Doanh nghiệp dệt may làm gì để giữ chân lao động?
Tình trạng công nhân đình công, bỏ việc ngày càng khiến nhiều doanh nghiệp dệt may “đau đầu”
Tình trạng công nhân đình công, bỏ việc ngày càng khiến nhiều doanh nghiệp dệt may “đau đầu”.
Lao động nghỉ việc tăng cao
Thống kê chưa đầy đủ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho thấy, 6 tháng đầu năm 2008, cả nước đã xảy ra khoảng 330 cuộc đình công. Trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp dệt may. Số lượng công nhân nghỉ việc tại các doanh nghiệp thuộc ngành này cũng đã lên đến mức báo động.
Bà Trần Thị Sinh Duyên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Hai (Hải Phòng) nói hiện nay số lao động ổn định mà công ty cần khoảng trên 1.000, nhưng từ đầu năm tới nay số lao động bỏ việc lên tới 100 người.
Theo bà Duyên, nguyên nhân lao động bỏ việc không phải chỉ vì mức lương thấp. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ, hiện lao động dường như không thích làm việc trong ngành dệt may.
Chị Nguyễn Thị Hằng, công nhân một công ty may tâm sự, với nghề may công nghiệp, để có được tay nghề vững phải mất ít nhất 3 năm và khi đó mức lương mới “tạm ổn”.
Nhiều lao động khác cho rằng, trong thời buổi lạm phát, họ sẽ dễ dàng “nhảy việc” sang một doanh nghiệp may hoặc ngành khác có mức thu nhập cao hơn, lại không quá đòi hỏi về trình độ tay nghề.
Một công ty dệt may lớn tại Hà Nội có khoảng 6.000 lao động, nhưng số lượng lao động bỏ việc 6 tháng đầu năm cũng lên tới gần 1.000 lao động. Bình luận về việc này, lãnh đạo công ty cho rằng, nếu sang làm việc tại công ty mới thành lập, những lao động tay nghề cao thường dễ “lên cao” hơn và nhận được nhiều ưu đãi hơn.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Hưng Yên cho biết, tiền lương trung bình mỗi lao động ở công ty ông khoảng 2,5 triệu/tháng, nhưng lao động bỏ việc vẫn lên gần 300 lao động.
Chính vì thực trạng trên, nhiều doanh nghiệp đã phải làm công tác thống kê số lượng công nhân nghỉ việc hàng tháng để nhận đơn hàng.
Làm gì để giữ chân?
Theo ông Lê Văn Đạo, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, xảy ra tình trạng bỏ việc, tranh chấp lao động với các ngành khác là do phân bổ lực lượng lao động trong ngành dệt may chưa hợp lý.
Sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp về lương bổng và điều kiện làm việc; mối quan hệ lao động ở một bộ phận lớn doanh nghiệp chưa tốt. Ông Đạo cảnh báo, với tốc độ phát triển công nghiệp và đầu tư nước ngoài hiện nay thì vấn đề này, nếu tiếp diễn, sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của Việt Nam.
Hiệp hội Dệt may dự kiến, tổng lao động trong ngành vào năm 2010 sẽ khoảng 2,5 triệu người, và đến 2020 sẽ ở mức 3 triệu người. Với số lượng đông như vậy, việc ổn định lao động trong doanh nghiệp là rất khó, nếu không có những giải pháp hiệu quả.
Ông Đạo cho rằng, để giữ chân được lao động, trước hết ngành dệt may phải tích cực cải thiện chính sách tiền lương, đảm bảo mức sống của người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm hơn tới điều kiện sống của công nhân.
Đặc biệt, trước những biến động tranh chấp nguồn lực lao động, ngành dệt may cần tái bố trí lại, từng bước di dời địa điểm sản xuất từ các khu đô thị và khu công nghiệp lớn đến vùng có lao động nông nhàn.
Ông Đạo khuyến cáo, đối với ngành may, không nên tập trung các doanh nghiệp may vào khu công nghiệp, mà nên rải đều ở các vùng nông thôn có lực lượng lao động lớn và có hệ thống giao thông thuận tiện. Điều này sẽ góp phần giảm bớt áp lực liên quan tới lao động của ngành may.
Ngoài ra, vai trò của công đoàn và tăng cường vai trò đại diện của người sử dụng lao động cần được phát huy. Công đoàn sẽ đưa ý kiến của người lao động và quan điểm của người sử dụng lao động đến gần nhau hơn, hạn chế hiện tượng đình công, bãi công. Hiệp hội Dệt may cùng với công đoàn cần khảo sát và xây dựng thỏa ước lao động phù hợp.
Mặt khác, bên cạnh các yếu tố vốn, công nghệ thì chất lượng nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đào tạo lao động có kỹ năng cao, đa kỹ năng. Mỗi doanh nghiệp cần dành tối thiểu 0,5-1% giá thành cho hoạt động đào tạo.
