Doanh nghiệp khó, ngân hàng cũng khó
Những biến động trên thị trường tài chính thời gian vừa qua không chỉ khiến các doanh nghiệp gặp khó
Điều hành tiền tệ đã và đang có tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp, trở thành một trong những tiêu điểm nổi bật của nền kinh tế sáu tháng đầu năm 2008.
Dưới các góc độ khác nhau, giới doanh nghiệp, quản lý, quan sát có ý kiến phản biện khác nhau quanh vấn đề này.
Chi phí ngoài dự kiến
Giám đốc một doanh nghiệp dịch vụ dầu khí nói, tháng 6/2008 công ty ông mất 5 tỉ đồng vì tỷ giá. Số là đơn vị này cho thuê giàn khoan. Hợp đồng thuê dài hạn tính theo Đô la Mỹ, nhưng do hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch đều quy ra tiền đồng, nên bên thuê trả cho công ty bằng tiền đồng theo tỷ giá công bố của ngân hàng.
Tiền đầu tư cho giàn khoan là ngoại tệ vay, trả dần từng quí. Đến khi mua ngoại tệ trả nợ, công ty phải trả phí cho ngân hàng, và số tiền thực chi cho khoản mua hơn 3 triệu Đô la Mỹ tăng hơn 5 tỉ đồng so với tỷ giá niêm yết.
Ở Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, trong tháng 6/2008 trên bảng cân đối tài chính phát sinh thêm một khoản chênh lệch tỷ giá 9 tỉ đồng. Ngày 24/6/2008 ngân hàng thương mại công bố tỷ giá niêm yết Đô la Mỹ - tiền đồng là 16.616 đồng/Đô la Mỹ, nhưng doanh nghiệp này phải mua Đô la qua Euro, nên tỷ giá thực lên tới 18.400 đồng, tăng 1.784 đồng/Đô la Mỹ so với tỷ giá niêm yết.
Ban quản lý Khu công nghệ cao khi mua ngoại tệ cũng được ngân hàng tính thêm hai khoản phí. Cụ thể: phí mua bán Đô la Mỹ là 1.600 đồng/Đô la (phí này có thể thay đổi từng ngày); thuế giá trị gia tăng 10% trên phí mua bán, tổng cộng doanh nghiệp phải trả cao hơn 1.760 đồng/Đô la Mỹ.
Các nhà nhập khẩu là những người hiểu rõ hơn ai hết những khoản phí phải trả cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán tín dụng thư. Gặp được nhà xuất khẩu, thương lượng được giao dịch ngoại tệ là họ mừng.
Có công ty cho biết, khi mở tín dụng thư L/C, phải cam kết nếu ngân hàng không cân đối được ngoại tệ để cho vay hoặc bán, thì phải tự lo bù đắp phần thiếu hụt. Mua theo tỷ giá niêm yết thì không có, nhưng mua Đô la kèm phí hoặc qua một ngoại tệ thứ ba thì có, nên không ít doanh nghiệp tự hỏi: chúng ta có thực sự thiếu hụt ngoại tệ? Nếu không, vướng mắc ở đâu?
Nếu lãi suất 21%/năm kéo dài sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp
Có ba điểm doanh nghiệp phản ánh về lãi suất.
Thứ nhất là ngân hàng hạn chế cho vay, chỉ cho vay những khách hàng cũ, mà khách hàng cũ cũng chỉ cho vay chủ yếu là ngắn hạn. Nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức 30%. Ngân hàng có tiền, mà tăng trưởng tín dụng đã gần tới giới hạn trên cũng không dám cho vay.
Hơn nữa có những ngân hàng cho vay càng nhiều, lỗ càng nhiều vì chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra (sau khi tính dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản) âm. Thứ hai, doanh nghiệp bị cắt giảm hạn mức tín dụng, trong khi nhu cầu vay vốn tăng do giá nguyên liệu tăng, đòi hỏi đổi mới thiết bị, công nghệ. Thứ ba, do lãi suất biến động, có những hợp đồng đã ký, đã giải ngân 20-30%, doanh nghiệp vẫn phải ký lại hợp đồng vay với lãi suất cao hơn.
