Doanh nghiệp Canada “quên mất” Việt Nam?
Có những lý do tuyệt vời để các doanh nghiệp Canada nên nỗ lực thâm nhập thị trường Việt Nam
Mới đây, trên tờ The Globe and Mail của Canada có đăng bài viết của tác giả Marcus Gee về tiềm năng hợp tác lớn nhưng đang bị "lãng quên" giữa Việt Nam và Canada. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với độc giả bản lược dịch bài viết này.
Một buổi sáng ở Việt Nam, các thành viên trong Văn phòng Thương mại Canada (CamCham) gặp nhau để bàn về các cơ hội kinh doanh đang chờ họ tại quốc gia Đông Nam Á đang phát triển rất nhanh chóng này.
Michel Tosto đang làm ăn rất tốt trong lĩnh vực chứng khoán. Oliver Laforest kiếm bộn tiền nhờ thiết kế web. Andrew Tsang rất phát đạt với một phòng khám nha khoa. Gary Dawson bán bảo hiểm cho tầng lớp trung lưu.
“Chúng ta có thể cảm nhận và gần như sờ thấy sự phát triển mạnh mẽ ở đất nước này”, nhà phân tích chứng khoán Marc Djandji nói. Người đàn ông Montreal này đã tới Việt Nam lần đầu với tư cách là một khách du lịch balô và sau đó ở lại để nắm bắt cơ hội làm ăn ở đây.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Canada đã nắm bắt được những cơ hội mà sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam đem lại, tất cả những doanh nhân này đều trả lời là “Chưa”. Họ thống nhất quan điểm cho rằng, Canada đang bỏ lỡ chuyến tàu ở Việt Nam.
Với 85 triệu dân, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nóng nhất trên thế giới. Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 8,2% và năm nay, con số này có thể là 8,5%. Các công ty nước ngoài đang đổ xô đến Việt Nam và lượng vốn FDI đổ vào đây được dự báo là sẽ tăng lên 13 tỷ USD trong năm nay, so với mức 10 tỷ USD trong năm ngoái. Tập đoàn Intel đang xây dựng một nhà máy 1 tỷ USD tại Tp.HCM. Mới đây, Nhật Bản đã coi Việt Nam là địa điểm đầu tư lý tưởng số 1.
Tuy nhiên, sự có mặt của các doanh nghiệp Canada ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Ngoài hai doanh nghiệp lớn là bảo hiểm Manulife và năng lượng Talisman, các doanh nghiệp Canada khác còn rất ít để ý đến thị trường này.
Mặc dù kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Canada đã tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua, con số này vẫn thấp hơn 1 tỷ USD. Trong khi đó, đầu tư của Canada vào Việt Nam cũng mới chỉ đạt 142 triệu USD. Việt Nam đứng thứ 55 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ được Canada đầu tư vào, sau Panama, và xếp thứ 51 với tư cách là thị trường hàng hóa xuất khẩu của Canada, đứng sau Rumani. Xét về mặt Việt Nam là đích đến lớn thứ 4 cho đầu tư nước ngoài ở châu Á, sau Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore, những con số trên đây đây quả thực là thông tin đáng buồn.
“Các doanh nghiệp Canada quá chú trọng vào thị trường Mỹ”, Nguyễn Hữu Lê, một thành viên của công ty TMA Solutions nói. Trên thực tế, có những lý do tuyệt vời để các doanh nghiệp Canada nên nỗ lực thâm nhập thị trường Việt Nam, vì Canada có nhiều thứ mà Việt Nam cần.
Gỗ là một ví dụ. Công nghiệp nội thất của Việt Nam đang cất cánh và phần lớn sản phẩm của ngành này được làm từ gỗ. Tuy nhiên, Canada mới chỉ có được thị phần 1 triệu USD trong thị trường gỗ trị giá khoảng 750 triệu USD ở đây.
Ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam cũng đang phát triển mạnh. Canada lại có nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị trong lĩnh vực này. Talisman là một ví dụ điển hình. Là một công ty dầu khí nước ngoài đã có chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam, Talisman sẽ mở rộng hoạt động tại đây trong thời gian tới thông qua việc mở mỏ dầu Sông Đốc. Tháng 9 vừa qua, CEO John Manzoni của Talisman đã dẫn đầu một đoàn doanh nghiệp Canada tới Việt Nam tìm cơ hội đầu tư.
Giáo dục là một thị trường tiềm năng khác của Việt Nam. Người Việt Nam đang có nhu cầu cao về đào tạo quản lý và kỹ thuật để tăng tốc phát triển kinh tế. Các cơ sở đào tạo của Canada rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu này.
Việt Nam cũng có những thứ mà Canada cần. Lao động là một ví dụ. Giá nhân công của Việt Nam chỉ vào khoảng 1/3 so với ở Trung Quốc. Dân số của Việt Nam lại trẻ hơn dân số Trung Quốc rất nhiều, với một nửa người Việt Nam hiện ở độ tuổi 30. Việt Nam có thể cung cấp nhân lực có kỹ thuật với mức giá tương đối rẻ trong những năm sắp tới. Ngoài ra, lao động Việt Nam rất ham học hỏi và làm việc cần cù.
