Doanh nghiệp FDI “chấm điểm” môi trường kinh doanh
Nội dung chính cuộc giao lưu trực tuyến với quyền Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cùng đại diện các doanh nghiệp FDI
Chương trình giao lưu trực tuyến giữa bạn đọc với
quyền Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cùng đại diện các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã diễn ra từ 9h - 11h hôm nay (14/1) trên VnEconomy.
Cuộc giao lưu có sự tham gia của một số doanh nghiệp FDI thuộc các lĩnh vực tài chính, đào tạo, sản xuất, bất động sản… nhằm chia sẻ góc nhìn của chính các doanh nghiệp về những kinh nghiệm “vượt khủng hoảng” trong năm 2009. Chương trình giao lưu tập trung đánh giá tình hình kinh tế và môi trường kinh doanh tại Việt Nam thời kỳ hậu suy thoái và triển vọng 2010. Những kiến nghị giải pháp cho những vướng mắc trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam cũng là một nội dung tại cuộc giao lưu này.
Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời:
- Ông Nguyễn Xuân Trung, quyền Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Ông Yip Hoong Mun, Trưởng đại diện Công ty CapitaLand (Vietnam) Holdings
- Ông George Kobrossy, Tổng giám đốc Zamil Steel Vietnam
- Ông Vũ Minh Trường, Phó tổng giám đốc Khối Tài chính doanh nghiệp và định chế tài chính Khu vực Mekong, Ngân hàng ANZ
- Ông Pierre Dietrichsen, Trưởng đại diện Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, cơ sở Hà Nội
VnEconomy xin giới thiệu những nội dung chính của cuộc giao lưu trực tuyến:
Le Thi Hong Loan - Nữ 29 tuổi - Nghiên cứu:
Gần đây có nhiều dự báo rằng kinh tế Việt Nam năm 2010 sẽ tăng trưởng 6%, 7% thậm chí 8%. Và kỳ lạ là không có dự báo nào dưới 4%. Theo các ông, như thế có chủ quan không? Nền kinh tế sẽ không có những rủi ro lớn? Hay người ta vẫn chỉ quen với sự lạc quan?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Kế hoạch của chúng ta cho năm 2010 là tăng trưởng GDP 6,5%. Những khởi sắc của kinh tế cuối năm 2009 và chúng ta cũng hy vọng năm 2010 sẽ khởi sắc hơn. Cho nên con số Quốc hội đề ra là tăng trưởng GDP 6,5%, chúng tôi cho rằng có thể đạt được.
Năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp.
Thực tế, các doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình kinh doanh, xuất khẩu ngày càng tăng.
Riêng khu vực FDI, chúng tôi định ra chỉ tiêu thu hút FDI năm 2010 cả cấp mới và tăng vốn khoảng 22-25 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 10,5-11 tỷ USD.
Để đạt được việc đó, chúng ta phải khắc phục được các hạn chế về thủ tục hành chính, làm sao cho đơn giản hơn. Đề án 30 của chính phủ cũng đặt mục tiêu giảm 30% thủ tục hành chính.
Thứ hai, công tác xúc tiến cũng được cải thiện hơn nữa. Trong năm 2010, chúng ta phải tổ chức nhiều hội thảo để thu hút vốn FDI hiệu quả hơn.
Thứ ba, Chính phủ sẽ thu hút mọi nguồn lực để cải thiện cơ sở hạ tầng.
Một vấn đề nữa là nâng cao trình độ nguồn năng lực. Hướng của chúng ta trong thời gian tới là hướng vào thu hút công nghệ cao. Để làm được điều đó thì chúng ta phải đẩy mạnh đào tạo, theo chỉ đạo của chính phủ là 40% hàng năm.
Về mặt ngân sách, mặc dù doanh nghiệp FDI đánh giá luật rất hấp dẫn, nhưng trong quá trình thực hiện còn có chồng chéo, ngoài luật đầu tư nước ngoài còn có một số luật khác chi phối như luật về môi trường, xuất nhập khẩu... Chúng ta cần cố gắng sửa đồi để tránh chồng chéo như vậy.
Một điểm nữa, từ 1/1/2009 chúng ta thực thi luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới. Quá trình tìm hiểu thì các nhà đầu tư nước ngoài không đánh giá cao lắm do mức ưu đãi thuế giảm đi, ví dụ trước đây có các mức 10-15-20 và 25% thì luật mới thuế suất chỉ có 10-20-30%; hoặc dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất trước được ưu đãi thuế 15% thì nay bỏ, không còn; địa bàn khó khăn có ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng co hẹp lại.
Cho nên, trong thời gian tới cần phải khắc phục những hạn chế này để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
Ông Yip Hoong Mun:
Xu thế chung kinh tế thế giới năm 2010 sẽ đi lên và kinh tế Việt Nam trong năm 2009 đã tăng trưởng rất tốt, trên 5%. Vì vậy tôi cũng tin tưởng rằng kinh tế Việt nam trong năm 2010 cũng sẽ tăng trưởng cao hơn năm 2009.
Ông George Kobrossy:
Xin chào các độc giả của Thời báo Kinh tế Việt Nam. Tôi rất vui được giao lưu trực tuyến cùng các bạn nhân dịp đầu xuân 2010!
Thực tế, năm 2009 là năm có nhiều khó khăn và thách thức, nhưng Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng 5,3%, đứng thứ 3 trong khu vực châu Á. Năm 2010 được dự đoán là năm có nhiều dấu hiệu khả quan của nền kinh tế. Thực tế là trong năm 2010, Việt Nam sẽ vẫn duy trì được nguồn nhân lực dồi dào, thị trường xuất khẩu tiềm năng, niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư và cam kết hỗ trợ từ phía chính phủ.
Vì vậy tôi nghĩ rằng dự đoán này là hoàn toàn hợp lý và tôi thực sự lạc quan về kết quả mà nền kinh tế Việt Nam có thể đạt được trong năm tới.
Nguyễn Trung Trực - Nam 49 tuổi - NVVP:
Các diễn giả đánh giá thế nào về triển vọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam năm 2010 và kỳ vọng của mình trong năm mới này? Nếu cho thang điểm từ 1 – 10, ông/bà sẽ “chấm” môi trường kinh doanh của Việt Nam mấy điểm?
Ông Yip Hoong Mun:
Chúng tôi đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam cao hơn các nước khác, tôi đánh giá đạt điểm 7. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định đầu tư thêm vào Việt Nam.
Ví dụ, hai ngày trước đây, chúng tôi đã ký một hợp đồng dự án trị giá 170 triệu USD phát triển khu căn hộ cao cấp tại Hà Nội với sự chứng kiến của Thủ tướng Singapore và Thủ tướng Việt Nam.
Chúng tôi cũng nhìn nhận là dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2010 sẽ cao hơn trong năm 2009.
QuangDat - Nam 39 tuổi - Nhà đầu tư:
Xin hỏi đại diện ANZ. Ông đánh giá thế nào về triển vọng phát triển của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam, đâu là những điểm mà ông cho là khó khăn nhất? Và xin hỏi ông một câu riêng, ông nhận định thế nào về triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam trong năm 2010?
Ông Vũ Minh Trường:
Gần đây Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách cởi mở, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài.
Điển hình là việc Việt Nam đã cho phép các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
Có thể nói hầu hết các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam đều hoạt động có hiệu quả, đều có lợi nhuận và thực hiện tốt trong việc đóng góp thuế vào ngân sách Nhà nước.
Những khó khăn đa phần là khó khăn chung của hệ thống tài chính, ngân hàng, ví dụ như diễn biến chưa ổn định về ngoại hối, trần lãi suất và thanh khoản, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2009.
Ngô Quang Thái - Nam 42 tuổi - KD BĐS:
Các vị khách mời có thể dự báo về thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2010? Dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ có tác động như thế nào?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Dòng vốn FDI trong những năm gần đây, lĩnh vực bất động sản thu hút lượng vốn lớn. Trong năm 2009, lượng vốn vào bất động sản và ăn uống lưu trú chiếm vị trí số một. Tiếp đến mới là lĩnh vực công nghiệp chế biến, trước vẫn xếp vị trí thứ nhất. Tiếp đến mới là lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Lĩnh vực thu hút ít vốn FDI nhất là nông - lâm. ngư nghiệp.
Sở dỹ có sự bùng nổ về các dự án FDI vào bất động sản là vì giá bất động sản tại Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Chúng tôi tìm hiểu dự án Keangnam tại Phạm Hùng, 1m2 giá khoảng 2.800-3.000 USD.
Hơn nữa, thủ tục hành chính của chúng ta được cải thiện rất nhiều, rồi giá thuê đât, thủ tục đất đai hiện giao cho các địa phương. Cho nên, tiếp cận đất dễ dàng hơn, diện tích đất giao cũng cao hơn.
Ngoài ra, thời gian dự án là 50 năm, nếu có ý kiến của Chính phủ có thể kéo dài thời gian lên 70 năm.
Ngoài ra thời gian ân hạn có dự án đến 15 năm cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, nhiều dự án triển khai chậm do một số lý do về vốn và giải phóng mặt bằng. Cho nên trong thời gian tới, chúng ta phải dà soát và cố gắng sử lý những điểm còn hạn chế để đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào bất động sản.
Cũng có những nhà đầu tư không nghiêm túc, cố gắng có được giấy chứng nhận đầu tư để rồi chuyển giao cho nhà đầu tư khác. Trong luật chúng ta không có quy định về kiểm tra tài chính nên có hiện tượng như vậy.
Lĩnh vực hậu kiểm cũng phải kiểm tra để nếu phát hiện nhà đầu tư không có khả năng triển khai thì thu hồi để chuyển cho nhà đầu tư khác.
Ông Yip Hoong Mun:
Tôi thấy rằng các yếu tố căn bản của thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn rất tốt, mặc dù vẫn có nhiều thách thức do thị trường vẫn còn chưa phát triển đầy đủ. Lạm phát cao và sự xuống gía của VND là những thách thức trước mắt đối với sự phát triển của thị trường này.
Tôi tin rằng với việc nguồn vốn FDI tăng lên, thị trường này sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Lê Thúy Bình - Nữ 40 tuổi - Quản lý nhân sự:
Kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đầu tư nước ngoài để phát triển. Tôi thấy giải thưởng Rồng Vàng của Thời báo Kinh tế Việt Nam là một sự ghi nhận thiết thực. Lớn hơn, tôi cho rằng Chính phủ phải có sự ghi nhận thực sự cụ thể, thiết thực hơn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế. Nên chăng định kỳ 3 – 5 năm Chính phủ tổ chức ra soát lại hoạt động của những doanh nghiệp này, đánh giá qua các tiêu chí về nộp ngân sách, tạo công ăn việc làm… để có chế độ ưu đãi cao hơn? Như thế cũng để tạo động lực, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư tốt hơn. Các diễn giả nghĩ gì về điều này?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Vừa rồi chúng tôi có khảo sát kiểm tra một số dự án khoáng sản và trồng rừng để trên cơ sở đó thúc đẩy, hoặc có thể thu hồi giấy chứng nhận đầu tư nếu không hiệu quả. Năm 2010 chúng tôi có kế hoạch kiểm tra các dự án bất động sản và sân golf.
Việc hậu kiểm là việc làm thường xuyên hàng năm chứ không phải làm 3-5 năm một lần.
Ông Yip Hoong Mun:
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Các doanh nghiệp FDI đầu tư lâu dài và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế cũng nên được sự ghi nhận, hỗ trợ và ưu đãi từ phía Chính phủ.
Tập đoàn CapitaLand đã đầu tư ở Việt Nam trên 15 năm nay, cả vào những thời điểm khó khăn và thời điểm nền kinh tế phát triển tốt. Chúng tôi mong được Chính phủ ghi nhận và hỗ trợ, cả trong những hình thức hữu hình và vô hình.
Ông George Kobrossy:
Giải thưởng Rồng Vàng của Thời báo Kinh tế Việt Nam quả thực là một sự ghi nhận thiết thực và có uy tín đối với đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam. Zamil Steel vinh dự đã được nhận giải thưởng này trong 7 năm liên tiếp từ 2003 đến 2009.
Gợi ý của bạn về việc rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam để có chế độ ưu đãi cao hơn thực sự là một sáng kiến rất hay.
Lý do là khi chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa và ghi nhận nhiều hơn nữa đóng góp của các doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều động lực để làm giàu cho chính mình và cho nền kinh tế.
