mang tính hình thức và không thể là căn cứ để hành động.
“Thế giới phẳng” đặt mọi tổ chức, quốc gia vào một giao diện với vô số yếu tố tác động từ mọi phía. Các dự án, sự kiện không còn thuộc một lĩnh vực cụ thể. Để giải quyết công việc, các phòng ban cứng nhắc theo lĩnh vực như ở thế kỷ 20 cần được thay bởi các tổ công tác (taskforce), tổ dự án (project team) mang tính đa lĩnh vực (inter-disciplinary). Nên nhớ là thị trường (chứ không phải nhà nước) mới là nơi để sinh lợi. Doanh nghiệp cần nỗ lực đáp ứng với thị trường thay vì cố gắng để được hưởng ưu đãi của nhà nước.
Quan niệm lại về nền kinh tế quốc dân
Với sự hợp tác đan xen trong thế giới phẳng, nền kinh tế quốc dân không chỉ giới hạn trong biên giới quốc gia. Nhà nước chủ yếu quản lý hành chính thay vì kinh tế. Nhà nước cần làm chính sách, phục vụ cho thị trường, cho doanh nghiệp là chính chứ không phải cho các cơ quan của chính mình như hiện nay.
Các cân đối quốc gia truyền thống (giữa các ngành của nền kinh tế) không còn mang ý nghĩa. Ấn Độ thừa người lập trình khi “đóng”, nhưng lại thiếu khi “mở”, Singapore không có nông nghiệp. Sự mất cân đối khi “đóng cửa” có thể lại trở thành cân đối khi “mở cửa” và ngược lại.
Cần lưu ý rằng, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị có thể phát triển ngoài ý định của bất kỳ quốc gia nào. Đi trái với các chuỗi toàn cầu là điều các nước cần tránh.