Doanh nghiệp điều “tống tiền” đối tác nước ngoài?
Nhiều nhà nhập khẩu hạt điều nước ngoài đang có cảm giác bị các nhà xuất khẩu điều Việt Nam “tống tiền”
Ngày 4-5/4/2008, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức gặp gỡ giữa khách hàng nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam trong ngành.
Là hội nghị khách hàng nhưng không khí không mấy vui vẻ thậm chí còn căng thẳng, bởi doanh nghiệp Việt Nam nhận nhiều chỉ trích nặng nề từ phía các đối tác. Mọi việc bắt nguồn từ việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam trễ hạn giao hàng và lại muốn thương thảo tăng giá so với giá hợp đồng đã ký? Đây là câu hỏi mà các đối tác mong muốn nhận được câu trả lời thỏa đáng từ các doanh nghiệp Việt Nam.
Để có sự thông hiểu từ đối tác, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, quan điểm của Hiệp hội là yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải giao hàng theo hợp đồng đã ký. Nếu doanh nghiệp có khó khăn thật sự làm ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng thì phải chủ động trao đổi với người mua.
Vì vậy, Vinacas tổ chức hội nghị khách hàng tại Tp.HCM để hai bên hiểu nhau, nhất là về phía khách hàng nước ngoài có thể hiểu khó khăn doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam hiện nay.
Doanh nghiệp Việt Nam “tống tiền” nước ngoài?
Đại diện Hiệp hội Nhập khẩu trái cây khô ở Hà Lan cho biết, các công ty mua bán, nhập khẩu, đóng gói và rang hạt điều nước ngoài đang bị thiệt hại nghiêm trọng do vi phạm hợp đồng của các công ty xuất khẩu hạt điều Việt Nam.
Nhiều công ty không thực hiện hợp đồng đã ký và đơn phương ép tái thương thảo hợp đồng nhằm tăng giá, khiến họ có cảm giác đang bị “tống tiền”.
Nhiều công ty không thực hiện toàn bộ các hợp đồng còn nợ. “Ngành điều đang bị mang tiếng xấu và ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của ngành”, đại diện của Hiệp hội Nhập khẩu trái cây khô nói. Vị này cho biết, Hiệp hội Thương mại CENTA của Anh và AFI của Mỹ bắt đầu làm thủ tục pháp lý thông qua chính quyền các nước này để kiện lên Chính phủ Việt Nam.
“Việc chậm giao hàng theo hợp đồng và thương thảo lại với mức giá cao hơn hợp đồng gốc trong năm nay không phải là điều bất thường của doanh nghiệp Việt Nam, mà vì doanh nghiệp đang đối phó với những chuyện bất khả kháng”, ông Nguyễn Văn Chiểu, Phó chủ tịch Vinacas nói.
Việc thương lượng là “bất đắc dĩ” vì ngành điều đang đối mặt với nhiều khó khăn: mùa vụ trễ và sụt giảm sản lượng so với năm trước do thời tiết thất thường. Điều này khiến giá nguyên liệu tăng cao. Những nhà cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp lớn không thể thực hiện hợp đồng như đã ký.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng chính sách vĩ mô của Nhà nước thay đổi đột ngột khiến doanh nghiệp trở tay không kịp, như ngân hàng hạn chế cho vay và tăng lãi suất vay nên doanh nghiệp không có vốn thu mua nguyên liệu vào để chế biến. Đồng thời, do chi phí đầu vào tăng cao (tăng 40% so với năm 2007) ảnh hưởng từ giá nguyên liệu, nhân công, lãi vay... các doanh nghiệp ký trước hợp đồng dài hạn với giá rẻ phải đối mặt với lỗ lã.
Hiệp hội cho biết, tính tới thời điểm cuối tháng 3/2008, toàn ngành đã ký trước khoảng 1.200 container (chiếm 12% trong tổng số 10.000 container xuất khẩu hàng năm của Việt Nam). Trong đó, có 700 container đã được giao cho khách hàng nước ngoài đến thời điểm này. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam còn nợ lại 500 container. “Điều này chứng tỏ cố gắng của các doanh nghiệp Việt Nam”, Chủ tịch Vinacas nhấn mạnh.
Hiệp hội cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hội viên nghiêm túc thực hiện hợp đồng. Với khó khăn hiện nay, Hiệp hội khuyến cáo hội viên chủ động thương lượng trợ giá và kéo dài thời gian hợp đồng. Hiệp hội cương quyết rằng chậm nhất là hết quý IV năm nay, các doanh nghiệp sẽ giải quyết hết những những hợp đồng đã ký.
Bạn là bạn, kinh doanh là kinh doanh
Từ quý 4/2007, giá nhân điều thế giới tăng đột biến. Do công tác dự báo thị trường chưa tốt, doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng trước với giá rẻ hơn. Với chi phí đầu vào tăng cao như hiện nay, các doanh nghiệp không tránh khỏi lỗ lã nhất là với hợp đồng dài hạn.
