Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam “đợi và xem” vì lạm phát
Chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam sụt giảm từ 70 xuống 63, xuống mức thấp nhất trong 4 quý gần đây
Chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục sụt giảm từ 70 xuống 63, cho thấy các doanh nghiệp này đang tỏ ra thận trọng hơn khi đưa ra đánh giá về triển vọng kinh doanh.
“Phần lớn do lo ngại về tình hình lạm phát và sự yếu kém của đồng Việt Nam”, ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhìn nhận như vậy khi kết quả của cuộc khảo sát về chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu (BCI), do tổ chức này thực hiện vào đầu tháng 7 năm nay, vừa được công bố.
Với 177 doanh nghiệp tham gia, gần một nửa thuộc ngành công nghiệp dịch vụ, một phần tư thuộc ngành sản xuất, còn lại thuộc ngành thương mại và các hoạt động khác, cuộc khảo sát cho kết quả chỉ số BCI quý 3/2011 đã giảm 7 điểm xuống còn 63.
Đây cũng là điểm số thấp nhất trong 4 quý trở lại đây và cách biệt đáng kể so với quý 1/2011 (79 điểm).
Đánh giá về môi trường kinh doanh tại Việt Nam tại thời điểm này, lạm phát cao vẫn là mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp châu Âu. Trong bối cảnh lạm phát đang tăng rất mạnh, khác hẳn 2 năm trước, có 6% số ý kiến trả lời cho rằng lạm phát thực tế đe dọa công việc kinh doanh của doanh nghiệp họ tại Việt Nam; 37% cho rằng họ bị tác động bằng nhiều cách và 56% doanh nghiệp cho rằng lạm phát có ảnh hưởng căn bản đến công việc kinh doanh của họ.
Trong khi đó, các ảnh hưởng tích cực của việc cải cách hành chính vẫn còn chưa rõ, dù các sáng kiến như Đề án 30 vẫn tiếp tục được thực hiện. Thậm chí, 53% số doanh nghiệp phản hồi cho rằng khối lượng các thủ tục quan liêu ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ trong năm vừa qua vẫn còn tồn tại; 33% nhận xét có một sự gia tăng trong các thủ tục; và chỉ có 10% cho rằng có sự giảm xuống.
“Các doanh nghiệp trong cuộc khảo sát của chúng tôi vẫn mong đợi nhìn thấy mức độ giảm xuống một cách tổng thể thủ tục hành chính trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày tại Việt Nam”, TS. Matthias Duehn, Giám đốc điều hành EuroCham nhấn mạnh thêm.
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy, tham nhũng tiếp tục ảnh hưởng tới một số lĩnh vực và nhà đầu tư. Có 28% số ý kiến cho rằng tham nhũng làm giảm căn bản hoặc làm chậm chễ việc đầu tư của họ tại Việt Nam; khoảng 40% cho rằng có ít ảnh hưởng; chỉ có 30% cho rằng tham nhũng không ảnh hưởng đến họ.
Trước những tác động kể trên, phản hồi của doanh nghiệp về tình hình kinh doanh hiện tại đã sụt giảm mạnh so với cuộc điều tra trước. Số đánh giá “tốt” hoặc “xuất sắc” giảm từ 56% xuống còn 46%, trong khi đánh giá của quý 1/2011 là 64%. Số các doanh nghiệp có các quan điểm tiêu cực về tình hình hiện tại tăng nhẹ từ 12% lên 16%.
Tương tự là việc xuất hiện các quan ngại về triển vọng kinh doanh trong thời gian tới. Chỉ có 41% số ý kiến đánh giá “tốt” hoặc “xuất sắc”, giảm 10% so với cuộc khảo sát trước và sụt giảm mạnh so với quý 1/2011, khi có tới 72% phản hồi thể hiện sự lạc quan về triển vọng kinh doanh).
Cho nên, nhiều chủ doanh nghiệp có thái độ “đợi và xem” với các kế hoạch đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp (32%) muốn duy trì mức đầu tư của họ và 31% muốn tăng một chút đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý là có tới 45% số thành viên tham gia cuộc khảo sát muốn duy trì hoặc giảm đầu tư tại Việt Nam trong tương lai.
Ngược lại, đánh giá về triển vọng doanh thu nhận được phản hồi tích cực. Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đang rất thuận lợi, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp châu Âu. Có 54% số doanh nghiệp mong đợi có sự gia tăng trong doanh thu về mặt trung hạn, cao hơn nhiều so với con số 43% trong quý trước.
Liên quan đến kế hoạch tuyển dụng, 51% số doanh nghiệp phản hồi mong muốn tuyển thêm nhân viên trong trung hạn; 34% mong muốn duy trì mức hiện tại và chỉ có 9% tính đến việc giảm nhân viên tại Việt Nam.
