Doanh nghiệp FDI bức xúc chuyện xã hội
Nhà đầu tư nước ngoài phàn nàn chuyện khách hàng không thể đến được với khách sạn hay ngân hàng để giao dịch vì không có chỗ đậu xe
Ngày 11/12, Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân cùng với các lãnh đạo 15 sở ngành tham mưu của thành phố đã có buổi đối thoại với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thuộc Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ tại VN (InCham).
Khác với những cuộc đối thoại trước, chủ đề được các nhà đầu tư nước ngoài thường phàn nàn nhiều nhất liên quan đến kinh tế như thuế, hải quan, hay thủ tục xuất nhập khẩu trong khi cuộc đối thoại năm nay những chuyện này không còn là chủ đề “nóng”. Thay vào đó, các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn lại chú ý đến những vấn đề xã hội như lao động, hạ tầng cơ sở, giao thông, giáo dục và giải trí.
Một đại diện của Ernst & Young nói rằng: các doanh nghiệp nước ngoài đang bị bó buộc bởi chính sách lao động của thành phố khiến cho họ khó sử dụng chuyên gia nước ngoài. Theo đại diện này, qui định chỉ được phép sử dụng 3% lao động nước ngoài trong tổng số lao động của các doanh nghiệp không phân biệt trong nước hay nước ngoài đang gây khó khăn cho họ khi mà vấn đề cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập trở nên gây gắt hơn mà lao động được xem là một trong những giải pháp của chiến lược cạnh tranh.
Liên quan đến lao động, ông Nguyễn Như Khuê, Giám đốc Công ty Bông Sen, phàn nàn chuyện chính quyền trung ương cũng như địa phương kêu gọi doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người lao động nhưng lại không có chính sách hỗ trợ họ. “Thậm chí chi phí xây dựng nhà ở lại không được khấu trừ trong hạch toán thuế”, ông Khuê phát biểu.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Jean-Pierre Achouche, Phó chủ tịch EuroCham tại Tp.HCM, đặt câu hỏi: chính quyền thành phố có thể làm gì để tác động vào dự thảo của Chính phủ liên quan đến phí công đoàn đang bị các doanh nghiệp FDI phản đối? Dự thảo sẽ có hiệu lực đầu tháng tới và các doanh nghiệp FDI phải có nghĩa vụ đóng góp vào kinh phí của công đoàn tại doanh nghiệp mình với khoản phí tương đương 1-2% sau 2010 tổng lương trả hàng tháng cho người lao động?
Trả lời câu hỏi liên quan đến lao động nước ngoài, ông Lê Hoàng Quân cho biết: hạn chế lao động nước ngoài chỉ ở khu vực lao động phổ thông và giản đơn. Đó là chính sách phổ biến ở các nước đang phát triển nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương. Tuy nhiên, theo ông Quân, các doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động trong nước vẫn được xem xét theo luật định nếu họ có đơn yêu cầu gửi chính quyền thành phố. Chỉ lao động chuyên gia hoặc bậc cao mới được khuyến khích vượt qua mức giới hạn 3%.
Liên quan đến phí công đoàn, đại diện của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM cho rằng việc áp dụng phí công đoàn là tạo sự bình đẳng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam khi mà hiện nay chỉ có doanh nghiệp trong nước mới phải áp dụng qui định này với mức 2%. Nhà đầu tư nước ngoài được ưu đãi quy định này quá lâu từ năm 1999, giờ phải công bằng với doanh nghiệp trong nước.
Nhưng có lẽ vấn đề được doanh nghiệp nước ngoài quan tâm nhiều là cơ sở hạ tầng và giao thông. Theo họ, sự yếu kém của cơ sở hạ tầng và giao thông đang ít nhiều ảnh hưởng đến công ăn việc làm của họ.
Ông Tom W.Tobin, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC, phàn nàn về chuyện chỗ đậu xe tại Tp.HCM. Ông nói hàng ngày có cả ngàn xe máy và ôtô được cấp phép tham gia giao thông, làm tăng mật độ xe cộ tại thành phố trong khi bãi giữ xe hạn hẹp. Ông đặt câu hỏi: chính quyền giải quyết vấn đề này như thế nào khi mà khách hàng không thể đến được với khách sạn hay ngân hàng để giao dịch vì không có chỗ đậu xe?
