Doanh nghiệp nào không được phép đình công?
Sẽ có một danh mục cụ thể các doanh nghiệp thuộc diện không được phép đình công tại Việt Nam
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa trình Chính phủ Dự thảo Nghị định giải quyết quyền lợi của người lao động tại các doanh nghiệp không được đình công.
Dự kiến, Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định này trong tháng 6/2007 để chính thức có hiệu lực từ tháng 7 tới. Báo giới đã có trao đổi với ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) xung quanh Dự thảo Nghị định này.
Ông có thể cho biết, người lao động trong những doanh nghiệp nào không được phép đình công?
Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động đang làm việc trong những doanh nghiệp phục vụ công cộng, doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng không được phép đình công. Dự thảo Nghị định đưa ra danh mục cụ thể các doanh nghiệp thuộc diện này, đồng thời cũng đưa ra cơ chế giải quyết quyền lợi cho họ để phòng ngừa các cuộc đình công xảy ra.
Quyền lợi của người lao động ở những doanh nghiệp này sẽ được giải quyết như thế nào?
Người lao động ở những doanh nghiệp này sẽ được giải quyết các quyền lợi cơ bản theo Bộ luật Lao động, đảm bảo doanh nghiệp không vi phạm các quy định này để người lao động có thể yên tâm làm việc.
Trên thực tế, nhiều cuộc đình công vẫn cứ xảy ra ở những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ và đúng luật pháp lao động, thưa ông?
Theo nghiên cứu của chúng tôi, ở những doanh nghiệp không vi phạm pháp luật lao động, nhưng người lao động vẫn đình công là do thiếu một cơ chế đối thoại cụ thể giữa doanh nghiệp và người lao động.
Thậm chí ở không ít doanh nghiệp quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động rất căng thẳng, khi có vấn đề gì dù rất nhỏ người lao động cũng sẵn sàng đình công, mà không tìm giải pháp thương lượng với giới chủ.
Do vậy, trong Dự thảo Nghị định, chúng tôi đưa ra giải pháp các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên, định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết các quyền lợi chính đáng của người lao động.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp lao động tập thể thì hội đồng trọng tài cấp tỉnh sẽ giải quyết hoặc yêu cầu Toà án Nhân dân giải quyết.
Thực hiện điều đó có khó không khi hiện nay đối thoại chưa phải là thói quen tốt của người sử dụng lao động và người lao động?
Chúng tôi hiểu điều đó. Chính vì vậy, cùng với việc đưa ra các quy định nhằm gỡ dần các vướng mắc trong quan hệ lao động ở những doanh nghiệp thuộc danh mục người lao động không được phép đình công, chúng tôi sẽ tiến hành đẩy mạnh việc xây dựng quan hệ lao động theo hướng tăng đối thoại thường xuyên giữa doanh nghiệp và người lao động.
Trong những trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn cũng có thể tìm được sự chia sẻ của người lao động. Điều đó được thể hiện qua Thoả ước lao động tập thể.
Việc đẩy mạnh xây dựng quan hệ lao động đã được triển khai chưa hay chờ sau khi Nghị định có hiệu lực, thưa ông?
Hiện nay chúng tôi đã thí điểm thực hiện tại 4 doanh nghiệp ở 3 tỉnh, thành phố là Đồng Nai, Bình Dương và Tp.HCM. Chúng tôi đã tập huấn cho giới chủ, đại diện người lao động và người lao động cách thức giải quyết các vấn đề căng thẳng trong quan hệ lao động bằng thái độ cầu thị, bình tĩnh và chịu khó lắng nghe.
Dự kiến, việc thí điểm sẽ kết thúc trong năm nay, sau đó sẽ mở rộng phạm vi thực hiện.
Ông có thể cho biết, có nước nào trên thế giới đưa ra các danh mục doanh nghiệp mà ở đó người lao động không được phép đình công như Việt Nam không?
Trên thế giới hầu như nước nào cũng có quy định về vấn đề này. Chúng tôi không thể đi ngược với luật pháp quốc tế và xu hướng hội nhập.