Trước đây lãi suất vay cố định hàng tháng, hàng quí, nay doanh nghiệp phải ký phụ kiện hợp đồng, điều chỉnh lãi suất 15 ngày/lần. Với sự thay đổi lãi suất quá nhanh như vậy, doanh nghiệp không xoay xở kịp, không lên được kế hoạch sản xuất kinh doanh, và luôn bị động về chi phí đầu vào cho giá thành sản phẩm.
Giám đốc một công ty nói: “Lãi suất 21% kéo dài sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Nhưng đáng nói hơn là lãi suất không ổn định. Bây giờ thôi thì cao thấp cũng được, song lãi suất phải ổn định thì chúng tôi mới có thể tính toán kinh doanh”.
“Ngân hàng cũng phải xoay xở đủ thứ”
Tổng giám đốc một ngân hàng lớn bộc bạch: “Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng phải xoay xở đủ thứ. Đầu vào của ngân hàng là tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế đang biến động mạnh, lãi suất tiền gửi không ổn định, làm sao ngân hàng có lãi suất cho vay ổn định?”. Mặt khác ngân hàng phải tiết giảm cho vay, phải chọn lọc dự án vì tăng trưởng tín dụng bị giới hạn.
Đứng trên bình diện người cung ứng vốn cho nền kinh tế, mặc dù gặp không ít khó khăn, các ngân hàng quốc doanh cho biết đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM một lượng vốn lớn nhất so với các tỉnh thành cả nước.
Dư nợ tín dụng sáu tháng đầu năm cho Tp.HCM của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) theo lời ông Nguyễn Thế Bình, Tổng giám đốc, là 49.000 tỉ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ của hệ thống Agribank. Ngân hàng Công thương Vietinbank cũng cho các doanh nghiệp thành phố vay 25.000 tỉ đồng, bằng 23% tổng dư nợ cả ngân hàng này.
Ông Phạm Xuân Lập, Tổng giám đốc Vietinbank, kêu gọi doanh nghiệp xem xét lại công tác quản trị để giảm chi phí, nghiên cứu lại phương thức bán hàng, thu hồi tiền hàng nhanh và sử dụng vốn vay tiết kiệm, hiệu quả.
Bên cạnh đó, lãi suất cao, ngân hàng cũng không muốn, nhưng không có cách nào khác. Thí dụ, chi phí huy động vốn của Vietinbank bình quân là 19,5%/năm; chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra chỉ có 1,07%. Hạ lãi suất tiết kiệm, vốn huy động giảm bởi lạm phát sáu tháng đầu năm là 18,4%, trong khi lãi suất tiền gửi cả năm cũng chỉ tương đương mức ấy.
Lạm phát giảm, lãi suất sẽ giảm
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn cam kết ngân hàng sẽ cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp, nhưng trên cơ sở mặt bằng lãi suất mới. Vì sao? Vì lãi suất huy động vốn bình quân của các ngân hàng tại Tp.HCM là 18%, làm sao cho vay thấp hơn được?
Cho đến ngày 26/6/2008, tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng thành phố đạt 7% so với cuối năm ngoái, nhưng tăng trưởng cho vay tới 20,9%. Các ngân hàng đang phải lấy vốn từ nơi khác về tài trợ cho doanh nghiệp thành phố.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể an tâm là từ nay lãi suất vay là lãi suất thuần, không cộng thêm bất cứ khoản phí nào. Những chi nhánh ngân hàng nào cho vay mà yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ hoặc tính thêm phí, giám đốc chi nhánh đó sẽ bị cách chức ngay lập tức, không phân biệt quốc doanh hay cổ phần, liên doanh hay nước ngoài.
Điều có thể hy vọng là lạm phát giảm, lãi suất sẽ giảm. Trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục được thực thi, ngân hàng chỉ tập trung cho vay vốn lưu động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu, nông nghiệp - nông thôn và sẽ không cho vay đầu tư.
Khi cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải thắt lưng buộc bụng để chống lạm phát, thì có lẽ vai trò quan trọng nhất đang thuộc về cơ quan quản lý ngân hàng, bởi những gì các định chế kinh tế đang cần là một cơ chế điều hành tiền tệ theo tín hiệu thị trường và sự vận hành mang tính thị trường.