Các doanh nghiệp Việt Nam chủ động đàm phán với khách hàng và có sự chia sẻ từ khách hàng nước ngoài. Có khách hàng đồng ý hỗ trợ 600 USD/tấn. Nhưng có một số đối tác nước ngoài giữ quan điểm “bạn là bạn, kinh doanh là kinh doanh” không muốn thương thảo lại hợp đồng và tăng giá vì họ cho rằng đã ổn định giá với khách hàng của họ.
Ông Chiểu cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco) cho biết, công ty vừa mới đàm phán với khách hàng. Đã ký hợp đồng thì phải giao hàng, nhưng công ty cần sự chia sẻ từ đối tác vì đã có sự hợp tác lâu dài. Lafooco cũng đã thực hiện hợp đồng tốt nhiều năm qua. Trong tình hình khó khăn hiện nay đã là bạn thì phải hiểu nhau. “Chúng tôi mong muốn sự hỗ trợ, chia sẻ từ phía bạn chứ không phải đòi hỏi hay... tống tiền như đã nói”, ông Chiểu bộc bạch.
Còn ông Đào Văn Chân, Giám đốc Công ty Xuất khẩu nông sản Ninh Thuận cho biết, công ty mạnh dạn thương thảo với khách hàng chứ không ngưng thực hiện hợp đồng. “Đây là sự thoả thuận giữa 2 bên, nếu khách hàng thông cảm thì hỗ trợ, không thì doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ để giữ uy tín như công ty đã lỗ 5 triệu USD”, ông Chân nói. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đồng quan điểm rằng, nếu khách hàng chia sẻ dù chỉ 1 cent cũng đáng quý đối với doanh nghiệp trong tình cảnh hiện nay.
Theo thông lệ, các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài, sau đó mới vay ngân hàng để thu mua nguyên liệu. Vì vậy khi có những thay đổi khách quan như hiện nay (mùa vụ, chính sách tiền tệ..) cộng với cạn kiệt nguyên liệu trong kho thì doanh nghiệp không trở tay kịp để đảm bảo nguyên liệu chế biến theo hợp đồng.
“Có nguyên liệu trong kho hãy ký hợp đồng”. Đó là bài học kinh nghiệm mà một đại diện Vinacas khuyến cáo hội viên qua sự việc trên. Giống như kinh nghiệm từ ngành gạo là Hiệp hội Lương thực khuyến cáo các hội viên ký hợp đồng phải có số lượng tồn kho 50% số với số lượng ký hợp đồng và không ký hợp đồng dài hạn.
Là hội nghị khách hàng nhưng không khí không mấy vui vẻ thậm chí còn căng thẳng, bởi doanh nghiệp Việt Nam nhận nhiều chỉ trích nặng nề từ phía các đối tác. Mọi việc bắt nguồn từ việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Tại sao các doanh nghiệp Việt Nam trễ hạn giao hàng và lại muốn thương thảo tăng giá so với giá hợp đồng đã ký? Đây là câu hỏi mà các đối tác mong muốn nhận được câu trả lời thỏa đáng từ các doanh nghiệp Việt Nam.
Để có sự thông hiểu từ đối tác, ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, quan điểm của Hiệp hội là yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải giao hàng theo hợp đồng đã ký. Nếu doanh nghiệp có khó khăn thật sự làm ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng thì phải chủ động trao đổi với người mua.
Vì vậy, Vinacas tổ chức hội nghị khách hàng tại Tp.HCM để hai bên hiểu nhau, nhất là về phía khách hàng nước ngoài có thể hiểu khó khăn doanh nghiệp xuất khẩu điều Việt Nam hiện nay.
Doanh nghiệp Việt Nam “tống tiền” nước ngoài?
Đại diện Hiệp hội Nhập khẩu trái cây khô ở Hà Lan cho biết, các công ty mua bán, nhập khẩu, đóng gói và rang hạt điều nước ngoài đang bị thiệt hại nghiêm trọng do vi phạm hợp đồng của các công ty xuất khẩu hạt điều Việt Nam.
Nhiều công ty không thực hiện hợp đồng đã ký và đơn phương ép tái thương thảo hợp đồng nhằm tăng giá, khiến họ có cảm giác đang bị “tống tiền”.
Nhiều công ty không thực hiện toàn bộ các hợp đồng còn nợ. “Ngành điều đang bị mang tiếng xấu và ảnh hưởng đến tương lai lâu dài của ngành”, đại diện của Hiệp hội Nhập khẩu trái cây khô nói. Vị này cho biết, Hiệp hội Thương mại CENTA của Anh và AFI của Mỹ bắt đầu làm thủ tục pháp lý thông qua chính quyền các nước này để kiện lên Chính phủ Việt Nam.
“Việc chậm giao hàng theo hợp đồng và thương thảo lại với mức giá cao hơn hợp đồng gốc trong năm nay không phải là điều bất thường của doanh nghiệp Việt Nam, mà vì doanh nghiệp đang đối phó với những chuyện bất khả kháng”, ông Nguyễn Văn Chiểu, Phó chủ tịch Vinacas nói.
