Doanh nghiệp lo âu trước giá điện mới
Đồng tình với việc giá điện được điều chỉnh tăng, nhưng thời điểm áp dụng mức giá mới nên được kéo dài hơn
Đồng tình với việc giá điện được điều chỉnh tăng, nhưng thời điểm áp dụng mức giá mới nên được kéo dài hơn.
Đó là ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế, khi trao đổi với VnEconomy xung quanh phương án tăng giá điện vừa được Chính phủ phê duyệt.
Theo phương án này, kể từ 1/3/2009, giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế VAT) sẽ là 948,5 đồng/kWh, tăng 8,92% so với giá điện bình quân năm 2008. Ngoài việc điều chỉnh giá bán lẻ, biểu giá bậc thang cũng được điều chỉnh.
Đại diện cho ngành thép, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết mỗi tấn phôi thép sản xuất ra hiện tiêu thụ tới 700kWh điện. Ông tính toán, việc điều chỉnh giá điện lần này, giá thành sản xuất mỗi tấn phôi thép sẽ đội lên khoảng 70.000 đồng.
Theo dự kiến, trong năm 2009 này, toàn ngành sẽ sản xuất khoảng 2,4 triệu tấn phôi thép (đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của thị trường), chỉ riêng chi phí cho điện của toàn ngành đã tăng thêm 175 tỷ đồng.
“Do đó, giá bán thép trong thời gian tới chắc chắn sẽ phải có sự điều chỉnh tăng tương ứng. Đối với các ngành sản xuất khác, tăng giá cũng là điều không tránh khỏi”, ông Cường nhìn nhận.
Còn ông Phạm Kim Điền, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Bà Rịa - Vũng Tàu, một đơn vị trong ngành thuỷ sản thì cho hay chi phí giá điện đang chiếm từ 15 - 20% chi phí đầu vào của công ty. Với 5 nhà máy có công suất 10.000 tấn/năm, mỗi tháng công ty này đang phải trả khoảng 500 - 600 triệu đồng cho tiền điện.
Với mức tăng giá điện lần này, theo tính toán chi phí đầu vào của công ty sẽ tăng thêm khoảng 1-1,5%, kéo theo giá bán sản phẩm cũng phải có sự điều chỉnh khoảng 1%.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá điện cũng làm cho giá của các nguyên liệu đầu vào đã qua sơ chế của công ty và nước đá dùng cho sản xuất cũng sẽ bị điều chỉnh tăng theo.
“Điện tăng giá, chắc chắn công ty sẽ phải làm việc lại với một số khách hàng. Tuy nhiên, với những khách hàng không thể đàm phán, công ty buộc phải giảm lợi nhuận để giữ hợp đồng”, ông Điền chia sẻ.
Cũng theo ông Điền, thực tế việc điều chỉnh tăng giá điện là chủ trương chung và các doanh nghiệp cũng đã được nghe từ trước đó, nhưng nếu thời điểm áp dụng được lùi lại vào đầu quý 3/2009, khi đó, nền kinh tế thế giới bắt đầu "ấm" lại, các hợp đồng được ký nhiều hơn cũng sẽ giúp doanh nghiệp bớt khó.
“Để đối phó với việc tăng giá điện, ngoài việc xem xét lại vận hành của các kho lạnh, công ty cũng chỉ có thể tiết kiệm tới mức thấp nhất điện thắp sáng để giảm chi phí”, ông Điền cho biết thêm.
Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, so với tác động của việc tăng giá xăng dầu, tăng giá điện có mức ảnh hưởng mạnh hơn. Trước mắt, việc điều chỉnh này sẽ làm cho các hộ sản xuất lớn, sử dụng điện nhiều như: thép, phân bón, thuỷ sản... gặp khó và phải điều chỉnh giá bán. Kéo theo đó, hàng loạt các mặt hàng khác cũng có sự tăng giá.
Mặc dù công nhận sự điều chỉnh giá điện lần này là một bước đi phù hợp để giá điện trong nước dần dần tiếp cận giá thị trường, nhưng "việc áp dụng quyết định điều chỉnh giá chỉ trong một thời gian rất ngắn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp “trở tay” không kịp”, ông Thành nói.
Đại diện một số doanh nghiệp cũng cho biết nhiều hợp đồng đã được doanh nghiệp ký kết với khách hàng từ trước đó rất lâu, nên khi giá điện có sự điều chỉnh, doanh nghiệp cũng rất khó đàm phán lại với khách hàng để điều chỉnh giá.
Thêm nữa, trong khi nền kinh tế toàn cầu vẫn đang “ngập chìm” trong khó khăn, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu trong thời gian gần đây đã giảm tới 30%, nếu điều chỉnh giá điện ngay vào lúc này, doanh nghiệp sẽ càng thêm khó.