Nguyễn Trung Trực - Nam 49 tuổi - NVVP:
Các diễn giả đánh giá thế nào về triển vọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam năm 2010 và kỳ vọng của mình trong năm mới này? Nếu cho thang điểm từ 1 – 10, ông/bà sẽ “chấm” môi trường kinh doanh của Việt Nam mấy điểm?
Ông George Kobrossy:
Theo tôi, triển vọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong 2010 sẽ tăng do hai lý do: thứ nhất là niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế; hai là Việt Nam có những điều kiện hết sức thuận lợi như chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện và đặc biệt là cam kết của chính phủ trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Nếu cho thang điểm từ 1 đến 10 thì tôi sẽ chấm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam điểm 8.
Zamil Steel là một doanh nghiệp nước ngoài chuyên sản xuất nhà thép hàng đầu thế giới với gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi coi mình là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi hiện có 2 nhà máy sản xuất nhà thép tại đây và nguồn nhân lực có trình độ với hơn 1000 nhân viên.
Với những nguồn lực của mình, Zamil Steel tin tưởng tăng trưởng năm 2010 của doanh nghiệp sẽ đạt trên 15%.
Nguyễn Thúy Hòa - Nữ 39 tuổi - Biên tập viên:
Thưa ông George Kobrossy, ông vừa nói là lạc quan về kết quả của nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Vậy xin hỏi sự lạc quan này có bắt nguồn từ chính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp?
Ông George Kobrossy:
Cảm ơn bạn. Đúng vậy, năm vừa qua chúng tôi đã vượt qua khủng hoảng bằng cách phát huy tất cả nội lực của chính mình. Bằng chứng là chúng tôi đã duy trì được mức độ tăng trưởng tốt và vượt mục tiêu đề ra.
Nguyễn Tuấn Anh - Nam 21 tuổi - Sinh viên:
Theo các ngài thì tình hình lãi suất của Việt Nam trong năm 2010 sẽ biến động như thế nào?
Ông Vũ Minh Trường:
Trong năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm khuyến khích phát triển kinh tế. Tuy vậy, trong tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 1,38% so với tháng 11/2009.
Thêm vào đó, khó khăn trên thị trường ngoại hối cũng đã dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá chính thức USD/VND. Gần đây nhất, mức huy động tiền đồng với lãi suất cao của nhiều ngân hàng cũng đã giúp giảm bớt căng thẳng trên thị trường ngoại hối.
Nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất tiền đồng sẽ tiếp tục đi lên nhẹ trong những tháng đầu năm nay và có thể sẽ ổn định dần trong những tháng giữa năm. Tôi muốn nhắc lại là hai yếu tố tỷ giá và CPI sẽ tiếp tục là nhân tố quyết định đến mặt bằng lãi suất. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ hai yếu tố trên.
Nguyễn Xuân Bắc - Nam 27 tuổi - Sinh viên:
Năm 2009 là năm nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng, Trong hai năm 2008, 2009 các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam thì có những thuận lợi, khó khăn gì? kinh nghiệm của các doanh nghiệp để vượt qua những khó khăn đó?
Ông Yip Hoong Mun:
Trong lĩnh vực bất động sản, mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam đã mở rộng hơn trước, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp rất nhiều thách thức vì những khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn đất và xin phép phê duyệt cho dự án.
Nói chung, thời gian để phát triển dự án ở Việt Nam kéo dài hơn so với các nước khác.
Để vượt qua những thách thức này, các nhà lãnh đạo cần phải đi đầu trong việc đơn giản hóa và minh bạch hóa quá trình phê duyệt dự án để các nhà đầu tư có thể hiểu rõ những yêu cầu đầu tư và không gặp những bất ngờ. Việc này sẽ giúp nâng cao và đẩy nhanh sự phát triển của ngành bất động sản.
Nguyễn Huy Cường - Nam 25 tuổi:
Các vị dự đoán thế nào về thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp trong 2010?
Ông Yip Hoong Mun:
Chào bạn, nhìn chung nhu cầu về nhà ở cho những người có thu nhập thấp luôn cao hơn nguồn cung.
Lan Phuong - Nữ 32 tuổi - Nghiên cứu kinh tế:
Quý vị có tin tưởng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2010 cao hơn năm 2009 hay không? Cơ sở của niềm tin đó (nếu có) là gì?
Ông George Kobrossy:
Theo tôi, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% của Việt Nam năm 2010 là hoàn toàn có thể đạt được. Những căn cứ cho niềm tin này đã được tôi trả lời ở câu hỏi của độc giả đầu tiên. Đó là, Việt Nam vẫn duy trì được nguồn nhân lực dồi dào, thị trường xuất khẩu tiềm năng, duy trì được niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư và cam kết hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Ông Vũ Minh Trường:
Rõ ràng nền kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu phục hồi và đây là cơ hội lớn để Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn năm 2009 (5,32%).
Nhưng theo tôi, Việt Nam không nên quá chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn mà nên tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, vì chỉ có như vậy mới có thể tạo đà tăng trưởng bền vững.
Trên thực tế những năm qua, sự phát triển của Việt Nam chủ yếu dựa trên những thế mạnh cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp và chi phí lao động thấp. Tuy vậy, những tồn tại lớn trong nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô như cơ sở hạ tầng, trình độ lao động, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các thành phần kinh tế, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục là những vấn đề quan trọng để Việt Nam có thể tiến xa và nhanh hơn.
Đồng thời với việc giải quyết những vấn đề trên, hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ có những chính sách hợp lý để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất và công nghệ. Đây là tiền đề cơ bản làm cho hàng hóa của Việt Nam có thể cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.
Trần Xuân Hùng - Nam 21 tuổi - Sinh viên:
Xin hỏi Cục trưởng Trung, theo chiến lược thu hút thì Việt Nam sẽ không thu hút các dự án có công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm. Tuy nhiên trong thới gian qua chúng ta phát hiện ra rất nhiều dự án FDI có công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường. Xin ông cho biết bước vào năm 2010 thì Cục sẽ có những biệp pháp cụ thể nào đề khắc phục tình trạng này? Xin cảm ơn Cục trưởng.
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Định hướng với thu hút FDI thời gian tới, lĩnh vực ưu tiên là các dự án công nghệ cao để trên cơ sở đó tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Thường các sản phẩm áp dụng công nghệ cao chúng ta xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu.
Cho nên các dự án khuyến khích thu hút là công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển cơ sở hạ tầng, chế biến nguyên liệu mà Việt Nam chúng ta có.
Ví dụ chúng ta xuất khẩu lớn về gạo, thủy sản và một số nông sản khác, nhưng mới dừng lại ở xuất nguyên liệu, sản phẩm thô thì đó là lĩnh vực đang khuyến khích thu hút công nghệ cao.
Về quá trình thu hút dự án FDI, do phân cấp cũng có những mặt được và mặt chưa được. được là thủ tục nhanh hơn, giúp nhà đầu tư nhanh chóng triển khai được dự án. Nhưng mặt chưa được là có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh của các địa phương, trong đó có thu hút dự án công nghệ chưa cao, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sinh thái mà vụ Vedan là một trong những ví dụ.
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ có đánh giá những dự án có ảnh hưởng môi trường để trên cơ sở đó Chính phủ có ý kiến đối với các địa phương. Đó là một trong những giải pháp mà thời gian tới chúng tôi sẽ kiến nghị với các cơ quan nhà nước.
Đậu Văn Chính - Nam 46 tuổi - Kinh doanh:
Các diễn giả đánh giá thế nào về chính sách tiền tệ trong thời gian qua. Mấy hôm nay chúng tôi được biết có những dự báo lãi suất cơ bản cuối năm 2010 có thể lên 12%/năm, lãi suất ngân hàng cho vay theo đó tối đa là 18%/năm. Điều này thực sự là rất lo ngại và sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các doanh nghiệp FDI, nếu dự báo đó là thật thì sẽ ảnh hưởng như thế nào? Xin được chia sẻ quan điểm.
Ông Yip Hoong Mun:
Thị trường bất động sản rất nhạy cảm với các chính sách tiền tệ của đất nước. Vì vậy, môi trường lãi suất cao chắc chắn có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường này, do các chi phí tăng lên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của dự án, và cũng khiến giá của sản phẩm bất động sản tăng.
Hiện nay mức lãi suất của Việt Nam tương đối cao. Nếu mức lãi suất tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực bất động sản.
Ông George Kobrossy:
Chúng tôi cho rằng, chính sách kiểm soát tiền tệ trong thời gian qua của chính phủ là rất hiểu quả. điều đó được chứng minh ở tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế. Nếu như mức lạm phát của năm 2008 là 23% thì sang năm 2009, chỉ số này chỉ là 7,8%.
Dự báo lãi suất cơ bản cuối năm 2010 có thể lên 12%/năm, lãi suất ngân hàng cho vay theo đó tối đa là 18%/năm hiển nhiên sẽ gây thêm áp lực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên tôi tin tưởng rằng, chính sách này bên cạnh việc gây áp lực cũng có những mặt tích cực riêng, đó là kiềm chế lạm phát, giảm bong bóng tài chính của nền kinh tế và kiểm soát hoạt động buôn bán thương mại một cách hiệu quả hơn.
Ông Vũ Minh Trường:
Theo tôi, dự báo về việc lãi suất cơ bản có thể tăng lên 12%/năm vào cuối năm 2010, có thể là hơi bi quan. Trên thực tế nhiều năm qua đã chứng minh mặt bằng lãi suất cho vay vượt quá 15%/năm không thể bền vững được, vì các doanh nghiệp rất khó hoạt động hiệu quả với chi phí vốn cao như vậy.
Do đó, trong những điều kiện bình thường tôi không tin rằng mức lãi suất cơ bản có thể sẽ lên tới 12%/năm. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế toàn cầu cũng chỉ vừa thoát khỏi khủng hoảng và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn.
Vì vậy, như quan điểm tôi đã chia sẻ ở trên, lãi suất tiền đồng có thể tăng nhẹ và sẽ được ổn định trong năm 2010. Tất nhiên, điều này còn phục thuộc vào sự phát triển của các yếu tố như tỷ giá và lạm phát.
Le Thi Nga - Nữ 37 tuổi - BTV:
Theo kế hoạch, khoảng 30% thủ tục hành chính sẽ được cắt giảm trong năm 2010. Theo quý vị đây có phải là "tin vui" với các nhà đầu tư nước ngoài hay không?
Ông George Kobrossy:
Đề án 30 của Chính phủ trong việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính đã và đang tạo một tiếng vang lớn. Thủ tục hành chính luôn là vấn đề gây nhức đầu đối với các nhà quản lý và cũng là rào cản lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Chính vì vậy, việc cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính quả thực là một tin vui với cộng đồng doanh nghiệp FDI.
Pham The Bao - Nam 44 tuổi - Công chức:
Các doanh nghiệp FDI có quan ngại gì không về chính sách và diễn biến tỷ giá USD/VND trong thời gian qua? Tôi vẫn chưa rõ về những tác động của tỷ giá đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Họ đưa ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư, có nhiều khoản thu bằng VND, sau đó lại phải mua ngoại tệ để chuyển về chính quốc nên tôi nghĩ là sẽ có nhiều tác động. Xin các diễn giả phân tích rõ hơn về vấn đề này. Trân trọng cảm ơn.
Ông Yip Hoong Mun:
Tỷ giá rất quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì họ phải mang ngoại tệ vào Việt Nam nên nếu tỷ giá không ổn định thị sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Ví dụ nếu VND mất giá đáng kể so với các ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhận được ít hơn khi họ phải đổi VND lấy ngoại tệ để chuyển lãi về nước sau khi đã hoàn thành dự án. Vì vậy, tính khả thi của dự án sẽ bị ảnh hưởng chỉ do sự biến động tỷ giá.
Hoàng Yến - Nữ 27 tuổi - Nghiên cứu viên:
Đề nghị Cục trưởng cho biết xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới. Việt Nam sẽ làm gì để thu hút vốn FDI vào những lĩnh vực trọng điểm của đất nước như cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp phụ trợ và phát triển nguồn nhân lực?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Ba lĩnh vực này chúng tôi đều quan tâm thu hút vốn FDI.
Về hạ tầng, không những nhà đầu tư kêu ca mà ngay chúng ta cũng cảm nhận hạ tầng giao thông còn rất kém. Chính phủ đã có ưu tiên thu hút, nhưng những lĩnh vực này thu hút FDI còn hạn chế, đặc biệt là hạ tầng.
Chúng ta biết là đầu tư hạ tầng yêu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi dài và lợi nhuận ít. Cho nên nhà đầu tư nước ngoài nếu không thấy có ưu đãi thì họ không đầu tư.