Dưới các góc độ khác nhau, giới doanh nghiệp, quản lý, quan sát có ý kiến phản biện khác nhau quanh vấn đề này.
Chi phí ngoài dự kiến
Giám đốc một doanh nghiệp dịch vụ dầu khí nói, tháng 6/2008 công ty ông mất 5 tỉ đồng vì tỷ giá. Số là đơn vị này cho thuê giàn khoan. Hợp đồng thuê dài hạn tính theo Đô la Mỹ, nhưng do hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch đều quy ra tiền đồng, nên bên thuê trả cho công ty bằng tiền đồng theo tỷ giá công bố của ngân hàng.
Tiền đầu tư cho giàn khoan là ngoại tệ vay, trả dần từng quí. Đến khi mua ngoại tệ trả nợ, công ty phải trả phí cho ngân hàng, và số tiền thực chi cho khoản mua hơn 3 triệu Đô la Mỹ tăng hơn 5 tỉ đồng so với tỷ giá niêm yết.
Ở Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn, trong tháng 6/2008 trên bảng cân đối tài chính phát sinh thêm một khoản chênh lệch tỷ giá 9 tỉ đồng. Ngày 24/6/2008 ngân hàng thương mại công bố tỷ giá niêm yết Đô la Mỹ - tiền đồng là 16.616 đồng/Đô la Mỹ, nhưng doanh nghiệp này phải mua Đô la qua Euro, nên tỷ giá thực lên tới 18.400 đồng, tăng 1.784 đồng/Đô la Mỹ so với tỷ giá niêm yết.
Ban quản lý Khu công nghệ cao khi mua ngoại tệ cũng được ngân hàng tính thêm hai khoản phí. Cụ thể: phí mua bán Đô la Mỹ là 1.600 đồng/Đô la (phí này có thể thay đổi từng ngày); thuế giá trị gia tăng 10% trên phí mua bán, tổng cộng doanh nghiệp phải trả cao hơn 1.760 đồng/Đô la Mỹ.
Các nhà nhập khẩu là những người hiểu rõ hơn ai hết những khoản phí phải trả cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán tín dụng thư. Gặp được nhà xuất khẩu, thương lượng được giao dịch ngoại tệ là họ mừng.
Có công ty cho biết, khi mở tín dụng thư L/C, phải cam kết nếu ngân hàng không cân đối được ngoại tệ để cho vay hoặc bán, thì phải tự lo bù đắp phần thiếu hụt. Mua theo tỷ giá niêm yết thì không có, nhưng mua Đô la kèm phí hoặc qua một ngoại tệ thứ ba thì có, nên không ít doanh nghiệp tự hỏi: chúng ta có thực sự thiếu hụt ngoại tệ? Nếu không, vướng mắc ở đâu?
Nếu lãi suất 21%/năm kéo dài sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp
Có ba điểm doanh nghiệp phản ánh về lãi suất.
Thứ nhất là ngân hàng hạn chế cho vay, chỉ cho vay những khách hàng cũ, mà khách hàng cũ cũng chỉ cho vay chủ yếu là ngắn hạn. Nguyên nhân là do tăng trưởng tín dụng bị hạn chế ở mức 30%. Ngân hàng có tiền, mà tăng trưởng tín dụng đã gần tới giới hạn trên cũng không dám cho vay.
Hơn nữa có những ngân hàng cho vay càng nhiều, lỗ càng nhiều vì chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra (sau khi tính dự trữ bắt buộc và đảm bảo thanh khoản) âm. Thứ hai, doanh nghiệp bị cắt giảm hạn mức tín dụng, trong khi nhu cầu vay vốn tăng do giá nguyên liệu tăng, đòi hỏi đổi mới thiết bị, công nghệ. Thứ ba, do lãi suất biến động, có những hợp đồng đã ký, đã giải ngân 20-30%, doanh nghiệp vẫn phải ký lại hợp đồng vay với lãi suất cao hơn.
Trước đây lãi suất vay cố định hàng tháng, hàng quí, nay doanh nghiệp phải ký phụ kiện hợp đồng, điều chỉnh lãi suất 15 ngày/lần. Với sự thay đổi lãi suất quá nhanh như vậy, doanh nghiệp không xoay xở kịp, không lên được kế hoạch sản xuất kinh doanh, và luôn bị động về chi phí đầu vào cho giá thành sản phẩm.