Một cách để các doanh nghiệp Canada có thể tận dụng lợi thế nguồn lao động của Việt Nam là thông qua hoạt động outsourcing. Ông Nguyễn Hữu Lê cho biết, công ty của ông đã thuê 800 lao động người Việt Nam để thực hiện các công việc về kiểm tra và bảo trì phần mềm cho các doanh nghiệp Canada, bao gồm Nortel và Marqui. Mức lương bình quân những lao động này được trả là 500 USD/tháng, một mức giá quá rẻ so với ở Canada.
Một cách khác để tiếp cận thị trường Việt Nam là xây dựng nhà máy tại đây. Tại sao Palliser Furniture, một công ty đồ nội thất của Canada vẫn thường đi tìm nguồn hàng ở các nước châu Á, lại không xây dựng một nhà máy sản xuất ở Việt Nam?
Ngoài ra, các doanh nghiệp Canada cũng có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư, trong đó có VinaCapital do Don Lam, một người Canada gốc Việt điều hành.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng không hẳn là một thiên đường. Nạn tham nhũng khá phổ biến. Điện ở Tp.HCM mất ít nhất mỗi tháng 1 lần. Các nút thắt cổ chai trên đường cao tốc và cảng biển làm chậm hoạt động xuất nhập khẩu. Giá văn phòng cho thuê cao ngất và rất khó giữ chân người tài vì nhu cầu thu hút người tài là quá mạnh mẽ.
May thay, Việt Nam đã nỗ lực nhiều để cải thiện tình hình. Nhiều biện pháp đã được thực hiện để mở cửa thị trường và bảo vệ nhà đầu tư từ trước khi Việt Nam vào WTO.
Việt Nam có thể được coi là một lựa chọn tốt để thay thế người khổng lồ Trung Quốc. Các công ty đang làm ăn ở châu Á có thể áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1, xây dựng nhà máy hoặc văn phòng thứ 2 ở Việt Nam để đề phòng sự gia tăng chi phí ở Trung Quốc.
Nói cách khác, những công ty chưa đầu tư vào Trung Quốc có thể coi Việt Nam là một thị trường tốt để đặt chân vào châu Á. “Nếu bạn tới Trung Quốc, đã có quá nhiều công ty ở đó. Còn ở Việt Nam, cánh cửa đang rộng mở.”, Tsang nói. Điều đáng tiếc là nhiều doanh nghiệp Canada đang bỏ lỡ cơ hội này.
Một buổi sáng ở Việt Nam, các thành viên trong Văn phòng Thương mại Canada (CamCham) gặp nhau để bàn về các cơ hội kinh doanh đang chờ họ tại quốc gia Đông Nam Á đang phát triển rất nhanh chóng này.
Michel Tosto đang làm ăn rất tốt trong lĩnh vực chứng khoán. Oliver Laforest kiếm bộn tiền nhờ thiết kế web. Andrew Tsang rất phát đạt với một phòng khám nha khoa. Gary Dawson bán bảo hiểm cho tầng lớp trung lưu.
“Chúng ta có thể cảm nhận và gần như sờ thấy sự phát triển mạnh mẽ ở đất nước này”, nhà phân tích chứng khoán Marc Djandji nói. Người đàn ông Montreal này đã tới Việt Nam lần đầu với tư cách là một khách du lịch balô và sau đó ở lại để nắm bắt cơ hội làm ăn ở đây.
Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Canada đã nắm bắt được những cơ hội mà sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam đem lại, tất cả những doanh nhân này đều trả lời là “Chưa”. Họ thống nhất quan điểm cho rằng, Canada đang bỏ lỡ chuyến tàu ở Việt Nam.
Với 85 triệu dân, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nóng nhất trên thế giới. Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 8,2% và năm nay, con số này có thể là 8,5%. Các công ty nước ngoài đang đổ xô đến Việt Nam và lượng vốn FDI đổ vào đây được dự báo là sẽ tăng lên 13 tỷ USD trong năm nay, so với mức 10 tỷ USD trong năm ngoái. Tập đoàn Intel đang xây dựng một nhà máy 1 tỷ USD tại Tp.HCM. Mới đây, Nhật Bản đã coi Việt Nam là địa điểm đầu tư lý tưởng số 1.
Tuy nhiên, sự có mặt của các doanh nghiệp Canada ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Ngoài hai doanh nghiệp lớn là bảo hiểm Manulife và năng lượng Talisman, các doanh nghiệp Canada khác còn rất ít để ý đến thị trường này.