Chúng ta còn có nguồn vốn tài trợ ưu đãi của các tổ chức quốc tế, tức là ODA. Chúng ta biết là tháng 12/2009 các nhà tài trợ quốc tế cam kết hỗ trợ vốn ODA hơn 8 tỷ USD.
Gần đây, chúng ta cũng có ban hành nghị định hướng dẫn đầu tư BT, BOT, BTO. Nghị định 108 này có hiệu lực từ ngày mai, 15/1/2010, theo đó các dự án đầu tư theo hình thức này sẽ có nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư về thuế, đất đai...
Một hình thức đầu tư nữa mới xâm nhập vào Việt Nam và hợp tác công tư PPP. Chúng tôi thấy một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đang thực hiện mô hình này rất hiệu quả. Chúng tôi đang xây dựng các văn bản để Chính phủ sớm ban hành, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn.
Một lĩnh vực nữa là năng lượng, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng thì tăng trưởng năng lượng phải đạt 16-18%/năm. Hiện việc nâng cao năng lực điện còn hạn chế, đặc biệt là thủy điện. Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án tại Việt Nam theo hình thức BOT hiện nay có nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3, hoạt động rất có hiệu quả.
Bộ Công Thương đang xem xét 5-6 dự án nhiệt điện ở một số địa phương theo hình thức đầu tư BOT của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư này thì đây là nguồn điện lớn để giải quyết vấn đề thiếu điện trong thời gian tới.
Ngoài ra còn có các ưu đãi trong huy động vốn FDI vào các hạ tầng xã hội như đào tạo mà RMIT, một doanh nghiệp tham gia giao lưu với chúng ta ở đây là ví dụ.
Công nghiệp phụ trợ thì hiện còn manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ công nghiệp ôtô, hiện có 14 doanh nghiệp đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô nhưng hầu hết linh, phụ kiện để tạo ra sản phẩm ôtô gần như nhập khẩu toàn bộ. Mặc dù chúng ta có quy định tỷ lệ nội địa hóa nhưng sau 10 năm, con số nội địa hóa đạt rất thấp. Toyota mới khoảng 7%, Honda cũng khoảng 6-7%, các doanh nghiệp khác chỉ khoảng 3% hoặc nhỏ hơn.
Ví dụ muốn lắp ráp một chiếc ôtô hoàn chỉnh phải cần 30.000 chi tiết. Hiện chưa đến 10% giá trị sản phẩm là sản xuất tại Việt Nam, nên nhập khẩu không hạ được giá, không phát triển được công nghiệp phụ trợ, không giúp tăng nguồn thu, giải quyết việc làm trong nước.
Cho nên thời gian tới phải có những quyết sách để giải quyết vấn đề này, ví dụ Nhật Bản cung cấp nguồn tài chính cho đề án phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Chúng tôi cũng hy vọng qua kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp FDI sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp này đẩy mạnh nội địa hóa sản phẩm.
Le Thi Nga - Nữ 37 tuổi - BTV:
Theo kế hoạch, khoảng 30% thủ tục hành chính sẽ được cắt giảm trong năm 2010. theo quý vị đây có phải là "tin vui" với các nhà đầu tư nước ngoài hay không?
Ông Pierre Dietrichsen:
Kế hoạch cắt giảm thủ tục hành chính trong năm 2010 đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của chính phủ là hoàn toàn đúng đắn. Đây thực sự là một tin vui đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Mục tiêu của bất cứ công ty nào, trong đó bao gồm cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Những trì hoãn do quá trình đăng ký sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
Với việc cắt giảm thủ tục hành chính, các công ty sẽ có thể đi vào hoạt động và sớm thu được lợi nhuận.
Đào Nguyên Việt - Nam 26 tuổi - Sinh viên cao học:
Tôi cũng xin phép được hỏi thêm một câu hỏi khác: Theo nhận định của các vị khách mời, cơ cấu và khối lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng sẽ có những thay đổi như thế nào và điều này sẽ tác động ra sao tới nền kinh tế Việt Nam?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Sau khủng hoảng, chúng ta cần có định hướng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay xu hướng đầu tư vào bất động sản, khu nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống chiếm nhiều hơn so với các lĩnh vực chúng ta muốn thu hút.
Cho nên thời gian tới chúng ta cần có định hướng lại. Giai đoạn 2011-2015, trong lĩnh vực FDI chúng ta có quy hoạch các dự án để lập danh mục dự án quốc gia thu hút FDI cho thời gian đó.
Chúng tôi đang cử một tổ xây dựng danh mục dự án trọng điểm quốc gia để gọi vốn đầu tư. Các lĩnh vực như công nghệ cao, công nghệ sinh học, dự án đầu tư hạ tầng giao thông, cảng biển, sân bay, dự án phát triển ngành điện, trường học, bệnh viện; lĩnh vực chế biến khoáng sản, nông lâm sản...
Chính sách đi kèm sẽ có ưu đãi hơn, ví dụ đầu tư BOT thì cấp đất không thu tiền thuê đất, đầu tư BT thì được ưu đãi các dự án sinh lợi hơn (ví dụ như bất động sản). Một số loại hình thì không thu thuế trong cả giai đoạn thực hiện dự án...
Ngoài lên danh mục, các địa phương, bộ ngành khác cũng có dự án kêt gọi đầu tư nước ngoài. Hàng năm các bộ, địa phương vẫn có chương trình thu hút vốn FDI và được nhà nước hỗ trợ kinh phí...
Với các chính sách như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ có định hướng, danh mục dự án ưu tiên và thực hiện được các nội dung đó.
Anh Tuấn - Nam 34 tuổi - Đầu tư tài chính:
Các doanh nghiệp có thể cho biết hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp mình tại Việt Nam so với các chi nhánh ở các thị trường khác? Có sự chênh lệch lớn không và nếu có thì vì sao?
Ông Yip Hoong Mun:
Tập đoàn Capitaland đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994. Đến nay chúng tôi quản lý và điều hành 5 khu căn hộ cho thuê, và có 4 dự án nhà ở đang triển khai.
Mặc dù danh mục đầu tư ở Việt Nam nhỏ hơn 1% tổng tài sản của tập đoàn, chúng tôi đã hoạt động hiệu quả ở Việt Nam so với các thị trường khác. Chính vì vậy chúng tôi muốn phát triển thêm ở thị trường này.
Nhật Tân - Nữ 36 tuổi - Nghiên cứu:
Xin hỏi ông Nguyễn Xuân Trung, năm 2009 điều gì các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi tìm hiểu về môi trường đầu tư ở Việt Nam?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Năm 2009, chúng ta vẫn là nước tăng trưởng cao. Trong một khảo sát về các môi trường hấp dẫn nhất thì Việt Nam nằm trong 6 nước có sức hấp dẫn nhất.
Hai nữa, chúng ta có nhiều lợi thế, ví dụ chính trị ổn định, vị trí dễ dàng bang giao với các nước khu vực và thế giới. Tiếp nữa chúng ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú; nguồn nhân lực trẻ, trình độ tiếp cận công nghệ cao hơn một số nước khác...
Ngoài ra, chúng ta đã gia nhập WTO từ năm 2007. Mở cửa hội nhập trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ phân phối chúng ta cũng đã mở cửa mà trước kia không cho phép. Ví dụ các nhà đầu tư sản xuất ôtô hiện có thể mở doanh nghiệp nhập khẩu ôtô để kinh doanh tại Việt Nam...
Ttuy nhiên, như tôi đã nói có sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật, nhiều quy định chưa rõ ràng nên thời gian để xem xét kéo dài, thậm chí có dự án không được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Hiện Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp rà soát văn bản liên quan đến đầu tư để hoàn chỉnh quy định pháp luật. Liên quan đến văn bản pháp luật về đầu tư, Nghị định 108 đang được rà soát để hoàn chỉnh; thuế thu nhập doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cũng thắc mắc rất nhiều.
Ngoài pháp luật thì thủ tục hành chính dù được cải thiện nhiều những vẫn bị kêu ca. Ví dụ có lĩnh vực chúng ta ưu tiên như bệnh viện, khi tiếp xúc với địa phương họ rất ngại.
Thứ ba là đất đai, công tác giải phóng mặt bằng rất khó khăn, thậm chí có nhà đầu tư không được giao đất nên không triển khai được dự án...
Pham The Bao - Nam 44 tuổi - Công chức:
Các doanh nghiệp FDI có quan ngại gì không về chính sách và diễn biến tỷ giá USD/VND trong thời gian qua? Tôi vẫn chưa rõ về những tác động của tỷ giá đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Họ đưa ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư, có nhiều khoản thu bằng VND, sau đó lại phải mua ngoại tệ để chuyển về chính quốc nên tôi nghĩ là sẽ có nhiều tác động. Xin các diễn giả phân tích rõ hơn về vấn đề này. Trân trọng cảm ơn.
Ông Vũ Minh Trường:
Các doanh nghiệp FDI đặc biệt quan tâm đến rủi ro tỷ giá khi họ đưa vốn vào đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp mà doanh thu của họ bằng VNĐ. Chính vì vậy, theo tôi, sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam là điều kiện rất cơ bản cho quyết định đầu tư của họ.
Cũng phải nói rằng, nhiều doanh nghiệp FDI chỉ đưa một phần vốn bằng ngoại tệ vào Việt Nam, phần còn lại họ sẽ đi vay các ngân hàng bằng VND để giảm thiểu rủi ro tỷ giá.
Như vậy, dòng tiền ngoại tệ thực chảy vào Việt Nam qua kênh FDI có thể thấp hơn so với các số liệu được báo cáo.
Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay, các yếu tố pháp lý và thị trường cũng còn khó khăn để họ có thể phòng ngừa (hedging) rủi ro tỷ giá. Thực ra nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải vấn đề tương tự. Ví dụ có nhiều doanh nghiệp trong các ngành như điện lực và xi măng phải nhập máy móc thiết bị với giá trị rất lớn bằng ngoại tệ nhưng doanh thu của họ chủ yếu bằng tiền đồng.
Ha Thuy - Nữ 32 tuổi - Nghiên cứu viên:
Xin ông Yip Hoong Mun cho biết ý kiến về xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sau khủng hoảng?
Ông Yip Hoong Mun:
Tôi nghĩ rằng nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải thu hẹp hoạt động đầu tư ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng vì họ gặp rất nhiều thách thức tại đất nước của họ, cũng như trong các dự án đầu tư ở nước khác. Đó là lý do vì sao FDI vào Việt Nam năm 2009 thấp hơn nhiều so với năm 2008.
Nhưng CapitaLand có năng lực tài chính mạnh, và chúng tôi định hướng cam kết đầu tư dài hạn, nên ngay trong thời gian khủng hoảng chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư ở Việt Nam và tin tưởng vào tiềm năng của thị trường này.
Đào Nguyên Việt - Nam 26 tuổi - Sinh viên cao học:
Theo đánh giá của các vị khách mời, những ngành nào sẽ đóng vai trò đầu tàu kéo nền kinh tế Việt Nam khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng và tăng trưởng trong tương lai?
Ông Yip Hoong Mun:
Theo tôi thì ngành tài chính và bất động sản là rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Thúy Hường - Nữ 20 tuổi - SV:
Tôi được biết FDI có vai trò rất quan trọng với việc phát triển kinh tế Việt Nam, về tài chính, thương mại, công nghệ cũng như việc làm. Vậy trong thời gian vừa qua, đặc biệt là một năm đầy biến động như năm 2009 thì FDI đã phát huy vai trò của mình như thế nào và đạt được kết quả ra sao?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Năm 2009, trong hoàn cảnh khó khăn, FDI vẫn thu hút trên 21 tỷ USD, giải ngân khoảng 10 tỷ USD. Vốn từ khu vực FDI vẫn chiếm trên 40% tổng nguồn vốn huy động phát triển kinh tế.
Năm 2009, giá trị công nghiệp khu vực FDI vẫn tăng 8,1% so với năm 2008, cao hơn mức tăng chung 7,6% của cả nước. Cũng trong năm qua, cả nước nhập siêu trên 12 tỷ USD, nhưng khu vực FDI có xuất siêu trên 5 tỷ USD, nếu tính cả dầu khí.
Đóng góp vào GDP của khu vực này trong năm vừa qua cũng vào khoảng 30%, trong khi trước đó chỉ trên 10%.
Cho đến nay, có gần 2 triệu lao động trực tiếp làm việc cho khu vực FDI, nếu tính cả lao động thời vụ, lao động gián tiếp có thể gấp đôi số đó. Đây là một đóng góp lớn trong tình hình khó khăn năm 2009.