Một nhà đầu tư đến từ Ấn Độ lo ngại về nguồn năng lượng cho sản xuất mà thành phố nói riêng và Việt Nam đang thiếu. Điều đó sẽ ảnh hưởng cả những nhà sản xuất trong nước và đến từ nước ngoài. Trong khi đó, ông Thomas Speeger, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, chất vấn: khi nào thì thành phố thôi thực hiện lệnh giới nghiêm đối với hoạt động vui chơi giải trí ở Tp.HCM?
Theo ông thì các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy chán và không có gì để vui chơi ở Tp.HCM vào giữa đêm khi mà các quán bar, nhà hàng phải kết thúc hoạt động trước 12 giờ thay vì suốt đêm như ở các thành phố khác ở các nước khác.
Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch Lê Hoàng Quân nói ông rất hiểu bức xúc về qui định hạn chế thời gian hoạt động của các quán bar trên địa bàn vì có khá nhiều ý kiến phản đối từ khách du lịch, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về chuyện này. Ông cũng cho biết qui định này cũng chưa thực sự đúng vì hạn chế vui chơi của người nước ngoài và nhất là chưa tạo cơ hội để người nước ngoài chi tiêu tại Việt Nam, đó cũng là mục đích của phát triển du lịch.
Nhưng qui định hạn chế không phải do Tp.HCM quyết định và cũng không phải chỉ để giải quyết vấn nạn ma túy trên địa bàn. Ông Quân nói rằng đó là để tạo thời gian cho người dân nghỉ ngơi sau một ngày làm việc dài vì phần lớn xung quanh các quán bar, vũ trường... là khu dân cư sinh sống.
Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn nạn giai thông, ông Quân cho biết thành phố đã và đang thực hiện các dự án xây dựng cầu, đường, xe điện ngầm, monorail... với mong muốn giảm tải nội thành hiện nay được tính toán là chỉ còn 2,7 m2 cho một phương tiện giao thông. Những dự án này do các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trong nước tham gia trị giá hàng chục tỷ USD cho giai đoạn 2015-2020.
Liên quan đến vấn đề bãi đậu xe, ông Lê Toàn, Phó giám đốc Sở Giao thông Công chính Tp.HCM, cho biết: vấn đề đã được nói từ lâu nhưng tìm ra hướng giải quyết không đơn giản. Tuy nhiên, ông cho rằng Tp.HCM đã cấp phép cho 8 dự án đầu tư bãi đậu xe ngầm và hy vọng rằng 8 dự án này sẽ hoàn tất trước 2013 và góp phần giải quyết vấn đề bãi đậu xe cho người dân.
Khác với những cuộc đối thoại trước, chủ đề được các nhà đầu tư nước ngoài thường phàn nàn nhiều nhất liên quan đến kinh tế như thuế, hải quan, hay thủ tục xuất nhập khẩu trong khi cuộc đối thoại năm nay những chuyện này không còn là chủ đề “nóng”. Thay vào đó, các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn lại chú ý đến những vấn đề xã hội như lao động, hạ tầng cơ sở, giao thông, giáo dục và giải trí.
Một đại diện của Ernst & Young nói rằng: các doanh nghiệp nước ngoài đang bị bó buộc bởi chính sách lao động của thành phố khiến cho họ khó sử dụng chuyên gia nước ngoài. Theo đại diện này, qui định chỉ được phép sử dụng 3% lao động nước ngoài trong tổng số lao động của các doanh nghiệp không phân biệt trong nước hay nước ngoài đang gây khó khăn cho họ khi mà vấn đề cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập trở nên gây gắt hơn mà lao động được xem là một trong những giải pháp của chiến lược cạnh tranh.
Liên quan đến lao động, ông Nguyễn Như Khuê, Giám đốc Công ty Bông Sen, phàn nàn chuyện chính quyền trung ương cũng như địa phương kêu gọi doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người lao động nhưng lại không có chính sách hỗ trợ họ. “Thậm chí chi phí xây dựng nhà ở lại không được khấu trừ trong hạch toán thuế”, ông Khuê phát biểu.
Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Jean-Pierre Achouche, Phó chủ tịch EuroCham tại Tp.HCM, đặt câu hỏi: chính quyền thành phố có thể làm gì để tác động vào dự thảo của Chính phủ liên quan đến phí công đoàn đang bị các doanh nghiệp FDI phản đối? Dự thảo sẽ có hiệu lực đầu tháng tới và các doanh nghiệp FDI phải có nghĩa vụ đóng góp vào kinh phí của công đoàn tại doanh nghiệp mình với khoản phí tương đương 1-2% sau 2010 tổng lương trả hàng tháng cho người lao động?