Đó là ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế, khi trao đổi với VnEconomy xung quanh phương án tăng giá điện vừa được Chính phủ phê duyệt.
Theo phương án này, kể từ 1/3/2009, giá bán lẻ điện bình quân (chưa bao gồm thuế VAT) sẽ là 948,5 đồng/kWh, tăng 8,92% so với giá điện bình quân năm 2008. Ngoài việc điều chỉnh giá bán lẻ, biểu giá bậc thang cũng được điều chỉnh.
Đại diện cho ngành thép, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), cho biết mỗi tấn phôi thép sản xuất ra hiện tiêu thụ tới 700kWh điện. Ông tính toán, việc điều chỉnh giá điện lần này, giá thành sản xuất mỗi tấn phôi thép sẽ đội lên khoảng 70.000 đồng.
Theo dự kiến, trong năm 2009 này, toàn ngành sẽ sản xuất khoảng 2,4 triệu tấn phôi thép (đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của thị trường), chỉ riêng chi phí cho điện của toàn ngành đã tăng thêm 175 tỷ đồng.
“Do đó, giá bán thép trong thời gian tới chắc chắn sẽ phải có sự điều chỉnh tăng tương ứng. Đối với các ngành sản xuất khác, tăng giá cũng là điều không tránh khỏi”, ông Cường nhìn nhận.
Còn ông Phạm Kim Điền, Phó giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến Xuất nhập khẩu Bà Rịa - Vũng Tàu, một đơn vị trong ngành thuỷ sản thì cho hay chi phí giá điện đang chiếm từ 15 - 20% chi phí đầu vào của công ty. Với 5 nhà máy có công suất 10.000 tấn/năm, mỗi tháng công ty này đang phải trả khoảng 500 - 600 triệu đồng cho tiền điện.
Với mức tăng giá điện lần này, theo tính toán chi phí đầu vào của công ty sẽ tăng thêm khoảng 1-1,5%, kéo theo giá bán sản phẩm cũng phải có sự điều chỉnh khoảng 1%.
Bên cạnh đó, việc điều chỉnh giá điện cũng làm cho giá của các nguyên liệu đầu vào đã qua sơ chế của công ty và nước đá dùng cho sản xuất cũng sẽ bị điều chỉnh tăng theo.
“Điện tăng giá, chắc chắn công ty sẽ phải làm việc lại với một số khách hàng. Tuy nhiên, với những khách hàng không thể đàm phán, công ty buộc phải giảm lợi nhuận để giữ hợp đồng”, ông Điền chia sẻ.
Cũng theo ông Điền, thực tế việc điều chỉnh tăng giá điện là chủ trương chung và các doanh nghiệp cũng đã được nghe từ trước đó, nhưng nếu thời điểm áp dụng được lùi lại vào đầu quý 3/2009, khi đó, nền kinh tế thế giới bắt đầu "ấm" lại, các hợp đồng được ký nhiều hơn cũng sẽ giúp doanh nghiệp bớt khó.
“Để đối phó với việc tăng giá điện, ngoài việc xem xét lại vận hành của các kho lạnh, công ty cũng chỉ có thể tiết kiệm tới mức thấp nhất điện thắp sáng để giảm chi phí”, ông Điền cho biết thêm.
Chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, so với tác động của việc tăng giá xăng dầu, tăng giá điện có mức ảnh hưởng mạnh hơn. Trước mắt, việc điều chỉnh này sẽ làm cho các hộ sản xuất lớn, sử dụng điện nhiều như: thép, phân bón, thuỷ sản... gặp khó và phải điều chỉnh giá bán. Kéo theo đó, hàng loạt các mặt hàng khác cũng có sự tăng giá.
Mặc dù công nhận sự điều chỉnh giá điện lần này là một bước đi phù hợp để giá điện trong nước dần dần tiếp cận giá thị trường, nhưng "việc áp dụng quyết định điều chỉnh giá chỉ trong một thời gian rất ngắn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp “trở tay” không kịp”, ông Thành nói.
Đại diện một số doanh nghiệp cũng cho biết nhiều hợp đồng đã được doanh nghiệp ký kết với khách hàng từ trước đó rất lâu, nên khi giá điện có sự điều chỉnh, doanh nghiệp cũng rất khó đàm phán lại với khách hàng để điều chỉnh giá.
Thêm nữa, trong khi nền kinh tế toàn cầu vẫn đang “ngập chìm” trong khó khăn, giá cả nhiều mặt hàng xuất khẩu trong thời gian gần đây đã giảm tới 30%, nếu điều chỉnh giá điện ngay vào lúc này, doanh nghiệp sẽ càng thêm khó.