Nguyễn Huy Chuẩn - Nam 31 tuổi - Kinh doanh:
Xin hỏi tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2009 như thế nào? Khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp, có phải thu hẹp sản xuất không? Xin cho biết một số kế hoạch mà các doanh nghiệp sẽ triển khai, mục tiêu trong năm 2010?
Ông Pierre Dietrichsen:
Nhìn chung, trong năm 2009 những khó khăn chung của kinh tế thế giới không ảnh hưởng đến hoạt động của đại học RMIT tại hai cơ sở Hà Nội và Tp.HCM.
Số lượng sinh viên trong năm 2009 của chúng tôi tiếp tục tăng mạnh. Bởi giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của học sinh và cha mẹ học sinh tại Việt Nam. Trong trường hợp sinh viên gặp khó khăn về vấn đề tài chính, chúng tôi sẽ cùng họ tìm giải pháp vượt qua.
Năm 2010, RMIT Việt Nam tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất nhằm nâng cao môi trường học tập và giảng dạy, cụ thể là một tòa nhà mới tại cơ sở Hà Nội sẽ sớm đi vào hoạt động vào tháng 4 tới.
Đối với cơ sở Nam Sài Gòn, chúng tôi sẽ sớm hoàn thành dự án xây dựng ký túc xá, trung tâm thể thao và một tòa nhà giảng dạy mới.
Nguyễn Tuấn Anh - Nam 21 tuổi - Sinh viên:
Năm 2009, tỷ giá USD/VND biến động rất mạnh, các ngài có bình luận gì về vấn đề này? Và dự đoán tình hình biến động trong thời gian tới?
Ông Vũ Minh Trường:
Sự mất cân bằng trong cán cân vãng lai của Việt Nam là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động mạnh của tỷ giá USD/VND. Bên cạnh đó, tâm lý đám đông của người dân cũng như hoạt động đầu cơ găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu, cũng là lý do quan trọng dẫn đến những biến động mạnh gần đây trên thị trường ngoại hối.
Tôi nghĩ rằng, tất cả chúng ta, các doanh nghiệp FDI và trong nước cũng như người dân không nên phản ứng quá vội vàng trước những biến động của thị trường mang tính ngắn hạn.
Trên thực tế, tôi thấy rằng, nhiều doanh nghiệp FDI vào đầu tư ở Việt Nam và họ rất tin tưởng vào sự phát triển lâu dài của Việt Nam, chứ không chỉ nhìn đến những khó khăn ngắn hạn.
Nguyễn Duy Công - Nam 21 tuổi:
Kính thưa ông George Kobrossy, Tổng giám đốc Zamil Steel Vietnam. Theo tôi được biết thì hiện tại ở Việt Nam đã có quá nhiều nhà máy thép, nếu so với nhu cầu trong nước thì cung của các nhà máy đăng kí đã vượt quá cầu. Vậy ông có thể cho biết nhận định của ông về thị trường thép Việt Nam cũng như kế hoạt phát triển của Zamil Steel Vietnam trong tương lai tại thị trường Việt Nam. Chân thành cảm ơn ông. Chúc ông một ngày làm việc thật hiệu quả!
Ông George Kobrossy:
Nếu chỉ nhìn vào con số không thôi thì đến thời điểm này, có rất nhiều nhà sản xuất thép đã vào thị trường Việt Nam và có vẻ như cung đang vượt cầu trong thị trường nội địa.
Tuy nhiên, là một doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực nhà thép tại khu vực với hơn 30 năm kinh nghiệm trên thế giới và với gần 20 năm trên thị trường Việt Nam, chúng tôi cho rằng càng nhiều nhà cung cấp có chất lượng và uy tín thì càng mang lại lợi ích cao hơn cho khách hàng và cho thị trường.
Nhưng thực tế, không phải nhà sản xuất nào cũng có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về chất lượng và có uy tín tốt trên thị trường. Khi có quá nhiều nhà cung cấp, khách hàng sẽ cần phải cẩn trọng hơn khi lựa chọn nhà cung cấp cho mình. Vì vậy họ cần trở thành những nhà tiêu dùng thông thái để lựa chọn sản phẩm tốt nhất theo nhu cầu của mình.
Zamil Steel là công ty tiên phong trong việc giới thiệu sản phẩm nhà thép tại Việt Nam. Chúng tôi hiện nay không chỉ cung cấp nhà thép tiền chế mà còn cung cấp thêm sản phẩm thép kết cấu và dầm bụng rỗng. Hiện nay chúng tôi đã cung cấp trên 5000 nhà thép tới các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 50% sản lượng của chúng tôi dành cho xuất khẩu.
Hiện nay, với nhà máy tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội và nhà máy mới hoàn thành tại khu công nghiệp Amata tại Đồng Nai, chúng tôi có thể tăng sản lượng lên gần 100.000 tấn/ năm. Vì vậy, chúng tôi sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng phía Nam hơn và có thể đa dạng hoá sản phẩm cũng như xuất khẩu tới các nước trong khu vực một cách nhanh hơn và thuận lợi hơn trước.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến hoạt động của Zamil Steel tại Việt Nam!
Lam Duyên - Nữ 31 tuổi - Quản lý nhân sự:
Tôi thấy các trường quốc tế, các cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài ở Việt Nam hiện quá nhiều, vậy bằng cách nào để các ông khẳng định thương hiệu RMIT với học sinh Việt Nam?
Ông Pierre Dietrichsen:
Tại Việt Nam hiện nay, có ba loại hình đào tạo quốc tế dành cho sinh viên Việt Nam.
Loại hình đào tạo phổ biến nhất nhưng cũng đắt đỏ nhất là du học tại nước ngoài. Loại hình thứ hai là các chương trình liên kết giáo dục giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học nước ngoài. Loại hình này mang lại nhiều cơ hội hơn cho sinh viên Việt Nam, tuy nhiên, sinh viên cũng cần phải tìm hiểu kỹ về chất lượng cũng như các tiêu chuẩn về đào tạo của các chương trình này.
Loại hình thứ ba mà RMIT là một ví dụ, là một trường đại học 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. RMIT Việt Nam là một phần của đại học RMIT Melbourne, Úc và đáp ứng đầy đủ những quy chuẩn chất lượng của những trường đại học tại Úc.
Vì vậy, chúng tôi hoạt động khác với các chương trình liên kết đào tạo. Thương hiệu của chúng tôi gắn liền với chất lượng bền vững và những cam kết lâu dài trong giáo dục đào tạo đại học tại Việt Nam.
Cách tốt nhất để khẳng định thương hiệu là thông qua chất lượng của những sinh viên đã tốt nghiệp tại RMIT Việt Nam và các chương trình giáo dục hiện đại mà RMIT cung cấp.
Nguyễn Việt Đức - Nam 51 tuổi - Doanh nhân:
Xin chào các lãnh đạo doanh nghiệp. Là doanh nghiệp nước ngoài đến sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, không biết các ông có e ngại hoặc “khách sáo” khi đưa ra những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam hay không? Vì vậy, tôi xin hỏi: Sau quá trình hoạt động tại Việt Nam, đâu là những điều mà các ông hài lòng nhất, đâu là những điểm mà các ông lo ngại nhất? Mong được trả lời thành thật. Xin cảm ơn và kính chúc các ông năm mới nhiều sức khỏe và thành công.
Ông Yip Hoong Mun:
Xin cảm ơn câu hỏi khá thú vị của bạn. Tôi cũng xin chúc bạn một năm mới với nhiều may mắn.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam có một nền kinh tế với nguồn tài nguyên và dân số lớn nên vẫn là một điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư. Trong khi Chính phủ nỗ lực thu hút FDI thì một số luật và quy tắc hiện nay vẫn chưa bắt kịp với sự phát triển của môi trường đầu tư, nên gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư do sự thiếu minh bạch. Chính vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài khó có thể hoạt động hiệu quả và thành công trong môi trường này.
Tập đoàn CapitaLand đã đầu tư ở Việt Nam hơn 15 năm qua. Vì vậy chúng tôi hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư ở đây. Mặc dù chúng tôi cũng gặp những khó khăn nhất định nhưng chúng tôi khá thành công so với các công ty khác vì chúng tôi có quan điểm đầu tư lâu dài.
Chúng tôi hy vọng rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam minh bạch và thông thoáng hơn để giúp các nhà đầu tư nước ngoài phát triển tốt.
Tran Huu Tien - Nam 40 tuổi - Công chức:
Nếu trở lại thời điểm chọn thị trường, quốc gia để đầu tư, các ông có lựa chọn khác không thay vì Việt Nam? Nếu bắt đầu đầu tư mới, lúc này các ông sẽ chọn thị trường nào? Xin cảm ơn.
Ông Yip Hoong Mun:
Tập đoàn CapitaLand hiện diện và đầu tư ở hơn 20 quốc gia và trên 110 thành phố. Chúng tôi đầu tư ở hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Nếu có thể quay lại thời gian, với những hiểu biết như bây giờ thì đáng nhẽ chúng tôi phải đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn khi giá đất còn rẻ.
Vì vậy trong tình hình hiện nay, chúng tôi quyết định sẽ vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Anh Tuấn - Nam 34 tuổi - Đầu tư tài chính:
Các doanh nghiệp có thể cho biết hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp mình tại Việt Nam so với các chi nhánh ở các thị trường khác? Có sự chênh lệch lớn không và nếu có thì vì sao?
Ông George Kobrossy:
Zamil Steel Việt Nam hoạt động với 2 nhà máy tại Việt Nam và mạng lưới 17 văn phòng bán hàng tại các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, chúng tôi có 4 văn phòng đặt tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các văn phòng đều được cơ cấu tổ chức như nhau nhằm đạt được các hiệu quả tương đương và cung cấp được những dịch trước và sau bán ở mỗi nước một cách tốt nhất.
Hiện tại, hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam tốt hơn các nước khác bởi sự hiện diện của chúng tôi ở Việt Nam là tốt hơn và khách hàng có thể tin tưởng hơn vì họ có thể dễ dàng đến thăm và làm việc tại nhà máy của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đồng thời cũng thấy được hiệu quả ngày càng cao hơn của các văn phòng tại các nước khác bởi vì khách hàng của chúng tôi tại các thị trường này đang nhận ra rằng khi hợp tác với Zamil Steel thì các yêu cầu của họ sẽ được đáp ứng một cách nhanh nhất với sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Sự khác nhau về hiệu quả hoạt động giữa các văn phòng chỉ đơn giản là chúng tôi có nhà máy ở Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn của chúng tôi vẫn là nỗ lực hết sức để tiếp tục mở rộng hoạt động của Zamil Steel tại các nước đó và không ngừng làm hài lòng khách hàng.
Nguyễn Thị Thu Hằng - Nữ 18 tuổi - Sinh viên:
Với tư cách của một nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam, xin các ông cho biết vì sao các ông tin tưởng đầu tư vào Việt Nam và xin cho 1 đánh giá khách quan về niềm tin đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam?
Ông George Kobrossy:
Cảm ơn câu hỏi của bạn và tôi cũng xin trả lời rất thẳng thắn là tôi đã, đang và sẽ rất tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam, như là một đất nước và như là một nền kinh tế.
Sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Việt Nam cũng như câu chuyện thành công của Zamil Steel Việt Nam tại đất nước này đã chứng tỏ rằng niềm tin của chúng tôi vào tiềm năng của đất nước tuyệt vời này là đúng đắn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các độc giả!
Cuộc giao lưu có sự tham gia của một số doanh nghiệp FDI thuộc các lĩnh vực tài chính, đào tạo, sản xuất, bất động sản… nhằm chia sẻ góc nhìn của chính các doanh nghiệp về những kinh nghiệm “vượt khủng hoảng” trong năm 2009. Chương trình giao lưu tập trung đánh giá tình hình kinh tế và môi trường kinh doanh tại Việt Nam thời kỳ hậu suy thoái và triển vọng 2010. Những kiến nghị giải pháp cho những vướng mắc trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam cũng là một nội dung tại cuộc giao lưu này.