Mặc dù kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Canada đã tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua, con số này vẫn thấp hơn 1 tỷ USD. Trong khi đó, đầu tư của Canada vào Việt Nam cũng mới chỉ đạt 142 triệu USD. Việt Nam đứng thứ 55 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ được Canada đầu tư vào, sau Panama, và xếp thứ 51 với tư cách là thị trường hàng hóa xuất khẩu của Canada, đứng sau Rumani. Xét về mặt Việt Nam là đích đến lớn thứ 4 cho đầu tư nước ngoài ở châu Á, sau Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore, những con số trên đây đây quả thực là thông tin đáng buồn.
“Các doanh nghiệp Canada quá chú trọng vào thị trường Mỹ”, Nguyễn Hữu Lê, một thành viên của công ty TMA Solutions nói. Trên thực tế, có những lý do tuyệt vời để các doanh nghiệp Canada nên nỗ lực thâm nhập thị trường Việt Nam, vì Canada có nhiều thứ mà Việt Nam cần.
Gỗ là một ví dụ. Công nghiệp nội thất của Việt Nam đang cất cánh và phần lớn sản phẩm của ngành này được làm từ gỗ. Tuy nhiên, Canada mới chỉ có được thị phần 1 triệu USD trong thị trường gỗ trị giá khoảng 750 triệu USD ở đây.
Ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam cũng đang phát triển mạnh. Canada lại có nhiều kinh nghiệm và trang thiết bị trong lĩnh vực này. Talisman là một ví dụ điển hình. Là một công ty dầu khí nước ngoài đã có chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam, Talisman sẽ mở rộng hoạt động tại đây trong thời gian tới thông qua việc mở mỏ dầu Sông Đốc. Tháng 9 vừa qua, CEO John Manzoni của Talisman đã dẫn đầu một đoàn doanh nghiệp Canada tới Việt Nam tìm cơ hội đầu tư.
Giáo dục là một thị trường tiềm năng khác của Việt Nam. Người Việt Nam đang có nhu cầu cao về đào tạo quản lý và kỹ thuật để tăng tốc phát triển kinh tế. Các cơ sở đào tạo của Canada rất phù hợp để đáp ứng nhu cầu này.
Việt Nam cũng có những thứ mà Canada cần. Lao động là một ví dụ. Giá nhân công của Việt Nam chỉ vào khoảng 1/3 so với ở Trung Quốc. Dân số của Việt Nam lại trẻ hơn dân số Trung Quốc rất nhiều, với một nửa người Việt Nam hiện ở độ tuổi 30. Việt Nam có thể cung cấp nhân lực có kỹ thuật với mức giá tương đối rẻ trong những năm sắp tới. Ngoài ra, lao động Việt Nam rất ham học hỏi và làm việc cần cù.
Một cách để các doanh nghiệp Canada có thể tận dụng lợi thế nguồn lao động của Việt Nam là thông qua hoạt động outsourcing. Ông Nguyễn Hữu Lê cho biết, công ty của ông đã thuê 800 lao động người Việt Nam để thực hiện các công việc về kiểm tra và bảo trì phần mềm cho các doanh nghiệp Canada, bao gồm Nortel và Marqui. Mức lương bình quân những lao động này được trả là 500 USD/tháng, một mức giá quá rẻ so với ở Canada.
Một cách khác để tiếp cận thị trường Việt Nam là xây dựng nhà máy tại đây. Tại sao Palliser Furniture, một công ty đồ nội thất của Canada vẫn thường đi tìm nguồn hàng ở các nước châu Á, lại không xây dựng một nhà máy sản xuất ở Việt Nam?
Ngoài ra, các doanh nghiệp Canada cũng có thể đầu tư vào Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư, trong đó có VinaCapital do Don Lam, một người Canada gốc Việt điều hành.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng không hẳn là một thiên đường. Nạn tham nhũng khá phổ biến. Điện ở Tp.HCM mất ít nhất mỗi tháng 1 lần. Các nút thắt cổ chai trên đường cao tốc và cảng biển làm chậm hoạt động xuất nhập khẩu. Giá văn phòng cho thuê cao ngất và rất khó giữ chân người tài vì nhu cầu thu hút người tài là quá mạnh mẽ.
May thay, Việt Nam đã nỗ lực nhiều để cải thiện tình hình. Nhiều biện pháp đã được thực hiện để mở cửa thị trường và bảo vệ nhà đầu tư từ trước khi Việt Nam vào WTO.
Việt Nam có thể được coi là một lựa chọn tốt để thay thế người khổng lồ Trung Quốc. Các công ty đang làm ăn ở châu Á có thể áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1, xây dựng nhà máy hoặc văn phòng thứ 2 ở Việt Nam để đề phòng sự gia tăng chi phí ở Trung Quốc.
Nói cách khác, những công ty chưa đầu tư vào Trung Quốc có thể coi Việt Nam là một thị trường tốt để đặt chân vào châu Á. “Nếu bạn tới Trung Quốc, đã có quá nhiều công ty ở đó. Còn ở Việt Nam, cánh cửa đang rộng mở.”, Tsang nói. Điều đáng tiếc là nhiều doanh nghiệp Canada đang bỏ lỡ cơ hội này.