Giám đốc một công ty nói: “Lãi suất 21% kéo dài sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Nhưng đáng nói hơn là lãi suất không ổn định. Bây giờ thôi thì cao thấp cũng được, song lãi suất phải ổn định thì chúng tôi mới có thể tính toán kinh doanh”.
“Ngân hàng cũng phải xoay xở đủ thứ”
Tổng giám đốc một ngân hàng lớn bộc bạch: “Ngân hàng cũng là doanh nghiệp, cũng phải xoay xở đủ thứ. Đầu vào của ngân hàng là tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế đang biến động mạnh, lãi suất tiền gửi không ổn định, làm sao ngân hàng có lãi suất cho vay ổn định?”. Mặt khác ngân hàng phải tiết giảm cho vay, phải chọn lọc dự án vì tăng trưởng tín dụng bị giới hạn.
Đứng trên bình diện người cung ứng vốn cho nền kinh tế, mặc dù gặp không ít khó khăn, các ngân hàng quốc doanh cho biết đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM một lượng vốn lớn nhất so với các tỉnh thành cả nước.
Dư nợ tín dụng sáu tháng đầu năm cho Tp.HCM của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) theo lời ông Nguyễn Thế Bình, Tổng giám đốc, là 49.000 tỉ đồng, chiếm 20% tổng dư nợ của hệ thống Agribank. Ngân hàng Công thương Vietinbank cũng cho các doanh nghiệp thành phố vay 25.000 tỉ đồng, bằng 23% tổng dư nợ cả ngân hàng này.
Ông Phạm Xuân Lập, Tổng giám đốc Vietinbank, kêu gọi doanh nghiệp xem xét lại công tác quản trị để giảm chi phí, nghiên cứu lại phương thức bán hàng, thu hồi tiền hàng nhanh và sử dụng vốn vay tiết kiệm, hiệu quả.
Bên cạnh đó, lãi suất cao, ngân hàng cũng không muốn, nhưng không có cách nào khác. Thí dụ, chi phí huy động vốn của Vietinbank bình quân là 19,5%/năm; chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra chỉ có 1,07%. Hạ lãi suất tiết kiệm, vốn huy động giảm bởi lạm phát sáu tháng đầu năm là 18,4%, trong khi lãi suất tiền gửi cả năm cũng chỉ tương đương mức ấy.
Lạm phát giảm, lãi suất sẽ giảm
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn cam kết ngân hàng sẽ cung ứng đủ vốn cho doanh nghiệp, nhưng trên cơ sở mặt bằng lãi suất mới. Vì sao? Vì lãi suất huy động vốn bình quân của các ngân hàng tại Tp.HCM là 18%, làm sao cho vay thấp hơn được?
Cho đến ngày 26/6/2008, tăng trưởng huy động vốn của các ngân hàng thành phố đạt 7% so với cuối năm ngoái, nhưng tăng trưởng cho vay tới 20,9%. Các ngân hàng đang phải lấy vốn từ nơi khác về tài trợ cho doanh nghiệp thành phố.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể an tâm là từ nay lãi suất vay là lãi suất thuần, không cộng thêm bất cứ khoản phí nào. Những chi nhánh ngân hàng nào cho vay mà yêu cầu doanh nghiệp ký quỹ hoặc tính thêm phí, giám đốc chi nhánh đó sẽ bị cách chức ngay lập tức, không phân biệt quốc doanh hay cổ phần, liên doanh hay nước ngoài.
Điều có thể hy vọng là lạm phát giảm, lãi suất sẽ giảm. Trong bối cảnh chính sách thắt chặt tiền tệ tiếp tục được thực thi, ngân hàng chỉ tập trung cho vay vốn lưu động sản xuất - kinh doanh, xuất khẩu, nông nghiệp - nông thôn và sẽ không cho vay đầu tư.
Khi cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải thắt lưng buộc bụng để chống lạm phát, thì có lẽ vai trò quan trọng nhất đang thuộc về cơ quan quản lý ngân hàng, bởi những gì các định chế kinh tế đang cần là một cơ chế điều hành tiền tệ theo tín hiệu thị trường và sự vận hành mang tính thị trường.