Dự kiến, Chính phủ sẽ ký ban hành Nghị định này trong tháng 6/2007 để chính thức có hiệu lực từ tháng 7 tới. Báo giới đã có trao đổi với ông Đặng Đức San, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) xung quanh Dự thảo Nghị định này.
Ông có thể cho biết, người lao động trong những doanh nghiệp nào không được phép đình công?
Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động đang làm việc trong những doanh nghiệp phục vụ công cộng, doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng không được phép đình công. Dự thảo Nghị định đưa ra danh mục cụ thể các doanh nghiệp thuộc diện này, đồng thời cũng đưa ra cơ chế giải quyết quyền lợi cho họ để phòng ngừa các cuộc đình công xảy ra.
Quyền lợi của người lao động ở những doanh nghiệp này sẽ được giải quyết như thế nào?
Người lao động ở những doanh nghiệp này sẽ được giải quyết các quyền lợi cơ bản theo Bộ luật Lao động, đảm bảo doanh nghiệp không vi phạm các quy định này để người lao động có thể yên tâm làm việc.
Trên thực tế, nhiều cuộc đình công vẫn cứ xảy ra ở những doanh nghiệp thực hiện đầy đủ và đúng luật pháp lao động, thưa ông?
Theo nghiên cứu của chúng tôi, ở những doanh nghiệp không vi phạm pháp luật lao động, nhưng người lao động vẫn đình công là do thiếu một cơ chế đối thoại cụ thể giữa doanh nghiệp và người lao động.
Thậm chí ở không ít doanh nghiệp quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động rất căng thẳng, khi có vấn đề gì dù rất nhỏ người lao động cũng sẵn sàng đình công, mà không tìm giải pháp thương lượng với giới chủ.
Do vậy, trong Dự thảo Nghị định, chúng tôi đưa ra giải pháp các cơ quan quản lý nhà nước phải thường xuyên, định kỳ tổ chức lắng nghe ý kiến của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết các quyền lợi chính đáng của người lao động.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp lao động tập thể thì hội đồng trọng tài cấp tỉnh sẽ giải quyết hoặc yêu cầu Toà án Nhân dân giải quyết.
Thực hiện điều đó có khó không khi hiện nay đối thoại chưa phải là thói quen tốt của người sử dụng lao động và người lao động?
Chúng tôi hiểu điều đó. Chính vì vậy, cùng với việc đưa ra các quy định nhằm gỡ dần các vướng mắc trong quan hệ lao động ở những doanh nghiệp thuộc danh mục người lao động không được phép đình công, chúng tôi sẽ tiến hành đẩy mạnh việc xây dựng quan hệ lao động theo hướng tăng đối thoại thường xuyên giữa doanh nghiệp và người lao động.
Trong những trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn cũng có thể tìm được sự chia sẻ của người lao động. Điều đó được thể hiện qua Thoả ước lao động tập thể.
Việc đẩy mạnh xây dựng quan hệ lao động đã được triển khai chưa hay chờ sau khi Nghị định có hiệu lực, thưa ông?
Hiện nay chúng tôi đã thí điểm thực hiện tại 4 doanh nghiệp ở 3 tỉnh, thành phố là Đồng Nai, Bình Dương và Tp.HCM. Chúng tôi đã tập huấn cho giới chủ, đại diện người lao động và người lao động cách thức giải quyết các vấn đề căng thẳng trong quan hệ lao động bằng thái độ cầu thị, bình tĩnh và chịu khó lắng nghe.
Dự kiến, việc thí điểm sẽ kết thúc trong năm nay, sau đó sẽ mở rộng phạm vi thực hiện.
Ông có thể cho biết, có nước nào trên thế giới đưa ra các danh mục doanh nghiệp mà ở đó người lao động không được phép đình công như Việt Nam không?
Trên thế giới hầu như nước nào cũng có quy định về vấn đề này. Chúng tôi không thể đi ngược với luật pháp quốc tế và xu hướng hội nhập.