Đổ bể sáp nhập hai sàn chứng khoán Australia, Singapore
Australia sẽ loại bỏ kế hoạch sáp nhập hai sàn giao dịch chứng khoán Australia và Singapore, vì không phù hợp với lợi ích quốc gia
Australia sẽ loại bỏ kế hoạch sáp nhập hai sàn giao dịch chứng khoán Australia và Singapore vì không phù hợp với lợi ích quốc gia, cơ quan thẩm định đầu tư nước ngoài của nước này cho biết hôm qua (5/4).
Trước đó, hồi tháng 10/2010, Công ty Quản lý thị trường chứng khoán Singapore (SGX) đã cùng Công ty Quản lý thị trường chứng khoán Australia (ASX) công bố một vụ sáp nhập lớn, theo đó SGX sẽ mua lại ASX với giá 8,2 tỷ USD.
Nếu thành công, đây sẽ là vụ sáp nhập quan trọng nhất trong lĩnh vực chứng khoán ở châu Á-Thái Bình Dương, mở đầu cho một xu thế mới trên thị trường tài chính khu vực. SGX sẽ có quyền bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành, còn ASX có quyền bổ nhiệm phó chủ tịch hội đồng quản trị của công ty mới.
Mục tiêu của thương vụ này là nhằm giúp cả hai sàn gia tăng sức cạnh tranh, tiết kiệm chi phí điều hành và góp phần đưa Singapore nhảy vọt từ một thị trường chứng khoán hạng hai thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực.
Hiện nay, giá trị thị trường của sàn ASX là 1.300 tỷ USD và của sàn SGX là 558 tỷ USD. Sau khi sáp nhập, sẽ có 2.700 công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch này, trong đó có khoảng 200 tập đoàn, công ty của Trung Quốc.
Tại buổi công bố vụ sáp nhập, Tổng giám đốc điều hành SGX, ông Magnus Bocker, nói với báo chí: “Dòng vốn mà chúng ta thấy ngày hôm nay đang đổi hướng từ Đông sang Tây. Và Singapore sẽ là cánh cửa mở vào các thị trường tài chính châu Á”.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối tại Australia. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Wayne Swan, cho biết ông phải đối mặt với những phản đối ngày càng tăng về thương vụ này, do vậy ông dự định bác bỏ dự án sau khi nhận được lời khuyên từ cơ quan thẩm định đầu tư nước ngoài.
SGX cho biết đã nhận được thông báo về quan điểm của Chính phủ Australia và được yêu cầu đưa ra ý kiến thêm về quyết định này. Công ty này sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách chiến lược và đối thoại nhiều hơn với ASX về các hình thức hợp tác.
Theo kế hoạch ban đầu, nếu vụ sáp nhập thành công trong quý 2 năm nay, công ty mới, ASX-SGX Ltd., sẽ đặt trụ sở tại Singapore và niêm yết cổ phiếu ở Singapore và Australia. Công ty có giá trị thị trường vào khoảng 12,3 tỷ USD.
Sàn giao dịch của ASX-SGX sẽ lớn thứ tư ở châu Á sau các thị trường chứng khoán Tokyo, Hồng Kông và Thượng Hải và lớn thứ hai châu Á về số doanh nghiệp niêm yết. Trả lời tờ Financial Times hồi tháng 10 năm ngoái, giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) cho hay, thương vụ trên sẽ là một điều không mấy tốt đẹp đối với Nhật Bản.
Giám đốc TSE Atsushi Saito nói, “nếu Nhật Bản trở nên cô lập với thị trường thế giới thì đây là một điều không tốt. Có rất nhiều lựa chọn và TSE có thể sáp nhập với các sàn chứng khoán quốc tế khác”. Nhận định của ông Saito phần nào nói lên được mức độ tác động của thương vụ SGX-ASX đối với khu vực châu Á.
