Doanh nghiệp miền Trung giải bài toán khó về nhân lực
Đại diện nhiều doanh nghiệp cho biết, đầu tư vào miền Trung, khó khăn lớn nhất là nguồn nhân lực
Nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh miền Trung cho biết, khi đầu tư thành lập nhà máy, doanh nghiệp, họ luôn luôn phải có những chính sách, chế độ ưu đãi để thu hút nguồn lao động ít ỏi tại địa phương.
Vừa thiếu vừa yếu
Mặc dù vẫn thừa nhận là mạo hiểm khi quyết định chọn Quảng Nam, vùng đất nghèo để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô song ông Phạm Văn Tài, Phó tổng giám đốc Thaco Group vẫn rất lạc quan khi Công ty Cổ phần Ôtô Chu Lai - Trường Hải sau 8 năm đi vào hoạt động đã thu hút được gần 4.000 lao động địa phương .
“Khi mới bắt tay đầu tư vào đây, chúng tôi đã thật sự gặp khó với vấn đề nguồn nhân lực. Nhân lực ở Quảng Nam nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung đều thiếu việc và phải dạt về hai đầu đất nước để kiếm việc. Vì thế, để tận dụng nguồn lao động địa phương là vô cùng khó khăn. Những lao động tại Quảng Nam nhàn rỗi lúc bấy giờ gần như không có tay nghề”, ông Tài chia sẻ.
Ông Tài cho rằng, trước đòi hỏi về sự phát triển của Trường Hải, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải chủ động.
Với kế hoạch phát triển sản lượng của Trường Hải trong năm 2011, với mục tiêu hàng đầu là tăng sản lượng xe lên 10%. Hiện đơn đặt hàng xe buýt của doanh nghiệp này đã đến năm 2012, Trường Hải sẽ đầu tư mạnh cho việc phát triển nguồn nhân lực. Trong khi đó, để phát triển lực lượng nhân công theo ông Tài là rất khó để có thể thu hút lao động các tỉnh vào Chu Lai, vì thế, mục tiêu tận dụng nguồn lao động địa phương vẫn là giải pháp chính.
Đồng quan điểm trên, ông Trương Văn Quang, giám đốc Nhà máy nước khoáng Thạch Bích thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi cho rằng, chỉ có lao động địa phương mới có sự gắn kết lâu dài.
Tuy nhiên, tuyển lao động địa phương là khó khăn chung mà nhiều doanh nghiệp miền Trung đang gặp phải khi nguồn lao động ở đây được đánh giá là vừa yếu lại vừa thiếu.
Đầu năm đã "căng"
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng, mới đầu năm 2011, tình hình thiếu lao động đã diễn ra khá căng thẳng tại địa phương này khi nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gần như không được đáp ứng.
Phiên giao dịch việc làm đầu năm tại thành phố này có 14 doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng là 387 lao động nhưng chỉ có 100 lao động đến đăng ký tìm việc và kết quả phỏng vấn chỉ có 17 lao động đạt yêu cầu.
Ông Lê Minh Hùng, Trưởng phòng Lao động tiền lương, Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng cho biết, mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn đã có nhiều chính sách đãi ngộ, mức bình quân lương thưởng khá hợp lý nhưng tình hình lao động tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, điện tử vẫn thiếu.
Giải thích cho sự thiếu hụt này, ông Hùng cho rằng, hiện gần như địa phương nào cũng có chính sách thu hút đầu tư FDI, các doanh nghiệp này thu hút một lượng không nhỏ lao động tại chỗ và lao động các địa phương lân cận. Vì thế, nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung đầu tư khá bài bản cho công tác phát triển nguồn nhân lực.
Giám đốc Nhà máy nước khoáng Thạch Bích cho biết, năm 2011 sẽ khó khăn hơn năm 2010. Giá đường tăng cao, nguyên liệu như lon, vỏ chai, hạt nhựa để sản xuất bao bì đều nhập bằng USD. Như vậy, chi phí sẽ lớn, lợi nhuận thấp. Ngoài ra, là các chi phí xăng dầu, điện, nước đều tăng, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất…
"Tuy nhiên, doanh nghiệp càng khó khăn thì càng cần đầu tư để phát triển vấn đề con người. Thạch bích đã có những chế độ và chính sách nguồn nhân lực như tăng quỹ lương và nhiều chế độ đãi ngộ khác.
Cụ thể, năm 2010, lương của người lao động tại Thạch Bích trung bình từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 11% so với năm ngoái. Năm nay, Thạch Bích phấn đấu đưa mức lương bình quân của công nhân lên 4 triệu đồng/tháng, bảo đảm đời sống công nhân trong tình hình giá cả sinh hoạt tăng”, ông Quang cho biết.
