Doanh nghiệp lớn “lấn sân” nhau
Nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đang ráo riết nhảy vào những lĩnh vực trước đây vốn không phải là "sở trường"
Nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước đang ráo riết nhảy vào những lĩnh vực trước đây vốn không phải là "sở trường".
Chẳng hạn, ngoài việc đi vào lĩnh vực khai thác bôxit và sản xuất nhôm, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) còn đang tiến vào lĩnh vực sản xuất điện thông qua đầu tư xây dựng nhà máy điện chạy bằng than, mà trước đây vốn thuộc "địa hạt" của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Cùng “nhảy” vào lĩnh vực điện của EVN còn có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với việc đầu tư nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên. Petro Vietnam cũng đồng thời bắt đầu xây dựng một tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng và căn hộ, bên cạnh việc mở rộng lĩnh vực chuyên môn là công nghiệp dầu khí.
Trong khi đó, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Petro Vietnam đang tiến vào lĩnh vực vận tải biển từng được xem là “bản quyền” của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Và Vinashin mới đây lại đã vay được một khoản tiền để đầu tư vào nhà máy bia, bên cạnh việc tập đoàn này phối hợp với các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản để thiết kế tàu và thành lập các liên doanh sản xuất thiết bị hàng hải.
Như vậy, không chỉ lấn sân sang các lĩnh vực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà các tập đoàn, các tổng công ty cũng đang lấn sân cả sang các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của nhau.
Những đơn vị đã đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình lý giải rằng việc "xâm lấn" này xuất phát từ nhu cầu từ nội bộ, do đó, các doanh nghiệp cho rằng việc sự dạng hóa chỉ diễn ra trong nội bộ các tổng công ty, tập đoàn, nên không có sự cạnh tranh về địa hạt lẫn nhau giữa các tổng công ty, tập đoàn khác.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, một chuyên gia kinh tế cho rằng vấn đề có thể không chỉ đơn giản như vậy, bởi việc các đơn vị ngày càng mở rộng sân chơi, ngày càng "tự cung tự cấp" có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến các liên kết chuỗi trong nền kinh tế.
Mới đây, trong một bài viết của mình, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt có viết: “Sự bành trướng của các tập đoàn sang mọi lĩnh vực kinh doanh khác vừa đi ngược chủ trương “Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước sẽ tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân”; vừa phân tán lực lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước, vừa không giải phóng được những nguồn lực do các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ mà không sử dụng có hiệu quả, vừa thêm khó cho Nhà nước trong việc kiểm soát các tập đoàn này”.
“Đồng thời, các tập đoàn lại chiếm thêm phần thị trường, các nguồn lực vật chất và cơ hội kinh doanh vốn đã khiêm tốn cho khu vực tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, khiến khu vực này khó cải thiện được năng lực cạnh tranh, khó lớn lên để phát huy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế”, vẫn theo ý kiến của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Trao đổi với VnEconomy, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên cũng cho rằng tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề là điều không ai cấm, nhưng kinh doanh lĩnh vực nào thì có lẽ cũng cần dựa vào thế mạnh vốn có.
"Chẳng hạn, nếu là tập đoàn hàng không thì trước hết phải làm nhiệm vụ về hàng không vì thế mạnh là ngành hàng không và được giao trọng trách đó, chứ không phải lợi dụng sức mạnh tập đoàn đi kinh doanh chứng khoán, hay đi trồng rừng chẳng hạn vì thấy lợi lớn", ông nói.
“Ngay cả các tập đoàn tư nhân thế giới cũng không kinh doanh kiểu “chộp giật” như thế, vì trong lĩnh vực của họ, họ chộp những cơ hội của lĩnh vực đó, chứ không phải là họ để mắt tứ tung”, ông Trần Đình Thiên dẫn chứng.
Chẳng hạn, ngoài việc đi vào lĩnh vực khai thác bôxit và sản xuất nhôm, Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) còn đang tiến vào lĩnh vực sản xuất điện thông qua đầu tư xây dựng nhà máy điện chạy bằng than, mà trước đây vốn thuộc "địa hạt" của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Cùng “nhảy” vào lĩnh vực điện của EVN còn có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) với việc đầu tư nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên. Petro Vietnam cũng đồng thời bắt đầu xây dựng một tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng và căn hộ, bên cạnh việc mở rộng lĩnh vực chuyên môn là công nghiệp dầu khí.
Trong khi đó, Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Petro Vietnam đang tiến vào lĩnh vực vận tải biển từng được xem là “bản quyền” của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).
Và Vinashin mới đây lại đã vay được một khoản tiền để đầu tư vào nhà máy bia, bên cạnh việc tập đoàn này phối hợp với các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản để thiết kế tàu và thành lập các liên doanh sản xuất thiết bị hàng hải.
Như vậy, không chỉ lấn sân sang các lĩnh vực của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà các tập đoàn, các tổng công ty cũng đang lấn sân cả sang các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của nhau.
Những đơn vị đã đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh của mình lý giải rằng việc "xâm lấn" này xuất phát từ nhu cầu từ nội bộ, do đó, các doanh nghiệp cho rằng việc sự dạng hóa chỉ diễn ra trong nội bộ các tổng công ty, tập đoàn, nên không có sự cạnh tranh về địa hạt lẫn nhau giữa các tổng công ty, tập đoàn khác.
Tuy nhiên, trao đổi với VnEconomy, một chuyên gia kinh tế cho rằng vấn đề có thể không chỉ đơn giản như vậy, bởi việc các đơn vị ngày càng mở rộng sân chơi, ngày càng "tự cung tự cấp" có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến các liên kết chuỗi trong nền kinh tế.
Mới đây, trong một bài viết của mình, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt có viết: “Sự bành trướng của các tập đoàn sang mọi lĩnh vực kinh doanh khác vừa đi ngược chủ trương “Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước sẽ tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân”; vừa phân tán lực lượng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước, vừa không giải phóng được những nguồn lực do các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ mà không sử dụng có hiệu quả, vừa thêm khó cho Nhà nước trong việc kiểm soát các tập đoàn này”.
“Đồng thời, các tập đoàn lại chiếm thêm phần thị trường, các nguồn lực vật chất và cơ hội kinh doanh vốn đã khiêm tốn cho khu vực tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, khiến khu vực này khó cải thiện được năng lực cạnh tranh, khó lớn lên để phát huy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế”, vẫn theo ý kiến của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Trao đổi với VnEconomy, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, ông Trần Đình Thiên cũng cho rằng tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề là điều không ai cấm, nhưng kinh doanh lĩnh vực nào thì có lẽ cũng cần dựa vào thế mạnh vốn có.
"Chẳng hạn, nếu là tập đoàn hàng không thì trước hết phải làm nhiệm vụ về hàng không vì thế mạnh là ngành hàng không và được giao trọng trách đó, chứ không phải lợi dụng sức mạnh tập đoàn đi kinh doanh chứng khoán, hay đi trồng rừng chẳng hạn vì thấy lợi lớn", ông nói.
“Ngay cả các tập đoàn tư nhân thế giới cũng không kinh doanh kiểu “chộp giật” như thế, vì trong lĩnh vực của họ, họ chộp những cơ hội của lĩnh vực đó, chứ không phải là họ để mắt tứ tung”, ông Trần Đình Thiên dẫn chứng.