Đỏ mắt tìm thợ
Khoảng 70% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 18-23 bước vào thị trường lao động mà chưa được đào tạo
Khoảng 70% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 18-23 bước vào thị trường lao động mà chưa được đào tạo.
Lao động phổ thông dư thừa lớn, trong khi Việt Nam lại thiếu lao động kỹ thuật lành nghề.
Bức tranh chung
Thực trạng doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam hiện nay mỏi mắt đi tìm công nhân có trình độ cho thấy, có hai vấn đề tồn tại song song từ lâu nhưng chưa có lời giải căn cơ: quy mô đào tạo nghề ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động (mặt lượng) và trình độ của thợ còn yếu (mặt chất).
Những đòi hỏi về chất lượng tay nghề lao động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc... ngày càng cao hơn, tuy nhiên hệ thống trường đào tạo nghề của Việt Nam chưa đáp ứng được, chủ yếu do sự “lệch pha” giữa phương pháp, giáo trình, mô hình đào tạo của các trường so với yêu cầu doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, phải kể đến công tác dự báo nhu cầu của thị trường lao động nhằm phục vụ cho quá trình đào tạo nhân lực của các trường dạy nghề rất hạn chế, thiếu sự chủ động tiếp cận doanh nghiệp để liên kết đào tạo, dẫn đến hệ quả là sản phẩm đầu ra luôn có một độ vênh nhất định so với yêu cầu tuyển dụng.
Không giống như đào tạo đại học, đào tạo nghề có một đặc thù là tính thực hành gắn với công việc rất cao, cho nên sinh viên học nghề buộc phải làm được việc (đã được học) ngay từ khi mới bước chân vào môi trường công việc. Vì vậy, kỹ năng của sinh viên là sự phản chiếu chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo.
Tiến sĩ Dương Đức Lân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, cho biết trong cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam từ 2005-2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy có tăng qua các năm, từ 19% năm 2005 (dân số 83 triệu người) đến 30-32% năm 2010 (dự kiến), 45% năm 2015 và ước tính đạt 55% (dân số ước 98,5 triệu) vào năm 2020, nhưng vẫn rất thấp so với quy mô dân số và nhu cầu của thị trường.
Điều này có nghĩa là, đào tạo nghề vẫn đang tụt hậu một khoảng cách khá xa so với các loại hình đào tạo khác, trong bối cảnh nhu cầu dạy nghề từ nay đến năm 2020 sẽ tăng nhanh để phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa đất nước và tạo việc làm (mới) cho lực lượng lao động nông nghiệp bị mất nghề phải chuyển sang các lĩnh vực khác.
Yếu và yếu
Sự yếu kém của đội ngũ lao động được nhìn nhận là hệ quả của lối suy nghĩ “đại học là cánh cửa duy nhất vào đời” vốn phổ biến ở Việt Nam, vì vậy học nghề bị nhìn bằng con mắt khác, bị coi là cánh cửa sau (để sinh viên) bước chân vào cuộc sống. Chính thành kiến của xã hội làm cho lĩnh vực này bị “ngủ quên” suốt thời gian dài, nên cách đào tạo nghề cũng rất lạc hậu, như nhận xét của TS. Dương Đức Lân.
“Trước đây chúng tôi (trường dạy nghề) ngồi đọc sách nước ngoài rồi chuyển thành giáo trình giảng dạy, nhưng bây giờ phải chuyển từ mô hình đào tạo nghề hướng cung sang hướng cầu”, ông Lân nói. Theo đó, quan điểm phát triển dạy nghề của Việt Nam đến năm 2020 sẽ có một sự chuyển đổi mạnh mẽ, từ dạy nghề theo năng lực đào tạo sẵn có của cơ sở dạy nghề, sang dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội. “Phải gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, ngành, địa phương và gắn dạy nghề với việc làm của người lao động”.
Ông Junichi Mori, Cơ quan Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), nói tại một hội thảo về phát triển kỹ năng lao động gần đây tại Hà Nội, trình độ kỹ thuật và các kỹ năng chung khác của sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các cơ sở dạy nghề rất yếu.
Một cuộc điều tra kéo dài ba tháng do UNIDO phối hợp với Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) tiến hành mới đây trên 160 công ty (61 của Nhật, 67 Việt Nam và 32 của nước khác) hoạt động tại Việt Nam đã chứng minh cho nhận định trên.
Nhóm nghiên cứu VDF-UNIDO xếp theo thứ tự từ 1-5 xét về mức độ đồng ý của các công ty đối với tay nghề kỹ thuật của sinh viên học nghề, theo đó kỹ năng trong ngành rèn bị xếp thấp nhất (3,05/5), tiếp đến là kỹ năng về đo lường điện tử (3,1), và kỹ năng làm khuôn mẫu (3,19).
Tổng thể, sinh viên học nghề chỉ được 3,12/5 xét về mức độ hài lòng chung của các công ty trong điều tra. Đối với các năng lực chung, vẫn theo cách xếp hạng như trên, sinh viên Việt Nam bị “chê” nhất ở kiến thức về 5S (các tiêu chuẩn bắt buộc trong quản lý chất lượng của công ty Nhật) với 2,79/5; tiếp theo là có khả năng thực hành 5S tốt (2,97/5); rồi đến hàng loạt kiến thức cần thiết khác như năng lực khởi nghiệp; độc lập trong công việc; ý thức tự hoàn thiện...