“Phần lớn do lo ngại về tình hình lạm phát và sự yếu kém của đồng Việt Nam”, ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhìn nhận như vậy khi kết quả của cuộc khảo sát về chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu (BCI), do tổ chức này thực hiện vào đầu tháng 7 năm nay, vừa được công bố.
Với 177 doanh nghiệp tham gia, gần một nửa thuộc ngành công nghiệp dịch vụ, một phần tư thuộc ngành sản xuất, còn lại thuộc ngành thương mại và các hoạt động khác, cuộc khảo sát cho kết quả chỉ số BCI quý 3/2011 đã giảm 7 điểm xuống còn 63.
Đây cũng là điểm số thấp nhất trong 4 quý trở lại đây và cách biệt đáng kể so với quý 1/2011 (79 điểm).
Đánh giá về môi trường kinh doanh tại Việt Nam tại thời điểm này, lạm phát cao vẫn là mối quan tâm lớn đối với các doanh nghiệp châu Âu. Trong bối cảnh lạm phát đang tăng rất mạnh, khác hẳn 2 năm trước, có 6% số ý kiến trả lời cho rằng lạm phát thực tế đe dọa công việc kinh doanh của doanh nghiệp họ tại Việt Nam; 37% cho rằng họ bị tác động bằng nhiều cách và 56% doanh nghiệp cho rằng lạm phát có ảnh hưởng căn bản đến công việc kinh doanh của họ.
Trong khi đó, các ảnh hưởng tích cực của việc cải cách hành chính vẫn còn chưa rõ, dù các sáng kiến như Đề án 30 vẫn tiếp tục được thực hiện. Thậm chí, 53% số doanh nghiệp phản hồi cho rằng khối lượng các thủ tục quan liêu ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của họ trong năm vừa qua vẫn còn tồn tại; 33% nhận xét có một sự gia tăng trong các thủ tục; và chỉ có 10% cho rằng có sự giảm xuống.
“Các doanh nghiệp trong cuộc khảo sát của chúng tôi vẫn mong đợi nhìn thấy mức độ giảm xuống một cách tổng thể thủ tục hành chính trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày tại Việt Nam”, TS. Matthias Duehn, Giám đốc điều hành EuroCham nhấn mạnh thêm.
Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy, tham nhũng tiếp tục ảnh hưởng tới một số lĩnh vực và nhà đầu tư. Có 28% số ý kiến cho rằng tham nhũng làm giảm căn bản hoặc làm chậm chễ việc đầu tư của họ tại Việt Nam; khoảng 40% cho rằng có ít ảnh hưởng; chỉ có 30% cho rằng tham nhũng không ảnh hưởng đến họ.
Trước những tác động kể trên, phản hồi của doanh nghiệp về tình hình kinh doanh hiện tại đã sụt giảm mạnh so với cuộc điều tra trước. Số đánh giá “tốt” hoặc “xuất sắc” giảm từ 56% xuống còn 46%, trong khi đánh giá của quý 1/2011 là 64%. Số các doanh nghiệp có các quan điểm tiêu cực về tình hình hiện tại tăng nhẹ từ 12% lên 16%.
Tương tự là việc xuất hiện các quan ngại về triển vọng kinh doanh trong thời gian tới. Chỉ có 41% số ý kiến đánh giá “tốt” hoặc “xuất sắc”, giảm 10% so với cuộc khảo sát trước và sụt giảm mạnh so với quý 1/2011, khi có tới 72% phản hồi thể hiện sự lạc quan về triển vọng kinh doanh).
Cho nên, nhiều chủ doanh nghiệp có thái độ “đợi và xem” với các kế hoạch đầu tư. Hầu hết các doanh nghiệp (32%) muốn duy trì mức đầu tư của họ và 31% muốn tăng một chút đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý là có tới 45% số thành viên tham gia cuộc khảo sát muốn duy trì hoặc giảm đầu tư tại Việt Nam trong tương lai.
Ngược lại, đánh giá về triển vọng doanh thu nhận được phản hồi tích cực. Tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI đang rất thuận lợi, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp châu Âu. Có 54% số doanh nghiệp mong đợi có sự gia tăng trong doanh thu về mặt trung hạn, cao hơn nhiều so với con số 43% trong quý trước.
Liên quan đến kế hoạch tuyển dụng, 51% số doanh nghiệp phản hồi mong muốn tuyển thêm nhân viên trong trung hạn; 34% mong muốn duy trì mức hiện tại và chỉ có 9% tính đến việc giảm nhân viên tại Việt Nam.