Chương trình có sự tham gia của các vị khách mời:
- Ông Nguyễn Xuân Trung, quyền Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Ông Yip Hoong Mun, Trưởng đại diện Công ty CapitaLand (Vietnam) Holdings
- Ông George Kobrossy, Tổng giám đốc Zamil Steel Vietnam
- Ông Vũ Minh Trường, Phó tổng giám đốc Khối Tài chính doanh nghiệp và định chế tài chính Khu vực Mekong, Ngân hàng ANZ
- Ông Pierre Dietrichsen, Trưởng đại diện Trường Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, cơ sở Hà Nội
VnEconomy xin giới thiệu những nội dung chính của cuộc giao lưu trực tuyến:
Le Thi Hong Loan - Nữ 29 tuổi - Nghiên cứu:
Gần đây có nhiều dự báo rằng kinh tế Việt Nam năm 2010 sẽ tăng trưởng 6%, 7% thậm chí 8%. Và kỳ lạ là không có dự báo nào dưới 4%. Theo các ông, như thế có chủ quan không? Nền kinh tế sẽ không có những rủi ro lớn? Hay người ta vẫn chỉ quen với sự lạc quan?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Kế hoạch của chúng ta cho năm 2010 là tăng trưởng GDP 6,5%. Những khởi sắc của kinh tế cuối năm 2009 và chúng ta cũng hy vọng năm 2010 sẽ khởi sắc hơn. Cho nên con số Quốc hội đề ra là tăng trưởng GDP 6,5%, chúng tôi cho rằng có thể đạt được.
Năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp.
Thực tế, các doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình kinh doanh, xuất khẩu ngày càng tăng.
Riêng khu vực FDI, chúng tôi định ra chỉ tiêu thu hút FDI năm 2010 cả cấp mới và tăng vốn khoảng 22-25 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 10,5-11 tỷ USD.
Để đạt được việc đó, chúng ta phải khắc phục được các hạn chế về thủ tục hành chính, làm sao cho đơn giản hơn. Đề án 30 của chính phủ cũng đặt mục tiêu giảm 30% thủ tục hành chính.
Thứ hai, công tác xúc tiến cũng được cải thiện hơn nữa. Trong năm 2010, chúng ta phải tổ chức nhiều hội thảo để thu hút vốn FDI hiệu quả hơn.
Thứ ba, Chính phủ sẽ thu hút mọi nguồn lực để cải thiện cơ sở hạ tầng.
Một vấn đề nữa là nâng cao trình độ nguồn năng lực. Hướng của chúng ta trong thời gian tới là hướng vào thu hút công nghệ cao. Để làm được điều đó thì chúng ta phải đẩy mạnh đào tạo, theo chỉ đạo của chính phủ là 40% hàng năm.
Về mặt ngân sách, mặc dù doanh nghiệp FDI đánh giá luật rất hấp dẫn, nhưng trong quá trình thực hiện còn có chồng chéo, ngoài luật đầu tư nước ngoài còn có một số luật khác chi phối như luật về môi trường, xuất nhập khẩu... Chúng ta cần cố gắng sửa đồi để tránh chồng chéo như vậy.
Một điểm nữa, từ 1/1/2009 chúng ta thực thi luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới. Quá trình tìm hiểu thì các nhà đầu tư nước ngoài không đánh giá cao lắm do mức ưu đãi thuế giảm đi, ví dụ trước đây có các mức 10-15-20 và 25% thì luật mới thuế suất chỉ có 10-20-30%; hoặc dự án đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất trước được ưu đãi thuế 15% thì nay bỏ, không còn; địa bàn khó khăn có ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cũng co hẹp lại.
Cho nên, trong thời gian tới cần phải khắc phục những hạn chế này để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài.
Ông Yip Hoong Mun:
Xu thế chung kinh tế thế giới năm 2010 sẽ đi lên và kinh tế Việt Nam trong năm 2009 đã tăng trưởng rất tốt, trên 5%. Vì vậy tôi cũng tin tưởng rằng kinh tế Việt nam trong năm 2010 cũng sẽ tăng trưởng cao hơn năm 2009.
Ông George Kobrossy:
Xin chào các độc giả của Thời báo Kinh tế Việt Nam. Tôi rất vui được giao lưu trực tuyến cùng các bạn nhân dịp đầu xuân 2010!
Thực tế, năm 2009 là năm có nhiều khó khăn và thách thức, nhưng Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng 5,3%, đứng thứ 3 trong khu vực châu Á. Năm 2010 được dự đoán là năm có nhiều dấu hiệu khả quan của nền kinh tế. Thực tế là trong năm 2010, Việt Nam sẽ vẫn duy trì được nguồn nhân lực dồi dào, thị trường xuất khẩu tiềm năng, niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư và cam kết hỗ trợ từ phía chính phủ.
Vì vậy tôi nghĩ rằng dự đoán này là hoàn toàn hợp lý và tôi thực sự lạc quan về kết quả mà nền kinh tế Việt Nam có thể đạt được trong năm tới.
Nguyễn Trung Trực - Nam 49 tuổi - NVVP:
Các diễn giả đánh giá thế nào về triển vọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam năm 2010 và kỳ vọng của mình trong năm mới này? Nếu cho thang điểm từ 1 – 10, ông/bà sẽ “chấm” môi trường kinh doanh của Việt Nam mấy điểm?
Ông Yip Hoong Mun:
Chúng tôi đánh giá môi trường kinh doanh Việt Nam cao hơn các nước khác, tôi đánh giá đạt điểm 7. Vì vậy, chúng tôi đã quyết định đầu tư thêm vào Việt Nam.
Ví dụ, hai ngày trước đây, chúng tôi đã ký một hợp đồng dự án trị giá 170 triệu USD phát triển khu căn hộ cao cấp tại Hà Nội với sự chứng kiến của Thủ tướng Singapore và Thủ tướng Việt Nam.
Chúng tôi cũng nhìn nhận là dòng vốn FDI vào Việt Nam trong năm 2010 sẽ cao hơn trong năm 2009.
QuangDat - Nam 39 tuổi - Nhà đầu tư:
Xin hỏi đại diện ANZ. Ông đánh giá thế nào về triển vọng phát triển của các ngân hàng ngoại tại Việt Nam, đâu là những điểm mà ông cho là khó khăn nhất? Và xin hỏi ông một câu riêng, ông nhận định thế nào về triển vọng lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam trong năm 2010?
Ông Vũ Minh Trường:
Gần đây Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chính sách cởi mở, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài.
Điển hình là việc Việt Nam đã cho phép các ngân hàng nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
Có thể nói hầu hết các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam đều hoạt động có hiệu quả, đều có lợi nhuận và thực hiện tốt trong việc đóng góp thuế vào ngân sách Nhà nước.
Những khó khăn đa phần là khó khăn chung của hệ thống tài chính, ngân hàng, ví dụ như diễn biến chưa ổn định về ngoại hối, trần lãi suất và thanh khoản, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2009.
Ngô Quang Thái - Nam 42 tuổi - KD BĐS:
Các vị khách mời có thể dự báo về thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2010? Dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ có tác động như thế nào?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Dòng vốn FDI trong những năm gần đây, lĩnh vực bất động sản thu hút lượng vốn lớn. Trong năm 2009, lượng vốn vào bất động sản và ăn uống lưu trú chiếm vị trí số một. Tiếp đến mới là lĩnh vực công nghiệp chế biến, trước vẫn xếp vị trí thứ nhất. Tiếp đến mới là lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Lĩnh vực thu hút ít vốn FDI nhất là nông - lâm. ngư nghiệp.
Sở dỹ có sự bùng nổ về các dự án FDI vào bất động sản là vì giá bất động sản tại Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực. Chúng tôi tìm hiểu dự án Keangnam tại Phạm Hùng, 1m2 giá khoảng 2.800-3.000 USD.
Hơn nữa, thủ tục hành chính của chúng ta được cải thiện rất nhiều, rồi giá thuê đât, thủ tục đất đai hiện giao cho các địa phương. Cho nên, tiếp cận đất dễ dàng hơn, diện tích đất giao cũng cao hơn.
Ngoài ra, thời gian dự án là 50 năm, nếu có ý kiến của Chính phủ có thể kéo dài thời gian lên 70 năm.
Ngoài ra thời gian ân hạn có dự án đến 15 năm cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, nhiều dự án triển khai chậm do một số lý do về vốn và giải phóng mặt bằng. Cho nên trong thời gian tới, chúng ta phải dà soát và cố gắng sử lý những điểm còn hạn chế để đẩy mạnh thu hút vốn FDI vào bất động sản.
Cũng có những nhà đầu tư không nghiêm túc, cố gắng có được giấy chứng nhận đầu tư để rồi chuyển giao cho nhà đầu tư khác. Trong luật chúng ta không có quy định về kiểm tra tài chính nên có hiện tượng như vậy.
Lĩnh vực hậu kiểm cũng phải kiểm tra để nếu phát hiện nhà đầu tư không có khả năng triển khai thì thu hồi để chuyển cho nhà đầu tư khác.
Ông Yip Hoong Mun:
Tôi thấy rằng các yếu tố căn bản của thị trường bất động sản ở Việt Nam vẫn rất tốt, mặc dù vẫn có nhiều thách thức do thị trường vẫn còn chưa phát triển đầy đủ. Lạm phát cao và sự xuống gía của VND là những thách thức trước mắt đối với sự phát triển của thị trường này.
Tôi tin rằng với việc nguồn vốn FDI tăng lên, thị trường này sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Lê Thúy Bình - Nữ 40 tuổi - Quản lý nhân sự:
Kinh tế Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu, đầu tư nước ngoài để phát triển. Tôi thấy giải thưởng Rồng Vàng của Thời báo Kinh tế Việt Nam là một sự ghi nhận thiết thực. Lớn hơn, tôi cho rằng Chính phủ phải có sự ghi nhận thực sự cụ thể, thiết thực hơn các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả, có nhiều đóng góp cho nền kinh tế. Nên chăng định kỳ 3 – 5 năm Chính phủ tổ chức ra soát lại hoạt động của những doanh nghiệp này, đánh giá qua các tiêu chí về nộp ngân sách, tạo công ăn việc làm… để có chế độ ưu đãi cao hơn? Như thế cũng để tạo động lực, khuyến khích và thu hút vốn đầu tư tốt hơn. Các diễn giả nghĩ gì về điều này?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Vừa rồi chúng tôi có khảo sát kiểm tra một số dự án khoáng sản và trồng rừng để trên cơ sở đó thúc đẩy, hoặc có thể thu hồi giấy chứng nhận đầu tư nếu không hiệu quả. Năm 2010 chúng tôi có kế hoạch kiểm tra các dự án bất động sản và sân golf.
Việc hậu kiểm là việc làm thường xuyên hàng năm chứ không phải làm 3-5 năm một lần.
Ông Yip Hoong Mun:
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này. Các doanh nghiệp FDI đầu tư lâu dài và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế cũng nên được sự ghi nhận, hỗ trợ và ưu đãi từ phía Chính phủ.
Tập đoàn CapitaLand đã đầu tư ở Việt Nam trên 15 năm nay, cả vào những thời điểm khó khăn và thời điểm nền kinh tế phát triển tốt. Chúng tôi mong được Chính phủ ghi nhận và hỗ trợ, cả trong những hình thức hữu hình và vô hình.
Ông George Kobrossy:
Giải thưởng Rồng Vàng của Thời báo Kinh tế Việt Nam quả thực là một sự ghi nhận thiết thực và có uy tín đối với đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam. Zamil Steel vinh dự đã được nhận giải thưởng này trong 7 năm liên tiếp từ 2003 đến 2009.
Gợi ý của bạn về việc rà soát lại hoạt động của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam để có chế độ ưu đãi cao hơn thực sự là một sáng kiến rất hay.
Lý do là khi chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa và ghi nhận nhiều hơn nữa đóng góp của các doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều động lực để làm giàu cho chính mình và cho nền kinh tế.
Nguyễn Trung Trực - Nam 49 tuổi - NVVP:
Các diễn giả đánh giá thế nào về triển vọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam năm 2010 và kỳ vọng của mình trong năm mới này? Nếu cho thang điểm từ 1 – 10, ông/bà sẽ “chấm” môi trường kinh doanh của Việt Nam mấy điểm?
Ông George Kobrossy:
Theo tôi, triển vọng nguồn vốn FDI vào Việt Nam trong 2010 sẽ tăng do hai lý do: thứ nhất là niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế; hai là Việt Nam có những điều kiện hết sức thuận lợi như chính trị ổn định, nguồn nhân lực dồi dào, cơ sở hạ tầng liên tục được cải thiện và đặc biệt là cam kết của chính phủ trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Nếu cho thang điểm từ 1 đến 10 thì tôi sẽ chấm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam điểm 8.
Zamil Steel là một doanh nghiệp nước ngoài chuyên sản xuất nhà thép hàng đầu thế giới với gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam. Vì vậy, chúng tôi coi mình là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi hiện có 2 nhà máy sản xuất nhà thép tại đây và nguồn nhân lực có trình độ với hơn 1000 nhân viên.