Trả lời câu hỏi liên quan đến lao động nước ngoài, ông Lê Hoàng Quân cho biết: hạn chế lao động nước ngoài chỉ ở khu vực lao động phổ thông và giản đơn. Đó là chính sách phổ biến ở các nước đang phát triển nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương. Tuy nhiên, theo ông Quân, các doanh nghiệp FDI có nhu cầu tuyển dụng thêm lao động trong nước vẫn được xem xét theo luật định nếu họ có đơn yêu cầu gửi chính quyền thành phố. Chỉ lao động chuyên gia hoặc bậc cao mới được khuyến khích vượt qua mức giới hạn 3%.
Liên quan đến phí công đoàn, đại diện của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tp.HCM cho rằng việc áp dụng phí công đoàn là tạo sự bình đẳng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam khi mà hiện nay chỉ có doanh nghiệp trong nước mới phải áp dụng qui định này với mức 2%. Nhà đầu tư nước ngoài được ưu đãi quy định này quá lâu từ năm 1999, giờ phải công bằng với doanh nghiệp trong nước.
Nhưng có lẽ vấn đề được doanh nghiệp nước ngoài quan tâm nhiều là cơ sở hạ tầng và giao thông. Theo họ, sự yếu kém của cơ sở hạ tầng và giao thông đang ít nhiều ảnh hưởng đến công ăn việc làm của họ.
Ông Tom W.Tobin, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC, phàn nàn về chuyện chỗ đậu xe tại Tp.HCM. Ông nói hàng ngày có cả ngàn xe máy và ôtô được cấp phép tham gia giao thông, làm tăng mật độ xe cộ tại thành phố trong khi bãi giữ xe hạn hẹp. Ông đặt câu hỏi: chính quyền giải quyết vấn đề này như thế nào khi mà khách hàng không thể đến được với khách sạn hay ngân hàng để giao dịch vì không có chỗ đậu xe?
Một nhà đầu tư đến từ Ấn Độ lo ngại về nguồn năng lượng cho sản xuất mà thành phố nói riêng và Việt Nam đang thiếu. Điều đó sẽ ảnh hưởng cả những nhà sản xuất trong nước và đến từ nước ngoài. Trong khi đó, ông Thomas Speeger, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam, chất vấn: khi nào thì thành phố thôi thực hiện lệnh giới nghiêm đối với hoạt động vui chơi giải trí ở Tp.HCM?
Theo ông thì các nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy chán và không có gì để vui chơi ở Tp.HCM vào giữa đêm khi mà các quán bar, nhà hàng phải kết thúc hoạt động trước 12 giờ thay vì suốt đêm như ở các thành phố khác ở các nước khác.
Trả lời câu hỏi này, Chủ tịch Lê Hoàng Quân nói ông rất hiểu bức xúc về qui định hạn chế thời gian hoạt động của các quán bar trên địa bàn vì có khá nhiều ý kiến phản đối từ khách du lịch, các doanh nghiệp trong và ngoài nước về chuyện này. Ông cũng cho biết qui định này cũng chưa thực sự đúng vì hạn chế vui chơi của người nước ngoài và nhất là chưa tạo cơ hội để người nước ngoài chi tiêu tại Việt Nam, đó cũng là mục đích của phát triển du lịch.
Nhưng qui định hạn chế không phải do Tp.HCM quyết định và cũng không phải chỉ để giải quyết vấn nạn ma túy trên địa bàn. Ông Quân nói rằng đó là để tạo thời gian cho người dân nghỉ ngơi sau một ngày làm việc dài vì phần lớn xung quanh các quán bar, vũ trường... là khu dân cư sinh sống.
Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn nạn giai thông, ông Quân cho biết thành phố đã và đang thực hiện các dự án xây dựng cầu, đường, xe điện ngầm, monorail... với mong muốn giảm tải nội thành hiện nay được tính toán là chỉ còn 2,7 m2 cho một phương tiện giao thông. Những dự án này do các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trong nước tham gia trị giá hàng chục tỷ USD cho giai đoạn 2015-2020.
Liên quan đến vấn đề bãi đậu xe, ông Lê Toàn, Phó giám đốc Sở Giao thông Công chính Tp.HCM, cho biết: vấn đề đã được nói từ lâu nhưng tìm ra hướng giải quyết không đơn giản. Tuy nhiên, ông cho rằng Tp.HCM đã cấp phép cho 8 dự án đầu tư bãi đậu xe ngầm và hy vọng rằng 8 dự án này sẽ hoàn tất trước 2013 và góp phần giải quyết vấn đề bãi đậu xe cho người dân.