Việc thương lượng là “bất đắc dĩ” vì ngành điều đang đối mặt với nhiều khó khăn: mùa vụ trễ và sụt giảm sản lượng so với năm trước do thời tiết thất thường. Điều này khiến giá nguyên liệu tăng cao. Những nhà cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp lớn không thể thực hiện hợp đồng như đã ký.
Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng chính sách vĩ mô của Nhà nước thay đổi đột ngột khiến doanh nghiệp trở tay không kịp, như ngân hàng hạn chế cho vay và tăng lãi suất vay nên doanh nghiệp không có vốn thu mua nguyên liệu vào để chế biến. Đồng thời, do chi phí đầu vào tăng cao (tăng 40% so với năm 2007) ảnh hưởng từ giá nguyên liệu, nhân công, lãi vay... các doanh nghiệp ký trước hợp đồng dài hạn với giá rẻ phải đối mặt với lỗ lã.
Hiệp hội cho biết, tính tới thời điểm cuối tháng 3/2008, toàn ngành đã ký trước khoảng 1.200 container (chiếm 12% trong tổng số 10.000 container xuất khẩu hàng năm của Việt Nam). Trong đó, có 700 container đã được giao cho khách hàng nước ngoài đến thời điểm này. Như vậy, doanh nghiệp Việt Nam còn nợ lại 500 container. “Điều này chứng tỏ cố gắng của các doanh nghiệp Việt Nam”, Chủ tịch Vinacas nhấn mạnh.
Hiệp hội cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hội viên nghiêm túc thực hiện hợp đồng. Với khó khăn hiện nay, Hiệp hội khuyến cáo hội viên chủ động thương lượng trợ giá và kéo dài thời gian hợp đồng. Hiệp hội cương quyết rằng chậm nhất là hết quý IV năm nay, các doanh nghiệp sẽ giải quyết hết những những hợp đồng đã ký.
Bạn là bạn, kinh doanh là kinh doanh
Từ quý 4/2007, giá nhân điều thế giới tăng đột biến. Do công tác dự báo thị trường chưa tốt, doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng trước với giá rẻ hơn. Với chi phí đầu vào tăng cao như hiện nay, các doanh nghiệp không tránh khỏi lỗ lã nhất là với hợp đồng dài hạn.
Các doanh nghiệp Việt Nam chủ động đàm phán với khách hàng và có sự chia sẻ từ khách hàng nước ngoài. Có khách hàng đồng ý hỗ trợ 600 USD/tấn. Nhưng có một số đối tác nước ngoài giữ quan điểm “bạn là bạn, kinh doanh là kinh doanh” không muốn thương thảo lại hợp đồng và tăng giá vì họ cho rằng đã ổn định giá với khách hàng của họ.
Ông Chiểu cũng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An (Lafooco) cho biết, công ty vừa mới đàm phán với khách hàng. Đã ký hợp đồng thì phải giao hàng, nhưng công ty cần sự chia sẻ từ đối tác vì đã có sự hợp tác lâu dài. Lafooco cũng đã thực hiện hợp đồng tốt nhiều năm qua. Trong tình hình khó khăn hiện nay đã là bạn thì phải hiểu nhau. “Chúng tôi mong muốn sự hỗ trợ, chia sẻ từ phía bạn chứ không phải đòi hỏi hay... tống tiền như đã nói”, ông Chiểu bộc bạch.
Còn ông Đào Văn Chân, Giám đốc Công ty Xuất khẩu nông sản Ninh Thuận cho biết, công ty mạnh dạn thương thảo với khách hàng chứ không ngưng thực hiện hợp đồng. “Đây là sự thoả thuận giữa 2 bên, nếu khách hàng thông cảm thì hỗ trợ, không thì doanh nghiệp phải chấp nhận lỗ để giữ uy tín như công ty đã lỗ 5 triệu USD”, ông Chân nói. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đồng quan điểm rằng, nếu khách hàng chia sẻ dù chỉ 1 cent cũng đáng quý đối với doanh nghiệp trong tình cảnh hiện nay.
Theo thông lệ, các doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài, sau đó mới vay ngân hàng để thu mua nguyên liệu. Vì vậy khi có những thay đổi khách quan như hiện nay (mùa vụ, chính sách tiền tệ..) cộng với cạn kiệt nguyên liệu trong kho thì doanh nghiệp không trở tay kịp để đảm bảo nguyên liệu chế biến theo hợp đồng.
“Có nguyên liệu trong kho hãy ký hợp đồng”. Đó là bài học kinh nghiệm mà một đại diện Vinacas khuyến cáo hội viên qua sự việc trên. Giống như kinh nghiệm từ ngành gạo là Hiệp hội Lương thực khuyến cáo các hội viên ký hợp đồng phải có số lượng tồn kho 50% số với số lượng ký hợp đồng và không ký hợp đồng dài hạn.