Với những nguồn lực của mình, Zamil Steel tin tưởng tăng trưởng năm 2010 của doanh nghiệp sẽ đạt trên 15%.
Nguyễn Thúy Hòa - Nữ 39 tuổi - Biên tập viên:
Thưa ông George Kobrossy, ông vừa nói là lạc quan về kết quả của nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Vậy xin hỏi sự lạc quan này có bắt nguồn từ chính hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp?
Ông George Kobrossy:
Cảm ơn bạn. Đúng vậy, năm vừa qua chúng tôi đã vượt qua khủng hoảng bằng cách phát huy tất cả nội lực của chính mình. Bằng chứng là chúng tôi đã duy trì được mức độ tăng trưởng tốt và vượt mục tiêu đề ra.
Nguyễn Tuấn Anh - Nam 21 tuổi - Sinh viên:
Theo các ngài thì tình hình lãi suất của Việt Nam trong năm 2010 sẽ biến động như thế nào?
Ông Vũ Minh Trường:
Trong năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã có những chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm khuyến khích phát triển kinh tế. Tuy vậy, trong tháng 12/2009, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng 1,38% so với tháng 11/2009.
Thêm vào đó, khó khăn trên thị trường ngoại hối cũng đã dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá chính thức USD/VND. Gần đây nhất, mức huy động tiền đồng với lãi suất cao của nhiều ngân hàng cũng đã giúp giảm bớt căng thẳng trên thị trường ngoại hối.
Nhiều ý kiến cho rằng, lãi suất tiền đồng sẽ tiếp tục đi lên nhẹ trong những tháng đầu năm nay và có thể sẽ ổn định dần trong những tháng giữa năm. Tôi muốn nhắc lại là hai yếu tố tỷ giá và CPI sẽ tiếp tục là nhân tố quyết định đến mặt bằng lãi suất. Vì vậy, chúng ta cần theo dõi chặt chẽ hai yếu tố trên.
Nguyễn Xuân Bắc - Nam 27 tuổi - Sinh viên:
Năm 2009 là năm nền kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế Việt Nam nói riêng cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng, Trong hai năm 2008, 2009 các doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam thì có những thuận lợi, khó khăn gì? kinh nghiệm của các doanh nghiệp để vượt qua những khó khăn đó?
Ông Yip Hoong Mun:
Trong lĩnh vực bất động sản, mặc dù thị trường bất động sản Việt Nam đã mở rộng hơn trước, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn gặp rất nhiều thách thức vì những khó khăn trong việc tiếp cận được nguồn đất và xin phép phê duyệt cho dự án.
Nói chung, thời gian để phát triển dự án ở Việt Nam kéo dài hơn so với các nước khác.
Để vượt qua những thách thức này, các nhà lãnh đạo cần phải đi đầu trong việc đơn giản hóa và minh bạch hóa quá trình phê duyệt dự án để các nhà đầu tư có thể hiểu rõ những yêu cầu đầu tư và không gặp những bất ngờ. Việc này sẽ giúp nâng cao và đẩy nhanh sự phát triển của ngành bất động sản.
Nguyễn Huy Cường - Nam 25 tuổi:
Các vị dự đoán thế nào về thị trường nhà ở cho người có thu nhập thấp trong 2010?
Ông Yip Hoong Mun:
Chào bạn, nhìn chung nhu cầu về nhà ở cho những người có thu nhập thấp luôn cao hơn nguồn cung.
Lan Phuong - Nữ 32 tuổi - Nghiên cứu kinh tế:
Quý vị có tin tưởng vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2010 cao hơn năm 2009 hay không? Cơ sở của niềm tin đó (nếu có) là gì?
Ông George Kobrossy:
Theo tôi, mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% của Việt Nam năm 2010 là hoàn toàn có thể đạt được. Những căn cứ cho niềm tin này đã được tôi trả lời ở câu hỏi của độc giả đầu tiên. Đó là, Việt Nam vẫn duy trì được nguồn nhân lực dồi dào, thị trường xuất khẩu tiềm năng, duy trì được niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư và cam kết hỗ trợ từ phía Chính phủ.
Ông Vũ Minh Trường:
Rõ ràng nền kinh tế toàn cầu có những dấu hiệu phục hồi và đây là cơ hội lớn để Việt Nam có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn năm 2009 (5,32%).
Nhưng theo tôi, Việt Nam không nên quá chú trọng vào mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn mà nên tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, vì chỉ có như vậy mới có thể tạo đà tăng trưởng bền vững.
Trên thực tế những năm qua, sự phát triển của Việt Nam chủ yếu dựa trên những thế mạnh cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp và chi phí lao động thấp. Tuy vậy, những tồn tại lớn trong nhiều vấn đề kinh tế vĩ mô như cơ sở hạ tầng, trình độ lao động, khả năng tiếp cận nguồn vốn của các thành phần kinh tế, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục là những vấn đề quan trọng để Việt Nam có thể tiến xa và nhanh hơn.
Đồng thời với việc giải quyết những vấn đề trên, hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ có những chính sách hợp lý để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất và công nghệ. Đây là tiền đề cơ bản làm cho hàng hóa của Việt Nam có thể cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới.
Trần Xuân Hùng - Nam 21 tuổi - Sinh viên:
Xin hỏi Cục trưởng Trung, theo chiến lược thu hút thì Việt Nam sẽ không thu hút các dự án có công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm. Tuy nhiên trong thới gian qua chúng ta phát hiện ra rất nhiều dự án FDI có công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường. Xin ông cho biết bước vào năm 2010 thì Cục sẽ có những biệp pháp cụ thể nào đề khắc phục tình trạng này? Xin cảm ơn Cục trưởng.
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Định hướng với thu hút FDI thời gian tới, lĩnh vực ưu tiên là các dự án công nghệ cao để trên cơ sở đó tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Thường các sản phẩm áp dụng công nghệ cao chúng ta xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu.
Cho nên các dự án khuyến khích thu hút là công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển cơ sở hạ tầng, chế biến nguyên liệu mà Việt Nam chúng ta có.
Ví dụ chúng ta xuất khẩu lớn về gạo, thủy sản và một số nông sản khác, nhưng mới dừng lại ở xuất nguyên liệu, sản phẩm thô thì đó là lĩnh vực đang khuyến khích thu hút công nghệ cao.
Về quá trình thu hút dự án FDI, do phân cấp cũng có những mặt được và mặt chưa được. được là thủ tục nhanh hơn, giúp nhà đầu tư nhanh chóng triển khai được dự án. Nhưng mặt chưa được là có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh của các địa phương, trong đó có thu hút dự án công nghệ chưa cao, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sinh thái mà vụ Vedan là một trong những ví dụ.
Trong thời gian tới chúng tôi sẽ có đánh giá những dự án có ảnh hưởng môi trường để trên cơ sở đó Chính phủ có ý kiến đối với các địa phương. Đó là một trong những giải pháp mà thời gian tới chúng tôi sẽ kiến nghị với các cơ quan nhà nước.
Đậu Văn Chính - Nam 46 tuổi - Kinh doanh:
Các diễn giả đánh giá thế nào về chính sách tiền tệ trong thời gian qua. Mấy hôm nay chúng tôi được biết có những dự báo lãi suất cơ bản cuối năm 2010 có thể lên 12%/năm, lãi suất ngân hàng cho vay theo đó tối đa là 18%/năm. Điều này thực sự là rất lo ngại và sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh. Với các doanh nghiệp FDI, nếu dự báo đó là thật thì sẽ ảnh hưởng như thế nào? Xin được chia sẻ quan điểm.
Ông Yip Hoong Mun:
Thị trường bất động sản rất nhạy cảm với các chính sách tiền tệ của đất nước. Vì vậy, môi trường lãi suất cao chắc chắn có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường này, do các chi phí tăng lên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của dự án, và cũng khiến giá của sản phẩm bất động sản tăng.
Hiện nay mức lãi suất của Việt Nam tương đối cao. Nếu mức lãi suất tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực bất động sản.
Ông George Kobrossy:
Chúng tôi cho rằng, chính sách kiểm soát tiền tệ trong thời gian qua của chính phủ là rất hiểu quả. điều đó được chứng minh ở tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế. Nếu như mức lạm phát của năm 2008 là 23% thì sang năm 2009, chỉ số này chỉ là 7,8%.
Dự báo lãi suất cơ bản cuối năm 2010 có thể lên 12%/năm, lãi suất ngân hàng cho vay theo đó tối đa là 18%/năm hiển nhiên sẽ gây thêm áp lực cho nền kinh tế.
Tuy nhiên tôi tin tưởng rằng, chính sách này bên cạnh việc gây áp lực cũng có những mặt tích cực riêng, đó là kiềm chế lạm phát, giảm bong bóng tài chính của nền kinh tế và kiểm soát hoạt động buôn bán thương mại một cách hiệu quả hơn.
Ông Vũ Minh Trường:
Theo tôi, dự báo về việc lãi suất cơ bản có thể tăng lên 12%/năm vào cuối năm 2010, có thể là hơi bi quan. Trên thực tế nhiều năm qua đã chứng minh mặt bằng lãi suất cho vay vượt quá 15%/năm không thể bền vững được, vì các doanh nghiệp rất khó hoạt động hiệu quả với chi phí vốn cao như vậy.
Do đó, trong những điều kiện bình thường tôi không tin rằng mức lãi suất cơ bản có thể sẽ lên tới 12%/năm. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế toàn cầu cũng chỉ vừa thoát khỏi khủng hoảng và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng còn nhiều khó khăn.
Vì vậy, như quan điểm tôi đã chia sẻ ở trên, lãi suất tiền đồng có thể tăng nhẹ và sẽ được ổn định trong năm 2010. Tất nhiên, điều này còn phục thuộc vào sự phát triển của các yếu tố như tỷ giá và lạm phát.
Le Thi Nga - Nữ 37 tuổi - BTV:
Theo kế hoạch, khoảng 30% thủ tục hành chính sẽ được cắt giảm trong năm 2010. Theo quý vị đây có phải là "tin vui" với các nhà đầu tư nước ngoài hay không?
Ông George Kobrossy:
Đề án 30 của Chính phủ trong việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính đã và đang tạo một tiếng vang lớn. Thủ tục hành chính luôn là vấn đề gây nhức đầu đối với các nhà quản lý và cũng là rào cản lớn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Chính vì vậy, việc cắt giảm ít nhất 30% thủ tục hành chính quả thực là một tin vui với cộng đồng doanh nghiệp FDI.
Pham The Bao - Nam 44 tuổi - Công chức:
Các doanh nghiệp FDI có quan ngại gì không về chính sách và diễn biến tỷ giá USD/VND trong thời gian qua? Tôi vẫn chưa rõ về những tác động của tỷ giá đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Họ đưa ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư, có nhiều khoản thu bằng VND, sau đó lại phải mua ngoại tệ để chuyển về chính quốc nên tôi nghĩ là sẽ có nhiều tác động. Xin các diễn giả phân tích rõ hơn về vấn đề này. Trân trọng cảm ơn.
Ông Yip Hoong Mun:
Tỷ giá rất quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài vì họ phải mang ngoại tệ vào Việt Nam nên nếu tỷ giá không ổn định thị sẽ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Ví dụ nếu VND mất giá đáng kể so với các ngoại tệ, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhận được ít hơn khi họ phải đổi VND lấy ngoại tệ để chuyển lãi về nước sau khi đã hoàn thành dự án. Vì vậy, tính khả thi của dự án sẽ bị ảnh hưởng chỉ do sự biến động tỷ giá.
Hoàng Yến - Nữ 27 tuổi - Nghiên cứu viên:
Đề nghị Cục trưởng cho biết xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới. Việt Nam sẽ làm gì để thu hút vốn FDI vào những lĩnh vực trọng điểm của đất nước như cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp phụ trợ và phát triển nguồn nhân lực?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Ba lĩnh vực này chúng tôi đều quan tâm thu hút vốn FDI.
Về hạ tầng, không những nhà đầu tư kêu ca mà ngay chúng ta cũng cảm nhận hạ tầng giao thông còn rất kém. Chính phủ đã có ưu tiên thu hút, nhưng những lĩnh vực này thu hút FDI còn hạn chế, đặc biệt là hạ tầng.
Chúng ta biết là đầu tư hạ tầng yêu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi dài và lợi nhuận ít. Cho nên nhà đầu tư nước ngoài nếu không thấy có ưu đãi thì họ không đầu tư.