Ngoài việc tăng lương, thưởng thì nhiều doanh nghiệp cũng cho biết sẽ tập trung đào tạo nguồn lao động kỹ thuật cao.
“Khi doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ , tăng tri thức vào sản phẩm, yêu cầu về nhân lực sẽ cao hơn. Trong khi lao động được học tại nhiều cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trên cả nước thì không dễ thu hút họ đến với miền Trung còn nguồn lao động địa phương lại chưa đáp ứng được. Tự đào tạo là giải pháp tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp trên mảnh đất này”, giám đốc một doanh nghiệp tại miền Trung nhận xét.
Đây cũng là lý do để Ô tô Trường Hải đầu tư xây dựng trường cao đẳng nghề tại Khu kinh tế Chu Lai.
Ông Phạm Văn Tài, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải cho biết, hiện tại Trường Cao đẳng nghề Trường Hải đã khai giảng khóa đầu tiên với 400 học viên. Bắt đầu từ năm 2012, trường sẽ đào tạo 2.500 học viên mỗi năm. Học viên có nhu cầu sẽ được học nghề miễn phí , ra trường sẽ làm việc tại Trường Hải.
Tuy nhiên, dài hơi hơn, lãnh đạo doanh nghiệp này còn mong muốn trường cao đẳng nghề không chỉ dừng lại ở chỗ đào tạo lao động cho mình mà hướng đến một trung tâm cơ khí đa dụng tại đây, là nơi cung cấp nhân sự để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp khác.
“Nguồn nhân lực là khó khăn lớn mà chính Trường Hải đã trải qua, vì thế, chúng tôi muốn các doanh nghiệp khác đầu tư vào Chu Lai sẽ không gặp phải khó khăn này”, ông Tài phát biểu.
Trao đổi với VnEconomy, ông Đoàn Thiên Hưng, Phó tổng giám đốc Nhân Luật Group, doanh nghiệp đóng trên địa bàn Đà Nẵng cũng cho biết, mặc dù hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phân phối, Nhân Luật không phải là doanh nghiệp sử dụng quá nhiều lao động, chỉ khoảng 300 người, nhưng vẫn gặp nhiều vướng mắc trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Theo ông Hưng, phần lớn lao động được đào tạo bài bản trong nhà trường không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Vì thế, Nhân Luật luôn sử dụng lao động bằng thực tiễn đào tạo của chính mình, không đánh giá lao động chỉ bằng những kiến thức trong nhà trường.
Vừa thiếu vừa yếu
Mặc dù vẫn thừa nhận là mạo hiểm khi quyết định chọn Quảng Nam, vùng đất nghèo để xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô song ông Phạm Văn Tài, Phó tổng giám đốc Thaco Group vẫn rất lạc quan khi Công ty Cổ phần Ôtô Chu Lai - Trường Hải sau 8 năm đi vào hoạt động đã thu hút được gần 4.000 lao động địa phương .
“Khi mới bắt tay đầu tư vào đây, chúng tôi đã thật sự gặp khó với vấn đề nguồn nhân lực. Nhân lực ở Quảng Nam nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung đều thiếu việc và phải dạt về hai đầu đất nước để kiếm việc. Vì thế, để tận dụng nguồn lao động địa phương là vô cùng khó khăn. Những lao động tại Quảng Nam nhàn rỗi lúc bấy giờ gần như không có tay nghề”, ông Tài chia sẻ.
Ông Tài cho rằng, trước đòi hỏi về sự phát triển của Trường Hải, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải chủ động.
Với kế hoạch phát triển sản lượng của Trường Hải trong năm 2011, với mục tiêu hàng đầu là tăng sản lượng xe lên 10%. Hiện đơn đặt hàng xe buýt của doanh nghiệp này đã đến năm 2012, Trường Hải sẽ đầu tư mạnh cho việc phát triển nguồn nhân lực. Trong khi đó, để phát triển lực lượng nhân công theo ông Tài là rất khó để có thể thu hút lao động các tỉnh vào Chu Lai, vì thế, mục tiêu tận dụng nguồn lao động địa phương vẫn là giải pháp chính.
Đồng quan điểm trên, ông Trương Văn Quang, giám đốc Nhà máy nước khoáng Thạch Bích thuộc Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi cho rằng, chỉ có lao động địa phương mới có sự gắn kết lâu dài.
Tuy nhiên, tuyển lao động địa phương là khó khăn chung mà nhiều doanh nghiệp miền Trung đang gặp phải khi nguồn lao động ở đây được đánh giá là vừa yếu lại vừa thiếu.
Đầu năm đã "căng"
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng, mới đầu năm 2011, tình hình thiếu lao động đã diễn ra khá căng thẳng tại địa phương này khi nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn gần như không được đáp ứng.