Ông Saito cho biết: “Quan điểm chung của giới quan chức từ các sàn chứng khoán khu vực trước khi thương vụ được công bố là điều này không thể xảy ra tại châu Á, do những khác biệt về văn hóa và giá trị”.
Trước đó, hồi tháng 10/2010, Công ty Quản lý thị trường chứng khoán Singapore (SGX) đã cùng Công ty Quản lý thị trường chứng khoán Australia (ASX) công bố một vụ sáp nhập lớn, theo đó SGX sẽ mua lại ASX với giá 8,2 tỷ USD.
Nếu thành công, đây sẽ là vụ sáp nhập quan trọng nhất trong lĩnh vực chứng khoán ở châu Á-Thái Bình Dương, mở đầu cho một xu thế mới trên thị trường tài chính khu vực. SGX sẽ có quyền bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành, còn ASX có quyền bổ nhiệm phó chủ tịch hội đồng quản trị của công ty mới.
Mục tiêu của thương vụ này là nhằm giúp cả hai sàn gia tăng sức cạnh tranh, tiết kiệm chi phí điều hành và góp phần đưa Singapore nhảy vọt từ một thị trường chứng khoán hạng hai thành trung tâm tài chính hàng đầu khu vực.
Hiện nay, giá trị thị trường của sàn ASX là 1.300 tỷ USD và của sàn SGX là 558 tỷ USD. Sau khi sáp nhập, sẽ có 2.700 công ty niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch này, trong đó có khoảng 200 tập đoàn, công ty của Trung Quốc.
Tại buổi công bố vụ sáp nhập, Tổng giám đốc điều hành SGX, ông Magnus Bocker, nói với báo chí: “Dòng vốn mà chúng ta thấy ngày hôm nay đang đổi hướng từ Đông sang Tây. Và Singapore sẽ là cánh cửa mở vào các thị trường tài chính châu Á”.
Tuy nhiên, kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối tại Australia. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Australia Wayne Swan, cho biết ông phải đối mặt với những phản đối ngày càng tăng về thương vụ này, do vậy ông dự định bác bỏ dự án sau khi nhận được lời khuyên từ cơ quan thẩm định đầu tư nước ngoài.
SGX cho biết đã nhận được thông báo về quan điểm của Chính phủ Australia và được yêu cầu đưa ra ý kiến thêm về quyết định này. Công ty này sẽ tiếp tục theo đuổi các chính sách chiến lược và đối thoại nhiều hơn với ASX về các hình thức hợp tác.
Theo kế hoạch ban đầu, nếu vụ sáp nhập thành công trong quý 2 năm nay, công ty mới, ASX-SGX Ltd., sẽ đặt trụ sở tại Singapore và niêm yết cổ phiếu ở Singapore và Australia. Công ty có giá trị thị trường vào khoảng 12,3 tỷ USD.
Sàn giao dịch của ASX-SGX sẽ lớn thứ tư ở châu Á sau các thị trường chứng khoán Tokyo, Hồng Kông và Thượng Hải và lớn thứ hai châu Á về số doanh nghiệp niêm yết. Trả lời tờ Financial Times hồi tháng 10 năm ngoái, giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE) cho hay, thương vụ trên sẽ là một điều không mấy tốt đẹp đối với Nhật Bản.
Giám đốc TSE Atsushi Saito nói, “nếu Nhật Bản trở nên cô lập với thị trường thế giới thì đây là một điều không tốt. Có rất nhiều lựa chọn và TSE có thể sáp nhập với các sàn chứng khoán quốc tế khác”. Nhận định của ông Saito phần nào nói lên được mức độ tác động của thương vụ SGX-ASX đối với khu vực châu Á.
Ông Saito cho biết: “Quan điểm chung của giới quan chức từ các sàn chứng khoán khu vực trước khi thương vụ được công bố là điều này không thể xảy ra tại châu Á, do những khác biệt về văn hóa và giá trị”.