Lao động nghỉ việc tăng cao
Thống kê chưa đầy đủ của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cho thấy, 6 tháng đầu năm 2008, cả nước đã xảy ra khoảng 330 cuộc đình công. Trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp dệt may. Số lượng công nhân nghỉ việc tại các doanh nghiệp thuộc ngành này cũng đã lên đến mức báo động.
Bà Trần Thị Sinh Duyên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Hai (Hải Phòng) nói hiện nay số lao động ổn định mà công ty cần khoảng trên 1.000, nhưng từ đầu năm tới nay số lao động bỏ việc lên tới 100 người.
Theo bà Duyên, nguyên nhân lao động bỏ việc không phải chỉ vì mức lương thấp. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ, hiện lao động dường như không thích làm việc trong ngành dệt may.
Chị Nguyễn Thị Hằng, công nhân một công ty may tâm sự, với nghề may công nghiệp, để có được tay nghề vững phải mất ít nhất 3 năm và khi đó mức lương mới “tạm ổn”.
Nhiều lao động khác cho rằng, trong thời buổi lạm phát, họ sẽ dễ dàng “nhảy việc” sang một doanh nghiệp may hoặc ngành khác có mức thu nhập cao hơn, lại không quá đòi hỏi về trình độ tay nghề.
Một công ty dệt may lớn tại Hà Nội có khoảng 6.000 lao động, nhưng số lượng lao động bỏ việc 6 tháng đầu năm cũng lên tới gần 1.000 lao động. Bình luận về việc này, lãnh đạo công ty cho rằng, nếu sang làm việc tại công ty mới thành lập, những lao động tay nghề cao thường dễ “lên cao” hơn và nhận được nhiều ưu đãi hơn.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May Hưng Yên cho biết, tiền lương trung bình mỗi lao động ở công ty ông khoảng 2,5 triệu/tháng, nhưng lao động bỏ việc vẫn lên gần 300 lao động.
Chính vì thực trạng trên, nhiều doanh nghiệp đã phải làm công tác thống kê số lượng công nhân nghỉ việc hàng tháng để nhận đơn hàng.
Làm gì để giữ chân?
Theo ông Lê Văn Đạo, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, xảy ra tình trạng bỏ việc, tranh chấp lao động với các ngành khác là do phân bổ lực lượng lao động trong ngành dệt may chưa hợp lý.
Sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp về lương bổng và điều kiện làm việc; mối quan hệ lao động ở một bộ phận lớn doanh nghiệp chưa tốt. Ông Đạo cảnh báo, với tốc độ phát triển công nghiệp và đầu tư nước ngoài hiện nay thì vấn đề này, nếu tiếp diễn, sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của Việt Nam.
Hiệp hội Dệt may dự kiến, tổng lao động trong ngành vào năm 2010 sẽ khoảng 2,5 triệu người, và đến 2020 sẽ ở mức 3 triệu người. Với số lượng đông như vậy, việc ổn định lao động trong doanh nghiệp là rất khó, nếu không có những giải pháp hiệu quả.
Ông Đạo cho rằng, để giữ chân được lao động, trước hết ngành dệt may phải tích cực cải thiện chính sách tiền lương, đảm bảo mức sống của người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm hơn tới điều kiện sống của công nhân.
Đặc biệt, trước những biến động tranh chấp nguồn lực lao động, ngành dệt may cần tái bố trí lại, từng bước di dời địa điểm sản xuất từ các khu đô thị và khu công nghiệp lớn đến vùng có lao động nông nhàn.
Ông Đạo khuyến cáo, đối với ngành may, không nên tập trung các doanh nghiệp may vào khu công nghiệp, mà nên rải đều ở các vùng nông thôn có lực lượng lao động lớn và có hệ thống giao thông thuận tiện. Điều này sẽ góp phần giảm bớt áp lực liên quan tới lao động của ngành may.
Ngoài ra, vai trò của công đoàn và tăng cường vai trò đại diện của người sử dụng lao động cần được phát huy. Công đoàn sẽ đưa ý kiến của người lao động và quan điểm của người sử dụng lao động đến gần nhau hơn, hạn chế hiện tượng đình công, bãi công. Hiệp hội Dệt may cùng với công đoàn cần khảo sát và xây dựng thỏa ước lao động phù hợp.
Mặt khác, bên cạnh các yếu tố vốn, công nghệ thì chất lượng nhân lực đóng vai trò rất quan trọng. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần đào tạo lao động có kỹ năng cao, đa kỹ năng. Mỗi doanh nghiệp cần dành tối thiểu 0,5-1% giá thành cho hoạt động đào tạo.