Doanh nghiệp FDI trích 1% quỹ lương cho công đoàn
Các doanh nghiệp có vốn FDI sẽ áp dụng chế độ trích nộp kinh phí công đoàn bằng 1% quỹ tiền lương
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ áp dụng chế độ trích nộp kinh phí công đoàn bằng 1% quỹ tiền lương.
Đó là nội dung của dự thảo quyết định về áp dụng chế độ trích nộp kinh phí công đoàn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn thảo để trình Chính phủ.
Vẫn theo dự thảo của Bộ, toàn bộ kinh phí công đoàn dùng để chi cho các hoạt động nhằm chăm lo trực tiếp tới người lao động và các hoạt động khác của công đoàn.
Như vậy, khi quyết định trên ra đời sẽ thay thế Khoản 3 Điều 4 Quyết định 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sau khủng hoảng tài chính khu vực, Quyết định 53 ra đời nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có Khoản 3 Điều 4 quy định: Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư tư trực tiếp nước ngoài không áp dụng chế độ trích nộp kinh phí công đoàn từ quỹ lương.
Theo lý giải của Bộ, sau 8 năm triển khai, hầu hết các định của Quyết định này đã được thực hiện không còn phù hợp, hoặc hết hiệu lực trong khi đó Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng đã hết hiệu lực từ 1/7/2006 bằng Luật Đầu tư mới.
Song, tại Hội thảo góp ý cho dự thảo trên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào 25/9 tại Hà Nội, Công ty Intel Việt Nam nhận xét rằng việc áp dụng doanh nghiệp trích nộp kinh phí công đoàn bằng 1% quỹ tiền lương sẽ làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam không còn được khích lệ hơn trước, cùng đó mức phí sẽ làm gia tăng chi phí hoạt động tại Việt Nam đối với các đơn vị có số lượng lớn lao động.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích rằng Việt Nam đang xây dựng lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu chung cho lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp, nên việc thực hiện chế độ này nhằm tránh tình trạng tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ban hành quyết định sắp tới đây là cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lấy kiến của các bộ, ngành liên quan, doanh nghiệp góp ý cho dự thảo và trên cơ sở tiếp thu ý kiến, Bộ hoàn sẽ hoàn chỉnh dự thảo và trình Chính phủ.
Đó là nội dung của dự thảo quyết định về áp dụng chế độ trích nộp kinh phí công đoàn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang soạn thảo để trình Chính phủ.
Vẫn theo dự thảo của Bộ, toàn bộ kinh phí công đoàn dùng để chi cho các hoạt động nhằm chăm lo trực tiếp tới người lao động và các hoạt động khác của công đoàn.
Như vậy, khi quyết định trên ra đời sẽ thay thế Khoản 3 Điều 4 Quyết định 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Sau khủng hoảng tài chính khu vực, Quyết định 53 ra đời nhằm khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có Khoản 3 Điều 4 quy định: Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư tư trực tiếp nước ngoài không áp dụng chế độ trích nộp kinh phí công đoàn từ quỹ lương.
Theo lý giải của Bộ, sau 8 năm triển khai, hầu hết các định của Quyết định này đã được thực hiện không còn phù hợp, hoặc hết hiệu lực trong khi đó Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng đã hết hiệu lực từ 1/7/2006 bằng Luật Đầu tư mới.
Song, tại Hội thảo góp ý cho dự thảo trên được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức vào 25/9 tại Hà Nội, Công ty Intel Việt Nam nhận xét rằng việc áp dụng doanh nghiệp trích nộp kinh phí công đoàn bằng 1% quỹ tiền lương sẽ làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam không còn được khích lệ hơn trước, cùng đó mức phí sẽ làm gia tăng chi phí hoạt động tại Việt Nam đối với các đơn vị có số lượng lớn lao động.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư giải thích rằng Việt Nam đang xây dựng lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu chung cho lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp, nên việc thực hiện chế độ này nhằm tránh tình trạng tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ban hành quyết định sắp tới đây là cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay.
Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lấy kiến của các bộ, ngành liên quan, doanh nghiệp góp ý cho dự thảo và trên cơ sở tiếp thu ý kiến, Bộ hoàn sẽ hoàn chỉnh dự thảo và trình Chính phủ.