Chúng ta còn có nguồn vốn tài trợ ưu đãi của các tổ chức quốc tế, tức là ODA. Chúng ta biết là tháng 12/2009 các nhà tài trợ quốc tế cam kết hỗ trợ vốn ODA hơn 8 tỷ USD.
Gần đây, chúng ta cũng có ban hành nghị định hướng dẫn đầu tư BT, BOT, BTO. Nghị định 108 này có hiệu lực từ ngày mai, 15/1/2010, theo đó các dự án đầu tư theo hình thức này sẽ có nhiều ưu đãi cho nhà đầu tư về thuế, đất đai...
Một hình thức đầu tư nữa mới xâm nhập vào Việt Nam và hợp tác công tư PPP. Chúng tôi thấy một số quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan đang thực hiện mô hình này rất hiệu quả. Chúng tôi đang xây dựng các văn bản để Chính phủ sớm ban hành, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng thuận lợi hơn.
Một lĩnh vực nữa là năng lượng, để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng thì tăng trưởng năng lượng phải đạt 16-18%/năm. Hiện việc nâng cao năng lực điện còn hạn chế, đặc biệt là thủy điện. Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án tại Việt Nam theo hình thức BOT hiện nay có nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3, hoạt động rất có hiệu quả.
Bộ Công Thương đang xem xét 5-6 dự án nhiệt điện ở một số địa phương theo hình thức đầu tư BOT của nhà đầu tư nước ngoài. Nếu chúng ta giải quyết được vấn đề thủ tục để cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư này thì đây là nguồn điện lớn để giải quyết vấn đề thiếu điện trong thời gian tới.
Ngoài ra còn có các ưu đãi trong huy động vốn FDI vào các hạ tầng xã hội như đào tạo mà RMIT, một doanh nghiệp tham gia giao lưu với chúng ta ở đây là ví dụ.
Công nghiệp phụ trợ thì hiện còn manh mún, chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ công nghiệp ôtô, hiện có 14 doanh nghiệp đầu tư sản xuất lắp ráp ô tô nhưng hầu hết linh, phụ kiện để tạo ra sản phẩm ôtô gần như nhập khẩu toàn bộ. Mặc dù chúng ta có quy định tỷ lệ nội địa hóa nhưng sau 10 năm, con số nội địa hóa đạt rất thấp. Toyota mới khoảng 7%, Honda cũng khoảng 6-7%, các doanh nghiệp khác chỉ khoảng 3% hoặc nhỏ hơn.
Ví dụ muốn lắp ráp một chiếc ôtô hoàn chỉnh phải cần 30.000 chi tiết. Hiện chưa đến 10% giá trị sản phẩm là sản xuất tại Việt Nam, nên nhập khẩu không hạ được giá, không phát triển được công nghiệp phụ trợ, không giúp tăng nguồn thu, giải quyết việc làm trong nước.
Cho nên thời gian tới phải có những quyết sách để giải quyết vấn đề này, ví dụ Nhật Bản cung cấp nguồn tài chính cho đề án phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Chúng tôi cũng hy vọng qua kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp FDI sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp này đẩy mạnh nội địa hóa sản phẩm.
Le Thi Nga - Nữ 37 tuổi - BTV:
Theo kế hoạch, khoảng 30% thủ tục hành chính sẽ được cắt giảm trong năm 2010. theo quý vị đây có phải là "tin vui" với các nhà đầu tư nước ngoài hay không?
Ông Pierre Dietrichsen:
Kế hoạch cắt giảm thủ tục hành chính trong năm 2010 đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của chính phủ là hoàn toàn đúng đắn. Đây thực sự là một tin vui đối với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Mục tiêu của bất cứ công ty nào, trong đó bao gồm cả các công ty có vốn đầu tư nước ngoài là đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất. Những trì hoãn do quá trình đăng ký sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.
Với việc cắt giảm thủ tục hành chính, các công ty sẽ có thể đi vào hoạt động và sớm thu được lợi nhuận.
Đào Nguyên Việt - Nam 26 tuổi - Sinh viên cao học:
Tôi cũng xin phép được hỏi thêm một câu hỏi khác: Theo nhận định của các vị khách mời, cơ cấu và khối lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng sẽ có những thay đổi như thế nào và điều này sẽ tác động ra sao tới nền kinh tế Việt Nam?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Sau khủng hoảng, chúng ta cần có định hướng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay xu hướng đầu tư vào bất động sản, khu nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống chiếm nhiều hơn so với các lĩnh vực chúng ta muốn thu hút.
Cho nên thời gian tới chúng ta cần có định hướng lại. Giai đoạn 2011-2015, trong lĩnh vực FDI chúng ta có quy hoạch các dự án để lập danh mục dự án quốc gia thu hút FDI cho thời gian đó.
Chúng tôi đang cử một tổ xây dựng danh mục dự án trọng điểm quốc gia để gọi vốn đầu tư. Các lĩnh vực như công nghệ cao, công nghệ sinh học, dự án đầu tư hạ tầng giao thông, cảng biển, sân bay, dự án phát triển ngành điện, trường học, bệnh viện; lĩnh vực chế biến khoáng sản, nông lâm sản...
Chính sách đi kèm sẽ có ưu đãi hơn, ví dụ đầu tư BOT thì cấp đất không thu tiền thuê đất, đầu tư BT thì được ưu đãi các dự án sinh lợi hơn (ví dụ như bất động sản). Một số loại hình thì không thu thuế trong cả giai đoạn thực hiện dự án...
Ngoài lên danh mục, các địa phương, bộ ngành khác cũng có dự án kêt gọi đầu tư nước ngoài. Hàng năm các bộ, địa phương vẫn có chương trình thu hút vốn FDI và được nhà nước hỗ trợ kinh phí...
Với các chính sách như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ có định hướng, danh mục dự án ưu tiên và thực hiện được các nội dung đó.
Anh Tuấn - Nam 34 tuổi - Đầu tư tài chính:
Các doanh nghiệp có thể cho biết hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp mình tại Việt Nam so với các chi nhánh ở các thị trường khác? Có sự chênh lệch lớn không và nếu có thì vì sao?
Ông Yip Hoong Mun:
Tập đoàn Capitaland đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994. Đến nay chúng tôi quản lý và điều hành 5 khu căn hộ cho thuê, và có 4 dự án nhà ở đang triển khai.
Mặc dù danh mục đầu tư ở Việt Nam nhỏ hơn 1% tổng tài sản của tập đoàn, chúng tôi đã hoạt động hiệu quả ở Việt Nam so với các thị trường khác. Chính vì vậy chúng tôi muốn phát triển thêm ở thị trường này.
Nhật Tân - Nữ 36 tuổi - Nghiên cứu:
Xin hỏi ông Nguyễn Xuân Trung, năm 2009 điều gì các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi tìm hiểu về môi trường đầu tư ở Việt Nam?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Năm 2009, chúng ta vẫn là nước tăng trưởng cao. Trong một khảo sát về các môi trường hấp dẫn nhất thì Việt Nam nằm trong 6 nước có sức hấp dẫn nhất.
Hai nữa, chúng ta có nhiều lợi thế, ví dụ chính trị ổn định, vị trí dễ dàng bang giao với các nước khu vực và thế giới. Tiếp nữa chúng ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú; nguồn nhân lực trẻ, trình độ tiếp cận công nghệ cao hơn một số nước khác...
Ngoài ra, chúng ta đã gia nhập WTO từ năm 2007. Mở cửa hội nhập trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, lĩnh vực dịch vụ phân phối chúng ta cũng đã mở cửa mà trước kia không cho phép. Ví dụ các nhà đầu tư sản xuất ôtô hiện có thể mở doanh nghiệp nhập khẩu ôtô để kinh doanh tại Việt Nam...
Ttuy nhiên, như tôi đã nói có sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật, nhiều quy định chưa rõ ràng nên thời gian để xem xét kéo dài, thậm chí có dự án không được cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Hiện Chính phủ đã giao Bộ Tư pháp rà soát văn bản liên quan đến đầu tư để hoàn chỉnh quy định pháp luật. Liên quan đến văn bản pháp luật về đầu tư, Nghị định 108 đang được rà soát để hoàn chỉnh; thuế thu nhập doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cũng thắc mắc rất nhiều.
Ngoài pháp luật thì thủ tục hành chính dù được cải thiện nhiều những vẫn bị kêu ca. Ví dụ có lĩnh vực chúng ta ưu tiên như bệnh viện, khi tiếp xúc với địa phương họ rất ngại.
Thứ ba là đất đai, công tác giải phóng mặt bằng rất khó khăn, thậm chí có nhà đầu tư không được giao đất nên không triển khai được dự án...
Pham The Bao - Nam 44 tuổi - Công chức:
Các doanh nghiệp FDI có quan ngại gì không về chính sách và diễn biến tỷ giá USD/VND trong thời gian qua? Tôi vẫn chưa rõ về những tác động của tỷ giá đối với hoạt động của các doanh nghiệp FDI. Họ đưa ngoại tệ vào Việt Nam đầu tư, có nhiều khoản thu bằng VND, sau đó lại phải mua ngoại tệ để chuyển về chính quốc nên tôi nghĩ là sẽ có nhiều tác động. Xin các diễn giả phân tích rõ hơn về vấn đề này. Trân trọng cảm ơn.
Ông Vũ Minh Trường:
Các doanh nghiệp FDI đặc biệt quan tâm đến rủi ro tỷ giá khi họ đưa vốn vào đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp mà doanh thu của họ bằng VNĐ. Chính vì vậy, theo tôi, sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam là điều kiện rất cơ bản cho quyết định đầu tư của họ.
Cũng phải nói rằng, nhiều doanh nghiệp FDI chỉ đưa một phần vốn bằng ngoại tệ vào Việt Nam, phần còn lại họ sẽ đi vay các ngân hàng bằng VND để giảm thiểu rủi ro tỷ giá.
Như vậy, dòng tiền ngoại tệ thực chảy vào Việt Nam qua kênh FDI có thể thấp hơn so với các số liệu được báo cáo.
Cũng cần nói thêm rằng, hiện nay, các yếu tố pháp lý và thị trường cũng còn khó khăn để họ có thể phòng ngừa (hedging) rủi ro tỷ giá. Thực ra nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải vấn đề tương tự. Ví dụ có nhiều doanh nghiệp trong các ngành như điện lực và xi măng phải nhập máy móc thiết bị với giá trị rất lớn bằng ngoại tệ nhưng doanh thu của họ chủ yếu bằng tiền đồng.
Ha Thuy - Nữ 32 tuổi - Nghiên cứu viên:
Xin ông Yip Hoong Mun cho biết ý kiến về xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam sau khủng hoảng?
Ông Yip Hoong Mun:
Tôi nghĩ rằng nhiều nhà đầu tư nước ngoài phải thu hẹp hoạt động đầu tư ở Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng vì họ gặp rất nhiều thách thức tại đất nước của họ, cũng như trong các dự án đầu tư ở nước khác. Đó là lý do vì sao FDI vào Việt Nam năm 2009 thấp hơn nhiều so với năm 2008.
Nhưng CapitaLand có năng lực tài chính mạnh, và chúng tôi định hướng cam kết đầu tư dài hạn, nên ngay trong thời gian khủng hoảng chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư ở Việt Nam và tin tưởng vào tiềm năng của thị trường này.
Đào Nguyên Việt - Nam 26 tuổi - Sinh viên cao học:
Theo đánh giá của các vị khách mời, những ngành nào sẽ đóng vai trò đầu tàu kéo nền kinh tế Việt Nam khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng và tăng trưởng trong tương lai?
Ông Yip Hoong Mun:
Theo tôi thì ngành tài chính và bất động sản là rất quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Thúy Hường - Nữ 20 tuổi - SV:
Tôi được biết FDI có vai trò rất quan trọng với việc phát triển kinh tế Việt Nam, về tài chính, thương mại, công nghệ cũng như việc làm. Vậy trong thời gian vừa qua, đặc biệt là một năm đầy biến động như năm 2009 thì FDI đã phát huy vai trò của mình như thế nào và đạt được kết quả ra sao?
Ông Nguyễn Xuân Trung:
Năm 2009, trong hoàn cảnh khó khăn, FDI vẫn thu hút trên 21 tỷ USD, giải ngân khoảng 10 tỷ USD. Vốn từ khu vực FDI vẫn chiếm trên 40% tổng nguồn vốn huy động phát triển kinh tế.
