Doanh nghiệp không chỉ cần lãi suất thấp
Ngay từ cuối năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường
Khó khăn kinh tế và suy giảm sức mua đã khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất lâm vào tình trạng thiếu vốn, thiếu thị trường. Một số ngân hàng đã thể hiện tròn vai “người đồng hành” cùng doanh nghiệp vượt khó, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hỗ trợ không chỉ bằng lãi suất
Ngay từ cuối năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường. Thậm chí đến nay, nhiều ngân hàng lãi suất cho vay chỉ còn ở mức 10 - 13%/năm. Riêng các khách hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lãi suất thậm chí còn 9%/năm.
Tuy nhiên, trước mặt bằng lãi suất cho vay dàn hàng ngang, nhiều khi chính các doanh nghiệp cũng lúng túng. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty vật tư nông sản Apromaco cho biết: “Chúng tôi muốn tìm đối tác tín dụng cung ứng nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, những ưu đãi về giá chỉ nhất thời hấp dẫn chúng tôi, những giá trị vô hình mới là yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng tôi. Đó là một ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện, trong thời kỳ khó khăn với tầm nhìn chiến lược và sự hỗ trợ phát triển bền vững”.
Ông Dũng cho biết, có 3 yếu tố khiến Aproco hài lòng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng Techcombank. Thứ nhất, đây là ngân hàng năng động, ổn định về nguồn vốn, thủ tục gọn nhẹ. Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện được ngân hàng lập tức cho giải ngân mà không có khó khăn gì.
Thứ hai là những giải pháp tài chính đồng bộ của Techcombank đáp ứng nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp. Ngoài tài trợ tín dụng thương mại, có nhiều dịch vụ của Techcombank giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, đơn cử như dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá rất hữu ích cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Thứ ba và đặc biệt quan trọng, doanh nghiệp khách hàng của Techcombank được tiếp cận những giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua các hội thảo tư vấn, các lớp học. Techcombank thường xuyên mời các chuyên gia về quản trị trong và ngoài nước tư vấn giúp doanh nghiệp quản trị phát triển tốt hơn, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Điều này thể hiện rõ chính sách gắn bó dài lâu với doanh nghiệp và tầm nhìn chiến lược của ngân hàng.
Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, Techcombank chủ trương phải đảm bảo chất lượng tín dụng, không hạ chuẩn cho vay trên nguyên tắc không bỏ qua các điều kiện trọng yếu nhưng cũng không quá rườm rà, thách đố, gây khó khăn cho khách hàng.
Mặt khác, Techcombank còn hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc đưa ra chính sách giá cạnh tranh, ưu đãi đối với từng khách hàng cụ thể, dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng này tiến hành chính sách ưu tiên phát triển dư nợ bán lẻ, chuẩn hóa các bộ sản phẩm tín dụng bán lẻ, giảm lãi suất cho vay đối với một số nhóm khách hàng có chất lượng tín dụng và tài sản đảm bảo tốt.
Tiếp tục đồng hành vượt khó
Do nguyên nhân chính là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và khách hàng nói chung giảm sút nên tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng nói chung vẫn ở mức khiêm tốn so với kế hoạch đặt ra. Từ thực tế cho thấy, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực hơn nữa từ cả hai phía.
Về phía ngân hàng cần chủ động tiếp xúc với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tốt thông qua chính sách khách hàng hợp lý (bao gồm cả việc giảm lãi suất và hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn). Đặc biệt, để tăng trưởng bền vững, các ngân hàng cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn như cơ cấu lại nợ, tính toán lại vòng quay vốn lưu động, miễn và giảm lãi vốn vay… đối với doanh nghiệp có khả năng phục hồi trên cơ sở khả năng tài chính của tổ chức tín dụng…
Về phía doanh nghiệp, điều tối quan trọng là lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, tập trung vào các mảng sản xuất kinh doanh chủ chốt, có thế mạnh, có khả năng tạo ra dòng tiền bền vững, không đầu tư dàn trải, đầu tư mạo hiểm. Tái cấu trúc kinh doanh theo hướng mạnh dạn cắt bỏ những dự án đầu tư, những hoạt động kinh doanh không cấp thiết, chưa hiệu quả, nhằm củng cố nguồn lực tài chính và quản trị cho các mảng sản xuất kinh doanh chính. Đặc biệt, duy trì cơ cấu tài chính cân đối, lành mạnh, quản lý chặt chẽ dòng tiền kinh doanh, minh bạch về báo cáo tài chính…
Bên cạnh sự nỗ lực hợp tác, cùng nhau vượt khó của ngân hàng và doanh nghiệp, rất cần Chính phủ và các cơ quan hữu quan có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc xử lý hàng tồn kho; hoàn thiện khung pháp lý đối với các hoạt động mua bán nợ, mua bán tài sản đảm bảo; có chính sách kích cầu tiêu dùng và có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị kinh doanh…
Có như vậy, sự hỗ trợ tích cực từ phía các ngân hàng, sự nỗ lực, cố gắng từ phía các doanh nghiệp mới có thể gặt hái được thành quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(Nguồn: Techcombank)
Hỗ trợ không chỉ bằng lãi suất
Ngay từ cuối năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất, hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường. Thậm chí đến nay, nhiều ngân hàng lãi suất cho vay chỉ còn ở mức 10 - 13%/năm. Riêng các khách hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lãi suất thậm chí còn 9%/năm.
