Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, “ông” là ai?
Thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì pháp luật lại không quy định rõ ràng
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài so với doanh nghiệp trong nước
hiện vẫn còn những sự phân biệt đáng kể về quyền lợi và nghĩa vụ.
Thế nhưng, thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì pháp luật lại không quy định rõ ràng khiến cho việc thực thi pháp luật trở nên rối mù.
Theo Luật Đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Như vậy, phải chăng nhà đầu tư mua cổ phần dù chỉ chiếm 1% vốn của một doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp đó cũng được xếp vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Không rõ!
Trong khi đó, khi quy định về thủ tục đầu tư và thành lập doanh nghiệp Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ lại có sự phân biệt về mức độ tỷ lệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp mà nhà đầu tư đó tham gia. Cụ thể, đối với trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục đầu tư như dự án 100% vốn nước ngoài; ngược lại, tỷ lệ từ 49% trở xuống thì chỉ cần đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký đầu tư như đối với một doanh nghiệp trong nước.
Phải chăng, có trên 49% vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và từ 49% trở xuống là doanh nghiệp trong nước? Không rõ nốt!
Cũng theo Luật Đầu tư, trong một doanh nghiệp mà vốn “nội” chiếm trên 51% tổng vốn điều lệ thì nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng lại không hoàn toàn như vậy. Các bộ, ngành và các địa phương mỗi nơi vận dụng một kiểu.
Ví dụ, với Bộ Công Thương, doanh nghiệp dù chỉ có 1% vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và phải bị ràng buộc về hạn chế tiếp cận thị trường thông qua biểu cam kết về dịch vụ thương mại với WTO.
Nếu đúng như vậy thì nhiều công ty cổ phần đại chúng sau khi bán một phần vốn cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải đăng ký kinh doanh lại đối với những ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế. Đặc biệt, đối với một số ngành nghề như dịch vụ thuế, phân phối (khi việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ)… doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục “kiểm tra nhu cầu kinh tế” (*).
Hoặc theo phản ánh của giới luật sư, có địa phương mặc dù luật quy định doanh nghiệp có dưới 49% vốn “ngoại” thì làm thủ tục thành lập như doanh nghiệp trong nước nhưng thực tế nhà đầu tư vẫn phải thực hiện thủ tục như đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Ngoài ra, một số khái niệm như “dự án có vốn đầu tư nước ngoài” cũng quy định mù mờ dẫn đến những cách hiểu và vận dụng khác nhau. Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho biết thậm chí có nơi còn cho rằng dự án dù chỉ có 1 Đô la của nhà đầu tư nước ngoài thì dự án đó cũng xếp vào loại dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài và phải thực hiện thủ tục đầu tư như dự án đầu tư hoàn toàn 100% vốn nước ngoài.
“Pháp luật không rõ ràng khiến cho việc thực thi, vận dụng trở nên rối rắm, thiếu đồng bộ như những trường hợp nói trên không những gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài mà còn gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp trong nước khi nguồn vốn của nước ngoài bị “tắc”, nhất là trong tình hình lạm phát, thiếu vốn hiện nay”, một luật sư nhận xét.
*Kiểm tra nhu cầu kinh tế: là việc xem xét nhu cầu của thị trường (số lượng, tình hình hoạt động của doanh nghiệp); tác động của doanh nghiệp đối với thị trường và nền kinh tế để làm cơ sở cho việc cho phép hay không cho phép thành lập doanh nghiệp.
(Theo TBKTSG)
Thế nhưng, thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì pháp luật lại không quy định rõ ràng khiến cho việc thực thi pháp luật trở nên rối mù.
Theo Luật Đầu tư, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. Như vậy, phải chăng nhà đầu tư mua cổ phần dù chỉ chiếm 1% vốn của một doanh nghiệp Việt Nam thì doanh nghiệp đó cũng được xếp vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Không rõ!
Trong khi đó, khi quy định về thủ tục đầu tư và thành lập doanh nghiệp Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ lại có sự phân biệt về mức độ tỷ lệ sở hữu vốn trong doanh nghiệp mà nhà đầu tư đó tham gia. Cụ thể, đối với trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải thực hiện thủ tục đầu tư như dự án 100% vốn nước ngoài; ngược lại, tỷ lệ từ 49% trở xuống thì chỉ cần đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký đầu tư như đối với một doanh nghiệp trong nước.
Phải chăng, có trên 49% vốn của nhà đầu tư nước ngoài thì được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và từ 49% trở xuống là doanh nghiệp trong nước? Không rõ nốt!
Cũng theo Luật Đầu tư, trong một doanh nghiệp mà vốn “nội” chiếm trên 51% tổng vốn điều lệ thì nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng lại không hoàn toàn như vậy. Các bộ, ngành và các địa phương mỗi nơi vận dụng một kiểu.
Ví dụ, với Bộ Công Thương, doanh nghiệp dù chỉ có 1% vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng được xem là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và phải bị ràng buộc về hạn chế tiếp cận thị trường thông qua biểu cam kết về dịch vụ thương mại với WTO.
Nếu đúng như vậy thì nhiều công ty cổ phần đại chúng sau khi bán một phần vốn cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ phải đăng ký kinh doanh lại đối với những ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế. Đặc biệt, đối với một số ngành nghề như dịch vụ thuế, phân phối (khi việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ)… doanh nghiệp còn phải thực hiện thủ tục “kiểm tra nhu cầu kinh tế” (*).
Hoặc theo phản ánh của giới luật sư, có địa phương mặc dù luật quy định doanh nghiệp có dưới 49% vốn “ngoại” thì làm thủ tục thành lập như doanh nghiệp trong nước nhưng thực tế nhà đầu tư vẫn phải thực hiện thủ tục như đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Ngoài ra, một số khái niệm như “dự án có vốn đầu tư nước ngoài” cũng quy định mù mờ dẫn đến những cách hiểu và vận dụng khác nhau. Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, cho biết thậm chí có nơi còn cho rằng dự án dù chỉ có 1 Đô la của nhà đầu tư nước ngoài thì dự án đó cũng xếp vào loại dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài và phải thực hiện thủ tục đầu tư như dự án đầu tư hoàn toàn 100% vốn nước ngoài.
“Pháp luật không rõ ràng khiến cho việc thực thi, vận dụng trở nên rối rắm, thiếu đồng bộ như những trường hợp nói trên không những gây khó khăn cho nhà đầu tư nước ngoài mà còn gây thiệt hại cho chính các doanh nghiệp trong nước khi nguồn vốn của nước ngoài bị “tắc”, nhất là trong tình hình lạm phát, thiếu vốn hiện nay”, một luật sư nhận xét.
*Kiểm tra nhu cầu kinh tế: là việc xem xét nhu cầu của thị trường (số lượng, tình hình hoạt động của doanh nghiệp); tác động của doanh nghiệp đối với thị trường và nền kinh tế để làm cơ sở cho việc cho phép hay không cho phép thành lập doanh nghiệp.
(Theo TBKTSG)