Năm 2009, giá trị công nghiệp khu vực FDI vẫn tăng 8,1% so với năm 2008, cao hơn mức tăng chung 7,6% của cả nước. Cũng trong năm qua, cả nước nhập siêu trên 12 tỷ USD, nhưng khu vực FDI có xuất siêu trên 5 tỷ USD, nếu tính cả dầu khí.
Đóng góp vào GDP của khu vực này trong năm vừa qua cũng vào khoảng 30%, trong khi trước đó chỉ trên 10%.
Cho đến nay, có gần 2 triệu lao động trực tiếp làm việc cho khu vực FDI, nếu tính cả lao động thời vụ, lao động gián tiếp có thể gấp đôi số đó. Đây là một đóng góp lớn trong tình hình khó khăn năm 2009.
Nguyễn Huy Chuẩn - Nam 31 tuổi - Kinh doanh:
Xin hỏi tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong năm 2009 như thế nào? Khó khăn chung của kinh tế thế giới và Việt Nam ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp, có phải thu hẹp sản xuất không? Xin cho biết một số kế hoạch mà các doanh nghiệp sẽ triển khai, mục tiêu trong năm 2010?
Ông Pierre Dietrichsen:
Nhìn chung, trong năm 2009 những khó khăn chung của kinh tế thế giới không ảnh hưởng đến hoạt động của đại học RMIT tại hai cơ sở Hà Nội và Tp.HCM.
Số lượng sinh viên trong năm 2009 của chúng tôi tiếp tục tăng mạnh. Bởi giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu của học sinh và cha mẹ học sinh tại Việt Nam. Trong trường hợp sinh viên gặp khó khăn về vấn đề tài chính, chúng tôi sẽ cùng họ tìm giải pháp vượt qua.
Năm 2010, RMIT Việt Nam tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất nhằm nâng cao môi trường học tập và giảng dạy, cụ thể là một tòa nhà mới tại cơ sở Hà Nội sẽ sớm đi vào hoạt động vào tháng 4 tới.
Đối với cơ sở Nam Sài Gòn, chúng tôi sẽ sớm hoàn thành dự án xây dựng ký túc xá, trung tâm thể thao và một tòa nhà giảng dạy mới.
Nguyễn Tuấn Anh - Nam 21 tuổi - Sinh viên:
Năm 2009, tỷ giá USD/VND biến động rất mạnh, các ngài có bình luận gì về vấn đề này? Và dự đoán tình hình biến động trong thời gian tới?
Ông Vũ Minh Trường:
Sự mất cân bằng trong cán cân vãng lai của Việt Nam là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động mạnh của tỷ giá USD/VND. Bên cạnh đó, tâm lý đám đông của người dân cũng như hoạt động đầu cơ găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu, cũng là lý do quan trọng dẫn đến những biến động mạnh gần đây trên thị trường ngoại hối.
Tôi nghĩ rằng, tất cả chúng ta, các doanh nghiệp FDI và trong nước cũng như người dân không nên phản ứng quá vội vàng trước những biến động của thị trường mang tính ngắn hạn.
Trên thực tế, tôi thấy rằng, nhiều doanh nghiệp FDI vào đầu tư ở Việt Nam và họ rất tin tưởng vào sự phát triển lâu dài của Việt Nam, chứ không chỉ nhìn đến những khó khăn ngắn hạn.
Nguyễn Duy Công - Nam 21 tuổi:
Kính thưa ông George Kobrossy, Tổng giám đốc Zamil Steel Vietnam. Theo tôi được biết thì hiện tại ở Việt Nam đã có quá nhiều nhà máy thép, nếu so với nhu cầu trong nước thì cung của các nhà máy đăng kí đã vượt quá cầu. Vậy ông có thể cho biết nhận định của ông về thị trường thép Việt Nam cũng như kế hoạt phát triển của Zamil Steel Vietnam trong tương lai tại thị trường Việt Nam. Chân thành cảm ơn ông. Chúc ông một ngày làm việc thật hiệu quả!
Ông George Kobrossy:
Nếu chỉ nhìn vào con số không thôi thì đến thời điểm này, có rất nhiều nhà sản xuất thép đã vào thị trường Việt Nam và có vẻ như cung đang vượt cầu trong thị trường nội địa.
Tuy nhiên, là một doanh nghiệp hàng đầu về lĩnh vực nhà thép tại khu vực với hơn 30 năm kinh nghiệm trên thế giới và với gần 20 năm trên thị trường Việt Nam, chúng tôi cho rằng càng nhiều nhà cung cấp có chất lượng và uy tín thì càng mang lại lợi ích cao hơn cho khách hàng và cho thị trường.
Nhưng thực tế, không phải nhà sản xuất nào cũng có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về chất lượng và có uy tín tốt trên thị trường. Khi có quá nhiều nhà cung cấp, khách hàng sẽ cần phải cẩn trọng hơn khi lựa chọn nhà cung cấp cho mình. Vì vậy họ cần trở thành những nhà tiêu dùng thông thái để lựa chọn sản phẩm tốt nhất theo nhu cầu của mình.
Zamil Steel là công ty tiên phong trong việc giới thiệu sản phẩm nhà thép tại Việt Nam. Chúng tôi hiện nay không chỉ cung cấp nhà thép tiền chế mà còn cung cấp thêm sản phẩm thép kết cấu và dầm bụng rỗng. Hiện nay chúng tôi đã cung cấp trên 5000 nhà thép tới các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 50% sản lượng của chúng tôi dành cho xuất khẩu.
Hiện nay, với nhà máy tại khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội và nhà máy mới hoàn thành tại khu công nghiệp Amata tại Đồng Nai, chúng tôi có thể tăng sản lượng lên gần 100.000 tấn/ năm. Vì vậy, chúng tôi sẽ dễ dàng tiếp cận với khách hàng phía Nam hơn và có thể đa dạng hoá sản phẩm cũng như xuất khẩu tới các nước trong khu vực một cách nhanh hơn và thuận lợi hơn trước.
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến hoạt động của Zamil Steel tại Việt Nam!
Lam Duyên - Nữ 31 tuổi - Quản lý nhân sự:
Tôi thấy các trường quốc tế, các cơ sở liên kết đào tạo với nước ngoài ở Việt Nam hiện quá nhiều, vậy bằng cách nào để các ông khẳng định thương hiệu RMIT với học sinh Việt Nam?
Ông Pierre Dietrichsen:
Tại Việt Nam hiện nay, có ba loại hình đào tạo quốc tế dành cho sinh viên Việt Nam.
Loại hình đào tạo phổ biến nhất nhưng cũng đắt đỏ nhất là du học tại nước ngoài. Loại hình thứ hai là các chương trình liên kết giáo dục giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học nước ngoài. Loại hình này mang lại nhiều cơ hội hơn cho sinh viên Việt Nam, tuy nhiên, sinh viên cũng cần phải tìm hiểu kỹ về chất lượng cũng như các tiêu chuẩn về đào tạo của các chương trình này.
Loại hình thứ ba mà RMIT là một ví dụ, là một trường đại học 100% vốn đầu tư nước ngoài, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. RMIT Việt Nam là một phần của đại học RMIT Melbourne, Úc và đáp ứng đầy đủ những quy chuẩn chất lượng của những trường đại học tại Úc.
Vì vậy, chúng tôi hoạt động khác với các chương trình liên kết đào tạo. Thương hiệu của chúng tôi gắn liền với chất lượng bền vững và những cam kết lâu dài trong giáo dục đào tạo đại học tại Việt Nam.
Cách tốt nhất để khẳng định thương hiệu là thông qua chất lượng của những sinh viên đã tốt nghiệp tại RMIT Việt Nam và các chương trình giáo dục hiện đại mà RMIT cung cấp.
Nguyễn Việt Đức - Nam 51 tuổi - Doanh nhân:
Xin chào các lãnh đạo doanh nghiệp. Là doanh nghiệp nước ngoài đến sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, không biết các ông có e ngại hoặc “khách sáo” khi đưa ra những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam hay không? Vì vậy, tôi xin hỏi: Sau quá trình hoạt động tại Việt Nam, đâu là những điều mà các ông hài lòng nhất, đâu là những điểm mà các ông lo ngại nhất? Mong được trả lời thành thật. Xin cảm ơn và kính chúc các ông năm mới nhiều sức khỏe và thành công.
Ông Yip Hoong Mun:
Xin cảm ơn câu hỏi khá thú vị của bạn. Tôi cũng xin chúc bạn một năm mới với nhiều may mắn.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam có một nền kinh tế với nguồn tài nguyên và dân số lớn nên vẫn là một điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư. Trong khi Chính phủ nỗ lực thu hút FDI thì một số luật và quy tắc hiện nay vẫn chưa bắt kịp với sự phát triển của môi trường đầu tư, nên gây ra nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư do sự thiếu minh bạch. Chính vì vậy các nhà đầu tư nước ngoài khó có thể hoạt động hiệu quả và thành công trong môi trường này.
Tập đoàn CapitaLand đã đầu tư ở Việt Nam hơn 15 năm qua. Vì vậy chúng tôi hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư ở đây. Mặc dù chúng tôi cũng gặp những khó khăn nhất định nhưng chúng tôi khá thành công so với các công ty khác vì chúng tôi có quan điểm đầu tư lâu dài.
Chúng tôi hy vọng rằng môi trường đầu tư ở Việt Nam minh bạch và thông thoáng hơn để giúp các nhà đầu tư nước ngoài phát triển tốt.
Tran Huu Tien - Nam 40 tuổi - Công chức:
Nếu trở lại thời điểm chọn thị trường, quốc gia để đầu tư, các ông có lựa chọn khác không thay vì Việt Nam? Nếu bắt đầu đầu tư mới, lúc này các ông sẽ chọn thị trường nào? Xin cảm ơn.
Ông Yip Hoong Mun:
Tập đoàn CapitaLand hiện diện và đầu tư ở hơn 20 quốc gia và trên 110 thành phố. Chúng tôi đầu tư ở hầu hết các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Nếu có thể quay lại thời gian, với những hiểu biết như bây giờ thì đáng nhẽ chúng tôi phải đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn khi giá đất còn rẻ.
Vì vậy trong tình hình hiện nay, chúng tôi quyết định sẽ vẫn tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.
Anh Tuấn - Nam 34 tuổi - Đầu tư tài chính:
Các doanh nghiệp có thể cho biết hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp mình tại Việt Nam so với các chi nhánh ở các thị trường khác? Có sự chênh lệch lớn không và nếu có thì vì sao?
Ông George Kobrossy:
Zamil Steel Việt Nam hoạt động với 2 nhà máy tại Việt Nam và mạng lưới 17 văn phòng bán hàng tại các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, chúng tôi có 4 văn phòng đặt tại các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả các văn phòng đều được cơ cấu tổ chức như nhau nhằm đạt được các hiệu quả tương đương và cung cấp được những dịch trước và sau bán ở mỗi nước một cách tốt nhất.
Hiện tại, hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam tốt hơn các nước khác bởi sự hiện diện của chúng tôi ở Việt Nam là tốt hơn và khách hàng có thể tin tưởng hơn vì họ có thể dễ dàng đến thăm và làm việc tại nhà máy của chúng tôi. Nhưng chúng tôi đồng thời cũng thấy được hiệu quả ngày càng cao hơn của các văn phòng tại các nước khác bởi vì khách hàng của chúng tôi tại các thị trường này đang nhận ra rằng khi hợp tác với Zamil Steel thì các yêu cầu của họ sẽ được đáp ứng một cách nhanh nhất với sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Sự khác nhau về hiệu quả hoạt động giữa các văn phòng chỉ đơn giản là chúng tôi có nhà máy ở Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn của chúng tôi vẫn là nỗ lực hết sức để tiếp tục mở rộng hoạt động của Zamil Steel tại các nước đó và không ngừng làm hài lòng khách hàng.
Nguyễn Thị Thu Hằng - Nữ 18 tuổi - Sinh viên:
Với tư cách của một nhà đầu tư vào thị trường Việt Nam, xin các ông cho biết vì sao các ông tin tưởng đầu tư vào Việt Nam và xin cho 1 đánh giá khách quan về niềm tin đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam?
Ông George Kobrossy:
Cảm ơn câu hỏi của bạn và tôi cũng xin trả lời rất thẳng thắn là tôi đã, đang và sẽ rất tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam, như là một đất nước và như là một nền kinh tế.
Sự tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Việt Nam cũng như câu chuyện thành công của Zamil Steel Việt Nam tại đất nước này đã chứng tỏ rằng niềm tin của chúng tôi vào tiềm năng của đất nước tuyệt vời này là đúng đắn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các độc giả!