Kết quả điều tra cũng nói lên một thực tế đáng lo ngại là ý thức tuân thủ kỷ luật công việc và quy định của cấp trên của người thợ Việt Nam còn rất kém, thể hiện ở các chỉ số về “không báo cáo và tham khảo người quản lý”, “không thể làm việc theo nhóm”, “không tuân theo quy định của công ty và thái độ làm việc kém”... đều bị đánh giá thấp.
“Yếu về năng lực thì có thể cải thiện được, chứ yếu về tinh thần kỷ luật là điều không thể chấp nhận ở các doanh nghiệp Nhật Bản vốn coi kỷ luật là yếu tố quan trọng hàng đầu. Họ khó mà tha thứ chuyện công nhân Việt Nam nghỉ làm không xin phép”, một nghiên cứu viên VDF nói với TBKTSG.
Cần làm gì?
Theo TS. Bùi Thị Lý, Đại học Ngoại thương Hà Nội, hiện nay lực lượng lao động đã qua đào tạo mới chiếm khoảng 26%, lao động phổ thông chiếm 74% trên tổng lực lượng lao động toàn xã hội. Trước thực tế đó, một trong những giải pháp để cải thiện chất lượng đội ngũ lao động là nội dung đào tạo tại các cơ sở dạy nghề cần đổi mới triệt để dựa vào nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Sự đổi mới này cần theo hướng nâng cao kỹ năng nghề và tăng thời gian thực hành cho người học.
Các doanh nghiệp được VDF-UNIDO điều tra kiến nghị, cơ sở dạy nghề cần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất như khả năng đọc và soạn bản vẽ ba chiều, quản lý và đảm bảo chất lượng, bảo dưỡng máy và thiết bị, an toàn lao động, gia công khuôn mẫu... Khả năng thực hành - một điểm yếu của sinh viên Việt Nam - cũng cần được chú ý thông qua các giờ thực tập tại doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích giáo viên tới thăm doanh nghiệp để nắm rõ thực tế.
Về chính sách vĩ mô, cần có những nỗ lực lớn và sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với vai trò hỗ trợ tài chính và tạo ra chính sách, các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp, trong đó sự liên kết theo tinh thần win - win (đôi bên cùng có lợi) giữa hai chủ thể này là hết sức cần thiết.
Thành Trung (TBKTSG)
Lao động phổ thông dư thừa lớn, trong khi Việt Nam lại thiếu lao động kỹ thuật lành nghề.
Bức tranh chung
Thực trạng doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam hiện nay mỏi mắt đi tìm công nhân có trình độ cho thấy, có hai vấn đề tồn tại song song từ lâu nhưng chưa có lời giải căn cơ: quy mô đào tạo nghề ở Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động (mặt lượng) và trình độ của thợ còn yếu (mặt chất).
Những đòi hỏi về chất lượng tay nghề lao động của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc... ngày càng cao hơn, tuy nhiên hệ thống trường đào tạo nghề của Việt Nam chưa đáp ứng được, chủ yếu do sự “lệch pha” giữa phương pháp, giáo trình, mô hình đào tạo của các trường so với yêu cầu doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, phải kể đến công tác dự báo nhu cầu của thị trường lao động nhằm phục vụ cho quá trình đào tạo nhân lực của các trường dạy nghề rất hạn chế, thiếu sự chủ động tiếp cận doanh nghiệp để liên kết đào tạo, dẫn đến hệ quả là sản phẩm đầu ra luôn có một độ vênh nhất định so với yêu cầu tuyển dụng.
Không giống như đào tạo đại học, đào tạo nghề có một đặc thù là tính thực hành gắn với công việc rất cao, cho nên sinh viên học nghề buộc phải làm được việc (đã được học) ngay từ khi mới bước chân vào môi trường công việc. Vì vậy, kỹ năng của sinh viên là sự phản chiếu chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo.
Tiến sĩ Dương Đức Lân, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, cho biết trong cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam từ 2005-2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tuy có tăng qua các năm, từ 19% năm 2005 (dân số 83 triệu người) đến 30-32% năm 2010 (dự kiến), 45% năm 2015 và ước tính đạt 55% (dân số ước 98,5 triệu) vào năm 2020, nhưng vẫn rất thấp so với quy mô dân số và nhu cầu của thị trường.
Điều này có nghĩa là, đào tạo nghề vẫn đang tụt hậu một khoảng cách khá xa so với các loại hình đào tạo khác, trong bối cảnh nhu cầu dạy nghề từ nay đến năm 2020 sẽ tăng nhanh để phục vụ cho mục tiêu công nghiệp hóa đất nước và tạo việc làm (mới) cho lực lượng lao động nông nghiệp bị mất nghề phải chuyển sang các lĩnh vực khác.
