Doanh nghiệp đóng tàu quy mô nhỏ trước nguy cơ phá sản
Việc ngân hàng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy các doanh nghiệp đóng tàu ở Nam Định đứng bên bờ vực phá sản
Ngân hàng thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cho vay đã đẩy các doanh nghiệp đóng tàu huyện Xuân Trường (Nam Định) đứng bên bờ vực phá sản. Nhiều xưởng tàu ngừng hoạt động, hàng ngàn công nhân mất việc.
Đại công xưởng đóng tàu huyện Xuân Trường đang đã im lìm từ mấy tháng nay, hàng trăm con tàu nằm chỏng chơ bên dòng sông Ninh Cơ, có những tàu đã đóng xong, chỉ đợi ông chủ đến “rước” về, thế nhưng đã bốn năm tháng nay vẫn không thấy bóng dáng ông chủ tàu đâu.
Có những tàu đang đóng dở dang đành phải dừng lại vô thời hạn, cũng có tàu đóng gần xong nhưng rồi lại bị “phanh thây” để đem bán sắt vụn.
Phó phòng Công thương huyện Xuân Trường, ông Ngô Doãn Thọ cho biết: “Việc các doanh nghiệp đóng tàu thuỷ cũng như chủ tàu đang đứng trước nguy cơ phá sản, vỡ nợ là do các ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng, tiền tệ, tăng lãi suất cho vay đồng thời đóng cửa không tiếp tục giải ngân theo hợp đồng đã kí kết với chủ tàu”. Việc các doanh nghiệp đóng tàu ở Xuân Trường đang lao đao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động địa phương.
Theo Chánh văn phòng UBND huyện Xuân Trường, ông Đoàn Năng Vịnh, có trên 3.000 lao động địa phương làm công nhân tại các xưởng đóng tàu. Tính đến thời điểm này, sau khi nhiều xưởng đóng tàu ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng, đã có trên 1.500 lao động nghỉ việc vô thời hạn đã tạo nên một gánh nặng lớn cho huyện trong vấn đề giải quyết việc làm.
Không chỉ có Xuân Trường, mà toàn tỉnh Nam định cũng có 4.000/11.000 lao động ngành đóng tàu đã phải nghỉ việc.
Anh Phạm Văn Bàng, Giám đốc Công ty Cổ phần Đóng tàu thủy Hoàng Phong than thở: “Hiện nay chúng tôi mới chỉ xuất được 2 chiếc tàu, còn lại 13 chiếc, toàn trọng tải từ 2.000 đến 5.200 tấn. Những con còn lại đang đóng dở dang mà cũng chẳng biết bao giờ đóng xong, bao giờ chủ tàu đến lấy”.
Tính sơ sơ làm một con tàu 2.000 tấn mất khoảng 35 tỷ đồng, chủ tàu giỏi thì có được 10 tỷ đồng, số còn lại phải vay ngân hàng, nhưng với việc tăng lãi suất, thắt chặt vốn cho vay khiến nhiều chủ tàu đành ngồi khóc vì tiền lãi suất phải trả hàng tháng.
Đó là chưa tính đến những con tàu tầm 5.200 tấn, phải mất 80 tỷ đồng nếu ngân hàng không cho vay tiếp thì chỉ có nước mổ tàu, bán sắt vụn để trả lãi, rồi trả tiền lương công nhân và còn nhiều khoản nữa. Thực tế, ở Xuân Trường đã có công ty phải mổ tàu đang làm dở dang để trả nợ, trả lương công nhân và trả tiền vật tư.
Ông Phạm Công Thuận - Chủ tịch UBND huyện Xuân Trường cho hay: “Trước tình hình doanh nghiệp đóng tàu thuỷ gặp khó khăn, huyện đang nỗ lực với mức cao nhất để hỗ trợ giúp đỡ cho các doanh nghiệp. Huyện đã tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đã tổ chức họp bàn với sự có mặt đầy đủ của các ban ngành để nhanh chóng tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các xưởng tàu, chủ tàu thì đang bế tắc. Chúng tôi đã đề nghị UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài chính cùng chung tay giúp đỡ vì đây không phải là vấn đề của riêng huyện Xuân Trường”.
Thế nhưng những phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp đóng tàu vẫn chưa được lãnh đạo địa phương quyết định cụ thể.
Hiện các doanh nghiệp đóng tàu thuỷ ở Xuân Trường cũng như trên toàn tỉnh Nam Định đang ở vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Và nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì sẽ có hàng chục doanh nghiệp phá sản, vỡ nợ. Vì trong số 1.781 tỷ đồng mà các doanh nghiệp đóng tàu của Nam Định đã đầu tư thì có đến 1.037 tỷ đồng là tiền vay ngân hàng.
Chính vì thế nếu như các con tàu trị giá hàng chục tỷ đồng đang nằm chen chúc trong các xưởng không được hoàn thiện và không được các chủ tàu đến lấy về thì một điều chắc chắn rằng các doanh nghiệp sẽ buộc phải phá sản.