Phiên giao dịch việc làm đầu năm tại thành phố này có 14 doanh nghiệp tham gia với nhu cầu tuyển dụng là 387 lao động nhưng chỉ có 100 lao động đến đăng ký tìm việc và kết quả phỏng vấn chỉ có 17 lao động đạt yêu cầu.
Ông Lê Minh Hùng, Trưởng phòng Lao động tiền lương, Sở Lao động Thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng cho biết, mặc dù các doanh nghiệp trên địa bàn đã có nhiều chính sách đãi ngộ, mức bình quân lương thưởng khá hợp lý nhưng tình hình lao động tại các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, điện tử vẫn thiếu.
Giải thích cho sự thiếu hụt này, ông Hùng cho rằng, hiện gần như địa phương nào cũng có chính sách thu hút đầu tư FDI, các doanh nghiệp này thu hút một lượng không nhỏ lao động tại chỗ và lao động các địa phương lân cận. Vì thế, nhiều doanh nghiệp ở Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung đầu tư khá bài bản cho công tác phát triển nguồn nhân lực.
Giám đốc Nhà máy nước khoáng Thạch Bích cho biết, năm 2011 sẽ khó khăn hơn năm 2010. Giá đường tăng cao, nguyên liệu như lon, vỏ chai, hạt nhựa để sản xuất bao bì đều nhập bằng USD. Như vậy, chi phí sẽ lớn, lợi nhuận thấp. Ngoài ra, là các chi phí xăng dầu, điện, nước đều tăng, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sản xuất…
"Tuy nhiên, doanh nghiệp càng khó khăn thì càng cần đầu tư để phát triển vấn đề con người. Thạch bích đã có những chế độ và chính sách nguồn nhân lực như tăng quỹ lương và nhiều chế độ đãi ngộ khác.
Cụ thể, năm 2010, lương của người lao động tại Thạch Bích trung bình từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/người/tháng, tăng 11% so với năm ngoái. Năm nay, Thạch Bích phấn đấu đưa mức lương bình quân của công nhân lên 4 triệu đồng/tháng, bảo đảm đời sống công nhân trong tình hình giá cả sinh hoạt tăng”, ông Quang cho biết.
Ngoài việc tăng lương, thưởng thì nhiều doanh nghiệp cũng cho biết sẽ tập trung đào tạo nguồn lao động kỹ thuật cao.
“Khi doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ , tăng tri thức vào sản phẩm, yêu cầu về nhân lực sẽ cao hơn. Trong khi lao động được học tại nhiều cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trên cả nước thì không dễ thu hút họ đến với miền Trung còn nguồn lao động địa phương lại chưa đáp ứng được. Tự đào tạo là giải pháp tối ưu nhất đối với các doanh nghiệp trên mảnh đất này”, giám đốc một doanh nghiệp tại miền Trung nhận xét.
Đây cũng là lý do để Ô tô Trường Hải đầu tư xây dựng trường cao đẳng nghề tại Khu kinh tế Chu Lai.
Ông Phạm Văn Tài, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ôtô Trường Hải cho biết, hiện tại Trường Cao đẳng nghề Trường Hải đã khai giảng khóa đầu tiên với 400 học viên. Bắt đầu từ năm 2012, trường sẽ đào tạo 2.500 học viên mỗi năm. Học viên có nhu cầu sẽ được học nghề miễn phí , ra trường sẽ làm việc tại Trường Hải.
Tuy nhiên, dài hơi hơn, lãnh đạo doanh nghiệp này còn mong muốn trường cao đẳng nghề không chỉ dừng lại ở chỗ đào tạo lao động cho mình mà hướng đến một trung tâm cơ khí đa dụng tại đây, là nơi cung cấp nhân sự để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp khác.
“Nguồn nhân lực là khó khăn lớn mà chính Trường Hải đã trải qua, vì thế, chúng tôi muốn các doanh nghiệp khác đầu tư vào Chu Lai sẽ không gặp phải khó khăn này”, ông Tài phát biểu.
Trao đổi với VnEconomy, ông Đoàn Thiên Hưng, Phó tổng giám đốc Nhân Luật Group, doanh nghiệp đóng trên địa bàn Đà Nẵng cũng cho biết, mặc dù hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phân phối, Nhân Luật không phải là doanh nghiệp sử dụng quá nhiều lao động, chỉ khoảng 300 người, nhưng vẫn gặp nhiều vướng mắc trong việc phát triển nguồn nhân lực.
Theo ông Hưng, phần lớn lao động được đào tạo bài bản trong nhà trường không đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Vì thế, Nhân Luật luôn sử dụng lao động bằng thực tiễn đào tạo của chính mình, không đánh giá lao động chỉ bằng những kiến thức trong nhà trường.