Tuy nhiên, trước mặt bằng lãi suất cho vay dàn hàng ngang, nhiều khi chính các doanh nghiệp cũng lúng túng. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty vật tư nông sản Apromaco cho biết: “Chúng tôi muốn tìm đối tác tín dụng cung ứng nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, những ưu đãi về giá chỉ nhất thời hấp dẫn chúng tôi, những giá trị vô hình mới là yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng tôi. Đó là một ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện, trong thời kỳ khó khăn với tầm nhìn chiến lược và sự hỗ trợ phát triển bền vững”.
Ông Dũng cho biết, có 3 yếu tố khiến Aproco hài lòng khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng Techcombank. Thứ nhất, đây là ngân hàng năng động, ổn định về nguồn vốn, thủ tục gọn nhẹ. Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện được ngân hàng lập tức cho giải ngân mà không có khó khăn gì.
Thứ hai là những giải pháp tài chính đồng bộ của Techcombank đáp ứng nhu cầu thiết thực của doanh nghiệp. Ngoài tài trợ tín dụng thương mại, có nhiều dịch vụ của Techcombank giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, đơn cử như dịch vụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá rất hữu ích cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Thứ ba và đặc biệt quan trọng, doanh nghiệp khách hàng của Techcombank được tiếp cận những giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua các hội thảo tư vấn, các lớp học. Techcombank thường xuyên mời các chuyên gia về quản trị trong và ngoài nước tư vấn giúp doanh nghiệp quản trị phát triển tốt hơn, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn. Điều này thể hiện rõ chính sách gắn bó dài lâu với doanh nghiệp và tầm nhìn chiến lược của ngân hàng.
Để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, Techcombank chủ trương phải đảm bảo chất lượng tín dụng, không hạ chuẩn cho vay trên nguyên tắc không bỏ qua các điều kiện trọng yếu nhưng cũng không quá rườm rà, thách đố, gây khó khăn cho khách hàng.
Mặt khác, Techcombank còn hỗ trợ doanh nghiệp bằng việc đưa ra chính sách giá cạnh tranh, ưu đãi đối với từng khách hàng cụ thể, dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng này tiến hành chính sách ưu tiên phát triển dư nợ bán lẻ, chuẩn hóa các bộ sản phẩm tín dụng bán lẻ, giảm lãi suất cho vay đối với một số nhóm khách hàng có chất lượng tín dụng và tài sản đảm bảo tốt.
Tiếp tục đồng hành vượt khó
Do nguyên nhân chính là khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và khách hàng nói chung giảm sút nên tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng nói chung vẫn ở mức khiêm tốn so với kế hoạch đặt ra. Từ thực tế cho thấy, việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng đòi hỏi cần phải có sự nỗ lực hơn nữa từ cả hai phía.
Về phía ngân hàng cần chủ động tiếp xúc với khách hàng, tìm kiếm khách hàng tốt thông qua chính sách khách hàng hợp lý (bao gồm cả việc giảm lãi suất và hy sinh lợi nhuận trong ngắn hạn). Đặc biệt, để tăng trưởng bền vững, các ngân hàng cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn như cơ cấu lại nợ, tính toán lại vòng quay vốn lưu động, miễn và giảm lãi vốn vay… đối với doanh nghiệp có khả năng phục hồi trên cơ sở khả năng tài chính của tổ chức tín dụng…
Về phía doanh nghiệp, điều tối quan trọng là lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả, tập trung vào các mảng sản xuất kinh doanh chủ chốt, có thế mạnh, có khả năng tạo ra dòng tiền bền vững, không đầu tư dàn trải, đầu tư mạo hiểm. Tái cấu trúc kinh doanh theo hướng mạnh dạn cắt bỏ những dự án đầu tư, những hoạt động kinh doanh không cấp thiết, chưa hiệu quả, nhằm củng cố nguồn lực tài chính và quản trị cho các mảng sản xuất kinh doanh chính. Đặc biệt, duy trì cơ cấu tài chính cân đối, lành mạnh, quản lý chặt chẽ dòng tiền kinh doanh, minh bạch về báo cáo tài chính…
Bên cạnh sự nỗ lực hợp tác, cùng nhau vượt khó của ngân hàng và doanh nghiệp, rất cần Chính phủ và các cơ quan hữu quan có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong việc xử lý hàng tồn kho; hoàn thiện khung pháp lý đối với các hoạt động mua bán nợ, mua bán tài sản đảm bảo; có chính sách kích cầu tiêu dùng và có chính sách trợ giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị kinh doanh…
Có như vậy, sự hỗ trợ tích cực từ phía các ngân hàng, sự nỗ lực, cố gắng từ phía các doanh nghiệp mới có thể gặt hái được thành quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(Nguồn: Techcombank)