Yếu và yếu
Sự yếu kém của đội ngũ lao động được nhìn nhận là hệ quả của lối suy nghĩ “đại học là cánh cửa duy nhất vào đời” vốn phổ biến ở Việt Nam, vì vậy học nghề bị nhìn bằng con mắt khác, bị coi là cánh cửa sau (để sinh viên) bước chân vào cuộc sống. Chính thành kiến của xã hội làm cho lĩnh vực này bị “ngủ quên” suốt thời gian dài, nên cách đào tạo nghề cũng rất lạc hậu, như nhận xét của TS. Dương Đức Lân.
“Trước đây chúng tôi (trường dạy nghề) ngồi đọc sách nước ngoài rồi chuyển thành giáo trình giảng dạy, nhưng bây giờ phải chuyển từ mô hình đào tạo nghề hướng cung sang hướng cầu”, ông Lân nói. Theo đó, quan điểm phát triển dạy nghề của Việt Nam đến năm 2020 sẽ có một sự chuyển đổi mạnh mẽ, từ dạy nghề theo năng lực đào tạo sẵn có của cơ sở dạy nghề, sang dạy nghề theo yêu cầu của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội. “Phải gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, ngành, địa phương và gắn dạy nghề với việc làm của người lao động”.
Ông Junichi Mori, Cơ quan Phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (UNIDO), nói tại một hội thảo về phát triển kỹ năng lao động gần đây tại Hà Nội, trình độ kỹ thuật và các kỹ năng chung khác của sinh viên Việt Nam tốt nghiệp ở các cơ sở dạy nghề rất yếu.
Một cuộc điều tra kéo dài ba tháng do UNIDO phối hợp với Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) tiến hành mới đây trên 160 công ty (61 của Nhật, 67 Việt Nam và 32 của nước khác) hoạt động tại Việt Nam đã chứng minh cho nhận định trên.
Nhóm nghiên cứu VDF-UNIDO xếp theo thứ tự từ 1-5 xét về mức độ đồng ý của các công ty đối với tay nghề kỹ thuật của sinh viên học nghề, theo đó kỹ năng trong ngành rèn bị xếp thấp nhất (3,05/5), tiếp đến là kỹ năng về đo lường điện tử (3,1), và kỹ năng làm khuôn mẫu (3,19).
Tổng thể, sinh viên học nghề chỉ được 3,12/5 xét về mức độ hài lòng chung của các công ty trong điều tra. Đối với các năng lực chung, vẫn theo cách xếp hạng như trên, sinh viên Việt Nam bị “chê” nhất ở kiến thức về 5S (các tiêu chuẩn bắt buộc trong quản lý chất lượng của công ty Nhật) với 2,79/5; tiếp theo là có khả năng thực hành 5S tốt (2,97/5); rồi đến hàng loạt kiến thức cần thiết khác như năng lực khởi nghiệp; độc lập trong công việc; ý thức tự hoàn thiện...
Kết quả điều tra cũng nói lên một thực tế đáng lo ngại là ý thức tuân thủ kỷ luật công việc và quy định của cấp trên của người thợ Việt Nam còn rất kém, thể hiện ở các chỉ số về “không báo cáo và tham khảo người quản lý”, “không thể làm việc theo nhóm”, “không tuân theo quy định của công ty và thái độ làm việc kém”... đều bị đánh giá thấp.
“Yếu về năng lực thì có thể cải thiện được, chứ yếu về tinh thần kỷ luật là điều không thể chấp nhận ở các doanh nghiệp Nhật Bản vốn coi kỷ luật là yếu tố quan trọng hàng đầu. Họ khó mà tha thứ chuyện công nhân Việt Nam nghỉ làm không xin phép”, một nghiên cứu viên VDF nói với TBKTSG.
Cần làm gì?
Theo TS. Bùi Thị Lý, Đại học Ngoại thương Hà Nội, hiện nay lực lượng lao động đã qua đào tạo mới chiếm khoảng 26%, lao động phổ thông chiếm 74% trên tổng lực lượng lao động toàn xã hội. Trước thực tế đó, một trong những giải pháp để cải thiện chất lượng đội ngũ lao động là nội dung đào tạo tại các cơ sở dạy nghề cần đổi mới triệt để dựa vào nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Sự đổi mới này cần theo hướng nâng cao kỹ năng nghề và tăng thời gian thực hành cho người học.
Các doanh nghiệp được VDF-UNIDO điều tra kiến nghị, cơ sở dạy nghề cần trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nhất như khả năng đọc và soạn bản vẽ ba chiều, quản lý và đảm bảo chất lượng, bảo dưỡng máy và thiết bị, an toàn lao động, gia công khuôn mẫu... Khả năng thực hành - một điểm yếu của sinh viên Việt Nam - cũng cần được chú ý thông qua các giờ thực tập tại doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích giáo viên tới thăm doanh nghiệp để nắm rõ thực tế.
Về chính sách vĩ mô, cần có những nỗ lực lớn và sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước với vai trò hỗ trợ tài chính và tạo ra chính sách, các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp, trong đó sự liên kết theo tinh thần win - win (đôi bên cùng có lợi) giữa hai chủ thể này là hết sức cần thiết.
Thành Trung (TBKTSG)