Doanh nghiệp Hà Nội nợ đọng bảo hiểm xã hội trên 84 tỷ đồng
106 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội nợ đọng bảo hiểm xã hội, trong đó có nhiều doanh nghiệp có "tên tuổi"
Bảo hiểm xã hội Hà Nội vừa cho biết, tính đến ngày 31/7/2010, Hà Nội có 106 doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội với tổng số tiền lên đến trên 84 tỷ đồng.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Hà Nội, trong số 106 doanh nghiệp nợ đọng nói trên, có nhiều doanh nghiệp lớn, có “tên tuổi”, nợ đọng với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Điển hình, Nhà máy sản xuất ô tô 1/5 nợ trong vòng 14 tháng với số tiền gần 8 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cũng có số nợ khá lớn như Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin nợ bảo hiểm xã hội 23 tháng với số tiền gần 4,5 tỷ đồng. Công ty Hàng Hải Vinashin nợ hơn 1,2 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông cũng nợ từ 1 đến 2 tỷ đồng, như Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 810; Công ty Cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long; Công ty xây dựng số 8 Thăng Long; Công ty Cổ phần Cavico Giao thông…
Ngoài ra, có một số công ty thuộc lĩnh vực dệt may, dịch vụ bảo vệ như Công ty dịch vụ bảo vệ Ánh Dương nợ hơn 1 tỷ đồng; Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt Minh Khai nợ trên 4 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho rằng, nguyên nhân của tình trạng nợ đọng cao là do nhiều doanh nghiệp đã đến kỳ quyết toán nhưng không chịu dồn tiền trả nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động, tháng sau chồng lên tháng trước.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội là do người sử dụng lao động luôn tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
“Để dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật lao động của doanh nghiệp về bảo hiểm xã hội nói trên, chung quy cũng do chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe”, bà Nga nói.
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Hà Nội, trong số 106 doanh nghiệp nợ đọng nói trên, có nhiều doanh nghiệp lớn, có “tên tuổi”, nợ đọng với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Điển hình, Nhà máy sản xuất ô tô 1/5 nợ trong vòng 14 tháng với số tiền gần 8 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cũng có số nợ khá lớn như Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn Dương Vinashin nợ bảo hiểm xã hội 23 tháng với số tiền gần 4,5 tỷ đồng. Công ty Hàng Hải Vinashin nợ hơn 1,2 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực giao thông cũng nợ từ 1 đến 2 tỷ đồng, như Công ty Cổ phần Xây dựng công trình giao thông 810; Công ty Cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long; Công ty xây dựng số 8 Thăng Long; Công ty Cổ phần Cavico Giao thông…
Ngoài ra, có một số công ty thuộc lĩnh vực dệt may, dịch vụ bảo vệ như Công ty dịch vụ bảo vệ Ánh Dương nợ hơn 1 tỷ đồng; Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt Minh Khai nợ trên 4 tỷ đồng.
Bảo hiểm xã hội Hà Nội cho rằng, nguyên nhân của tình trạng nợ đọng cao là do nhiều doanh nghiệp đã đến kỳ quyết toán nhưng không chịu dồn tiền trả nợ bảo hiểm xã hội cho người lao động, tháng sau chồng lên tháng trước.
Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Thúy Nga, Vụ trưởng Vụ bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội là do người sử dụng lao động luôn tìm cách đối phó, trốn tránh hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
“Để dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật lao động của doanh nghiệp về bảo hiểm xã hội nói trên, chung quy cũng do chế tài và mức xử phạt vi phạm còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe”, bà Nga nói.