Doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo vốn pháp định mới
Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đáp ứng mức vốn pháp định mới, theo quy định của Chính phủ
Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải đáp ứng mức vốn pháp định mới, theo quy định của Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành hai nghị định mới quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Với những quy định mới, mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng và mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định như trên và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức vốn điều lệ bổ sung sẽ do Bộ Tài chính quy định cụ thể.
Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày áp dụng quy định mới này (15 ngày kể từ ngày đăng công báo) có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định nói trên thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày quy định có hiệu lực, doanh nghiệp phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.
Ngoài ra, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ; mức ký quỹ bằng 2% vốn pháp định.
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có 2 tỷ USD
Về quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn trực thuộc, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam phải có thâm niên ít nhất 10 năm hoạt động, tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp phép.
Đáng chú ý là doanh nghiệp đó phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ USD vào năm trước năm nộp hồ sơ xin cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải bảo đảm không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ.
Những điều kiện cũng được áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam; ngoại trừ điều kiện phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ USD. Tuy nhiên doanh nghiệp đó phải kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp phép.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành hai nghị định mới quy định về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, môi giới bảo hiểm và quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Với những quy định mới, mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, kinh doanh bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng và mức vốn pháp định của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là 4 tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định được quy định như trên và phải được bổ sung tương xứng với nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mức vốn điều lệ bổ sung sẽ do Bộ Tài chính quy định cụ thể.
Doanh nghiệp bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày áp dụng quy định mới này (15 ngày kể từ ngày đăng công báo) có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định nói trên thì trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày quy định có hiệu lực, doanh nghiệp phải bổ sung đủ vốn điều lệ theo quy định.
Ngoài ra, trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Tiền ký quỹ được hưởng lãi theo thoả thuận với ngân hàng nơi ký quỹ; mức ký quỹ bằng 2% vốn pháp định.
Doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có 2 tỷ USD
Về quy định chi tiết thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp bảo hiểm 100% vốn trực thuộc, doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam phải có thâm niên ít nhất 10 năm hoạt động, tính tới thời điểm nộp hồ sơ xin cấp phép.
Đáng chú ý là doanh nghiệp đó phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ USD vào năm trước năm nộp hồ sơ xin cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải bảo đảm không vi phạm nghiêm trọng các quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong vòng 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ.
Những điều kiện cũng được áp dụng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài đầu tư thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam; ngoại trừ điều kiện phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 2 tỷ USD. Tuy nhiên doanh nghiệp đó phải kinh doanh có lãi trong 3 năm liền kề năm nộp hồ sơ xin cấp phép.