Hiện đã có doanh nghiệp “tự xử” bằng cách mổ tàu bán sắt vụn trả nợ ngân hàng. Đó có thể là dấu hiệu khởi đầu cho làn sóng phá sản của các xưởng đóng tàu quy mô nhỏ...
Đại công xưởng đóng tàu huyện Xuân Trường đang đã im lìm từ mấy tháng nay, hàng trăm con tàu nằm chỏng chơ bên dòng sông Ninh Cơ, có những tàu đã đóng xong, chỉ đợi ông chủ đến “rước” về, thế nhưng đã bốn năm tháng nay vẫn không thấy bóng dáng ông chủ tàu đâu.
Có những tàu đang đóng dở dang đành phải dừng lại vô thời hạn, cũng có tàu đóng gần xong nhưng rồi lại bị “phanh thây” để đem bán sắt vụn.
Phó phòng Công thương huyện Xuân Trường, ông Ngô Doãn Thọ cho biết: “Việc các doanh nghiệp đóng tàu thuỷ cũng như chủ tàu đang đứng trước nguy cơ phá sản, vỡ nợ là do các ngân hàng thương mại thắt chặt tín dụng, tiền tệ, tăng lãi suất cho vay đồng thời đóng cửa không tiếp tục giải ngân theo hợp đồng đã kí kết với chủ tàu”. Việc các doanh nghiệp đóng tàu ở Xuân Trường đang lao đao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng lao động địa phương.
Theo Chánh văn phòng UBND huyện Xuân Trường, ông Đoàn Năng Vịnh, có trên 3.000 lao động địa phương làm công nhân tại các xưởng đóng tàu. Tính đến thời điểm này, sau khi nhiều xưởng đóng tàu ngừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng, đã có trên 1.500 lao động nghỉ việc vô thời hạn đã tạo nên một gánh nặng lớn cho huyện trong vấn đề giải quyết việc làm.
Không chỉ có Xuân Trường, mà toàn tỉnh Nam định cũng có 4.000/11.000 lao động ngành đóng tàu đã phải nghỉ việc.
Anh Phạm Văn Bàng, Giám đốc Công ty Cổ phần Đóng tàu thủy Hoàng Phong than thở: “Hiện nay chúng tôi mới chỉ xuất được 2 chiếc tàu, còn lại 13 chiếc, toàn trọng tải từ 2.000 đến 5.200 tấn. Những con còn lại đang đóng dở dang mà cũng chẳng biết bao giờ đóng xong, bao giờ chủ tàu đến lấy”.
Tính sơ sơ làm một con tàu 2.000 tấn mất khoảng 35 tỷ đồng, chủ tàu giỏi thì có được 10 tỷ đồng, số còn lại phải vay ngân hàng, nhưng với việc tăng lãi suất, thắt chặt vốn cho vay khiến nhiều chủ tàu đành ngồi khóc vì tiền lãi suất phải trả hàng tháng.
Đó là chưa tính đến những con tàu tầm 5.200 tấn, phải mất 80 tỷ đồng nếu ngân hàng không cho vay tiếp thì chỉ có nước mổ tàu, bán sắt vụn để trả lãi, rồi trả tiền lương công nhân và còn nhiều khoản nữa. Thực tế, ở Xuân Trường đã có công ty phải mổ tàu đang làm dở dang để trả nợ, trả lương công nhân và trả tiền vật tư.
Ông Phạm Công Thuận - Chủ tịch UBND huyện Xuân Trường cho hay: “Trước tình hình doanh nghiệp đóng tàu thuỷ gặp khó khăn, huyện đang nỗ lực với mức cao nhất để hỗ trợ giúp đỡ cho các doanh nghiệp. Huyện đã tiến hành kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đã tổ chức họp bàn với sự có mặt đầy đủ của các ban ngành để nhanh chóng tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là đáp ứng nhu cầu vốn vay cho các xưởng tàu, chủ tàu thì đang bế tắc. Chúng tôi đã đề nghị UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Tài chính cùng chung tay giúp đỡ vì đây không phải là vấn đề của riêng huyện Xuân Trường”.
Thế nhưng những phương án hỗ trợ cho các doanh nghiệp đóng tàu vẫn chưa được lãnh đạo địa phương quyết định cụ thể.
Hiện các doanh nghiệp đóng tàu thuỷ ở Xuân Trường cũng như trên toàn tỉnh Nam Định đang ở vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Và nếu tình trạng này vẫn tiếp diễn thì sẽ có hàng chục doanh nghiệp phá sản, vỡ nợ. Vì trong số 1.781 tỷ đồng mà các doanh nghiệp đóng tàu của Nam Định đã đầu tư thì có đến 1.037 tỷ đồng là tiền vay ngân hàng.
Chính vì thế nếu như các con tàu trị giá hàng chục tỷ đồng đang nằm chen chúc trong các xưởng không được hoàn thiện và không được các chủ tàu đến lấy về thì một điều chắc chắn rằng các doanh nghiệp sẽ buộc phải phá sản.
Hiện đã có doanh nghiệp “tự xử” bằng cách mổ tàu bán sắt vụn trả nợ ngân hàng. Đó có thể là dấu hiệu khởi đầu cho làn sóng phá sản của các xưởng đóng tàu quy mô nhỏ...